Ai chịu trách nhiệm phòng, chống rửa tiền?
Dù sắp được Quốc hội thông qua, song dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền vẫn còn không ít điều khoản khiến các đại biểu phải băn khoăn
Dù là lần lấy ý kiến cuối cùng trước khi được thông qua, song dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền vẫn còn nhiều điểm khiến các đại biểu băn khoăn khi nó được đưa vào thực tiễn.
Tại buổi thảo luận tại hội trường chiều 22/5 về nội dung dự luật nói trên, có khá nhiều đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu, góp ý cho thêm cho bản báo cáo, giải trình và tiếp thu ý kiến cho dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền, do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày trước đó.
Trước khi vào phần thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng lưu ý các đại biểu, sau khi cho ý kiến ở kỳ họp thứ 2 vào tháng 11/2011, đến nay dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền vẫn còn 6 vấn đề có ý kiến khác nhau, gồm phạm vi điều chỉnh, tính thống nhất của dự luật, các hành vi bị cấm, cá nhân ảnh hưởng chính trị, mức giá trị giao dịch đáng ngờ phải báo cáo và quy định cơ quan phòng chống rửa tiền. Lãnh đạo Quốc hội yêu cầu các đại biểu cần tập trung thảo luận vào 6 nội dung nói trên.
Đại biểu Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) cho rằng, phạm vi điều chỉnh của dự luật là nhằm một phần thực hiện cam kết của chúng ta với quốc tế, tránh rắc rối nên cần phải đưa nội dung “tài trợ khủng bố” vào trong dự luật, nhưng chủ yếu vẫn là chống rửa tiền.
Tuy nhiên, theo đại biểu, hiện dự luật phòng chống khủng bố cũng đang trong quá trình soạn thảo, dự kiến sẽ được cho ý kiến vào kỳ họp thứ 4 tới, nên thời gian thực hiện 2 luật này sẽ khác nhau. Do đó, sẽ có nhiều vấn đề phát sinh cần phải có cơ chế, hướng dẫn của luật phòng chống khủng bố.
Liên quan đến quy định “giao dịch phải báo cáo”, đại biểu Kiêm cho rằng, dự luật không nên ghi mức cụ thể vào mà nên tùy thuộc vào từng thời kỳ cụ thể. Cùng với đó là đại biểu không tán thành việc dự luật giao cho Thủ tướng quyết định mức này.
“Tôi cho rằng, mức tiền bao nhiêu nên giao cho ngân hàng là hợp lý, vì vấn đề này chưa đến mức quá quan trọng để Thủ tướng phải quan tâm.Thủ tướng còn nhiều việc cần quan tâm, cần làm những việc khác hữu ích hơn”, đại biểu Kiêm nói.
Nói về hành vi bị cấm trong phòng chống rửa tiền, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho hay, hiện nay tình trạng tham nhũng cũng đang diễn ra phức tạp, nó gắn với hành vi rửa tiền, nhưng trong Luật Phòng, chống tham nhũng lại không thấy quy định về việc khi con cái trưởng thành cũng phải kê khai tài sản.
Theo đại biểu Thuyền, đây là một sơ hở mà nhiều cử tri rất băn khoăn, bởi con các quan chức đứng thành lập các doanh nghiệp giàu lên một cách bất hợp pháp, nhưng đằng sau đó là ai thì khó ai xác định được.
Vì vậy, đại biểu Thuyền đề nghị dự luật cần bổ sung thêm điều khoản “lợi dụng chức vụ quyền hạn cho người thân trong gia đình để thành lập các doanh nghiệp để rửa tiền”.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.HCM), cho rằng mỗi dự luật cần phải tập trung sâu vào nội dung đúng như tên gọi của dự luật, không nên đưa quá nhiều nội dung khác vào sẽ khiến cho luật thêm rối. Chẳng hạn như Bộ luật Hình sự hiện nay cũng có quy định về tội phạm và khủng bố, tới đây có Luật Phòng, chống khủng bố cũng sẽ có nội dung tài trợ khủng bố…sẽ khiến người ta thấy rằng, ở Việt Nam sao luật nào cũng có khủng bố?
Đặc biệt, theo đại biểu Đương, sứ mệnh quan trọng của dự luật phòng, chống rửa tiền là phải liệt kê được những hành vi nào là rửa tiền, để mọi người có thể nhận ra và phát hiện được, giống như nhận dạng 12 hành vi tham nhũng trong Luật Phòng, chống tham nhũng.
Thế nhưng, đại biểu này cho hay “đáng tiếc khi đọc ở hết cả dự luật cũng không nhận dạng được các hành vi nào là rửa tiền. Trong khi đó, khái niệm rửa tiền ở trong dự luật thì Bộ luật Hình sự cũng đã quy định rồi”.
Cũng theo đại biểu Đương, khi đọc tất cả các quy định trong dự luật thấy rằng rửa tiền chủ yếu thông qua giao dịch ngân hàng, trong khi đó trên thực tế, rửa tiền qua rất nhiều kênh, đầu tư vào nhà hàng, khách sạn, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, còn ngân hàng chỉ là một kênh thôi.
Cùng quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Đình Quyền hiện là Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội thẳng thắn, dự luật này “có nội dung thừa, có cái cần thì lại thiếu”.
Cụ thể là dự luật không liệt kê ra được các hành vi rửa tiền thì làm sao chống được. Trong khi đó, có khá nhiều điểm, nội dung đã quy định tại các luật khác lại tiếp tục được đưa vào dự luật này. Điều đó theo đại biểu Quyền là “trái với quy định của Luật Ban hành văn bản - đã đề cập ở luật này thì không đưa vào luật khác”.
Đặc biệt, đại biểu Quyền đã phải “giật mình” khi đọc đến quy định trong dự luật về “trách nhiệm phòng, chống rửa tiền là của mọi tổ chức, cá nhân”.
Theo đại biểu, nói về trách nhiệm trước hết phải thuộc về nhà nước, các cơ quan quản lý. Còn người dân tùy theo năng lực, điều kiện của mình tham gia vào công việc đó.
“Người dân đóng thuế cho nhà nước là để các cơ quan làm nhiệm vụ chuyên môn của mình, sao lại bảo đó là trách nhiệm của dân?”, đại biểu Quyền nêu câu hỏi.
Một số đại biểu khác cũng bày tỏ sự không tán thành một số điều khoản cũng như tính khả thi của dự luật khi nó được thông qua và áp dụng vào thực tiễn. Số khác lại cho rằng, dự luật vẫn bỏ ngỏ quá nhiều điều mà lẽ ra cần phải quy định cụ thể, thay vì giao cho cơ quan thẩm quyền hoặc Thủ tướng quy định. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc luật đã “đẩy chức năng lập pháp sang cho Chính phủ”, đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) nói.
Dự kiến, dự Luật Phòng, chống rửa tiền sẽ được các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày phiên họp chiều ngày 18/6.
Tại buổi thảo luận tại hội trường chiều 22/5 về nội dung dự luật nói trên, có khá nhiều đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu, góp ý cho thêm cho bản báo cáo, giải trình và tiếp thu ý kiến cho dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền, do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày trước đó.
Trước khi vào phần thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng lưu ý các đại biểu, sau khi cho ý kiến ở kỳ họp thứ 2 vào tháng 11/2011, đến nay dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền vẫn còn 6 vấn đề có ý kiến khác nhau, gồm phạm vi điều chỉnh, tính thống nhất của dự luật, các hành vi bị cấm, cá nhân ảnh hưởng chính trị, mức giá trị giao dịch đáng ngờ phải báo cáo và quy định cơ quan phòng chống rửa tiền. Lãnh đạo Quốc hội yêu cầu các đại biểu cần tập trung thảo luận vào 6 nội dung nói trên.
Đại biểu Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) cho rằng, phạm vi điều chỉnh của dự luật là nhằm một phần thực hiện cam kết của chúng ta với quốc tế, tránh rắc rối nên cần phải đưa nội dung “tài trợ khủng bố” vào trong dự luật, nhưng chủ yếu vẫn là chống rửa tiền.
Tuy nhiên, theo đại biểu, hiện dự luật phòng chống khủng bố cũng đang trong quá trình soạn thảo, dự kiến sẽ được cho ý kiến vào kỳ họp thứ 4 tới, nên thời gian thực hiện 2 luật này sẽ khác nhau. Do đó, sẽ có nhiều vấn đề phát sinh cần phải có cơ chế, hướng dẫn của luật phòng chống khủng bố.
Liên quan đến quy định “giao dịch phải báo cáo”, đại biểu Kiêm cho rằng, dự luật không nên ghi mức cụ thể vào mà nên tùy thuộc vào từng thời kỳ cụ thể. Cùng với đó là đại biểu không tán thành việc dự luật giao cho Thủ tướng quyết định mức này.
“Tôi cho rằng, mức tiền bao nhiêu nên giao cho ngân hàng là hợp lý, vì vấn đề này chưa đến mức quá quan trọng để Thủ tướng phải quan tâm.Thủ tướng còn nhiều việc cần quan tâm, cần làm những việc khác hữu ích hơn”, đại biểu Kiêm nói.
Nói về hành vi bị cấm trong phòng chống rửa tiền, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho hay, hiện nay tình trạng tham nhũng cũng đang diễn ra phức tạp, nó gắn với hành vi rửa tiền, nhưng trong Luật Phòng, chống tham nhũng lại không thấy quy định về việc khi con cái trưởng thành cũng phải kê khai tài sản.
Theo đại biểu Thuyền, đây là một sơ hở mà nhiều cử tri rất băn khoăn, bởi con các quan chức đứng thành lập các doanh nghiệp giàu lên một cách bất hợp pháp, nhưng đằng sau đó là ai thì khó ai xác định được.
Vì vậy, đại biểu Thuyền đề nghị dự luật cần bổ sung thêm điều khoản “lợi dụng chức vụ quyền hạn cho người thân trong gia đình để thành lập các doanh nghiệp để rửa tiền”.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.HCM), cho rằng mỗi dự luật cần phải tập trung sâu vào nội dung đúng như tên gọi của dự luật, không nên đưa quá nhiều nội dung khác vào sẽ khiến cho luật thêm rối. Chẳng hạn như Bộ luật Hình sự hiện nay cũng có quy định về tội phạm và khủng bố, tới đây có Luật Phòng, chống khủng bố cũng sẽ có nội dung tài trợ khủng bố…sẽ khiến người ta thấy rằng, ở Việt Nam sao luật nào cũng có khủng bố?
Đặc biệt, theo đại biểu Đương, sứ mệnh quan trọng của dự luật phòng, chống rửa tiền là phải liệt kê được những hành vi nào là rửa tiền, để mọi người có thể nhận ra và phát hiện được, giống như nhận dạng 12 hành vi tham nhũng trong Luật Phòng, chống tham nhũng.
Thế nhưng, đại biểu này cho hay “đáng tiếc khi đọc ở hết cả dự luật cũng không nhận dạng được các hành vi nào là rửa tiền. Trong khi đó, khái niệm rửa tiền ở trong dự luật thì Bộ luật Hình sự cũng đã quy định rồi”.
Cũng theo đại biểu Đương, khi đọc tất cả các quy định trong dự luật thấy rằng rửa tiền chủ yếu thông qua giao dịch ngân hàng, trong khi đó trên thực tế, rửa tiền qua rất nhiều kênh, đầu tư vào nhà hàng, khách sạn, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, còn ngân hàng chỉ là một kênh thôi.
Cùng quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Đình Quyền hiện là Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội thẳng thắn, dự luật này “có nội dung thừa, có cái cần thì lại thiếu”.
Cụ thể là dự luật không liệt kê ra được các hành vi rửa tiền thì làm sao chống được. Trong khi đó, có khá nhiều điểm, nội dung đã quy định tại các luật khác lại tiếp tục được đưa vào dự luật này. Điều đó theo đại biểu Quyền là “trái với quy định của Luật Ban hành văn bản - đã đề cập ở luật này thì không đưa vào luật khác”.
Đặc biệt, đại biểu Quyền đã phải “giật mình” khi đọc đến quy định trong dự luật về “trách nhiệm phòng, chống rửa tiền là của mọi tổ chức, cá nhân”.
Theo đại biểu, nói về trách nhiệm trước hết phải thuộc về nhà nước, các cơ quan quản lý. Còn người dân tùy theo năng lực, điều kiện của mình tham gia vào công việc đó.
“Người dân đóng thuế cho nhà nước là để các cơ quan làm nhiệm vụ chuyên môn của mình, sao lại bảo đó là trách nhiệm của dân?”, đại biểu Quyền nêu câu hỏi.
Một số đại biểu khác cũng bày tỏ sự không tán thành một số điều khoản cũng như tính khả thi của dự luật khi nó được thông qua và áp dụng vào thực tiễn. Số khác lại cho rằng, dự luật vẫn bỏ ngỏ quá nhiều điều mà lẽ ra cần phải quy định cụ thể, thay vì giao cho cơ quan thẩm quyền hoặc Thủ tướng quy định. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc luật đã “đẩy chức năng lập pháp sang cho Chính phủ”, đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) nói.
Dự kiến, dự Luật Phòng, chống rửa tiền sẽ được các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua vào ngày phiên họp chiều ngày 18/6.