Ai cũng muốn làm chủ
Tôi là một cô gái 30 tuổi, hiện đang làm giám đốc một công ty nho nhỏ của riêng mình với số nhân viên trên dưới 10 người
Bài viết của tác giả Đặng Vân, Công ty TNHH V.E.V
Tôi là một cô gái 30 tuổi, hiện đang làm giám đốc một công ty nho nhỏ của riêng mình với số nhân viên trên dưới 10 người.
Tôi bắt đầu “làm chủ” từ năm 2002 sau hai năm “làm thuê” và hai năm “tập tành làm chủ”. Trong quá trình “làm chủ”, tôi cũng đã từng mời những người bạn - những người “kinh doanh chất xám” - rất giỏi về cộng tác ở những vị trí quan trọng như kế toán trưởng, phụ trách kinh doanh.
Và chúng tôi gọi đó là những “cộng sự” (công ty tôi không dùng từ “nhân viên” hay “thuộc cấp” cho những người này và thường dùng từ “anh em” cho các vị trí cấp dưới). Họ thật sự được “làm chủ chất xám của mình” và “làm chủ công việc của mình” - trong một phạm vi rất rộng, đặc biệt là về chuyên môn. Tôi chưa bao giờ nhìn nhận họ với sự nghi ngại, hay ngờ vực về khả năng “nhạy bén kinh doanh” hay “ý thức doanh nhân”của họ.
Tôi nghĩ mình đã may mắn có được cơ hội làm chủ công ty trước họ (cho dù cơ hội là do tôi nắm bắt) mặc dù về chuyên môn, họ có thể giỏi hơn tôi nhiều, và tôi tin rằng, sau một thời gian cộng tác với công ty tôi, họ cũng sẽ có những cơ hội và sẽ “làm chủ” như tôi. Vấn đề chỉ là thời gian. Và chúng tôi cùng hoạch định về điều đó.
Theo tôi, một người “làm chủ” là người gầy dựng và là người chịu trách nhiệm cuối cùng (với nhân viên, với khách hàng và trước pháp luật) về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đơn vị, tổ chức mình.
Vì chính họ là người “thai nghén” ý tưởng kinh doanh, “sinh ra” một tổ chức (cho dù tổ chức đó lúc đầu chỉ có một người làm từ khâu đầu đến khâu cuối), “nuôi dưỡng” và cũng sẽ là người cuối cùng “tiễn đưa” tổ chức đó - nếu như vì lý do nào đó nó không đủ sức tồn tại và lớn lên. Đổi lại người làm chủ sẽ được hưởng trọn vẹn thành quả cuối cùng của quá trình đó nếu họ lèo lái thành công “con thuyền kinh doanh” của mình trước các biến cố thị trường.
Chính vì vậy, họ có quyền chia sẻ, cho, tặng, biếu thành quả của mình cho những người khác. Từ đó, cổ phiếu ưu đãi, phầm trăm lợi nhuận cuối cùng hay những điều tương tự là phần thưởng, phần chia sẻ họ muốn dành cho những người đã tận tâm, tận lực với mình trong quá trình kinh doanh cạnh tranh khốc liệt.
Hiểu theo cách này, một người “kinh doanh chất xám của mình” cho dù với mức thu nhập rất cao đi nữa thì cũng chỉ được hiểu là những người “làm thuê” vì anh ta chỉ tham gia vào một phần của quá trình “thai nghén - sinh nở - nuôi dưỡng - tiễn đưa” tổ chức mà anh ta đã “kinh doanh chất xám của mình” trong một giai đoạn nào đó. Hơn nữa, anh ta không là người chịu trách nhiệm cuối cùng về toàn bộ quá trình kinh doanh, anh ta chỉ chịu trách nhiệm trong phần việc mà anh ta đảm trách.
Một người bán quán cơm hay thợ vá xe đạp có lợi nhuận vài chục ngàn đồng vẫn được gọi là “làm chủ”, vì họ chính là người nghĩ ra sản phẩm, dịch vụ mà họ muốn kinh doanh. Thêm vào đó, họ là người “đầu tư” và được hưởng (thành quả) hay gánh chịu (hậu quả) cũng như có toàn quyền “định giá” sản phẩm, dịch vụ của mình.
Nói cách khác, nếu như người “làm chủ tri thức” chỉ có thể “làm chủ” tri thức của riêng mình, thì người làm chủ một đơn vị, tổ chức kinh doanh có thể làm chủ nhiều người “chủ tri thức”. Và họ phải biết cách làm sao để những người “làm chủ tri thức” đó mang lại được cho đơn vị mình những thành quả to lớn nhất, tốt đẹp nhất, cũng như hạn chế những rủi ro ở mức thấp nhất.
Tóm lại, người làm chủ hay người “làm chủ tri thức của mình” đều mong muốn mang lại thành quả cho cá nhân mình, và cho tổ chức của mình, hay nói rộng hơn là cho đất nước, cho cộng đồng.
Tuy nhiên, mỗi người đều có sự nhìn nhận và mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau, cũng như khao khát thành công khác nhau, cùng với nhiều yếu tố khác sẽ dẫn đến việc họ muốn “làm chủ tri thức của mình” hay “làm chủ tri thức của cả người khác”. Một người dám nghĩ, dám làm, dám mạo hiểm, dám “phiêu” và dám “thưởng thức” thành quả lẫn lãnh nhận hậu quả của mình, người đó sẽ dám “làm chủ mình và làm chủ người khác”.
Dù gì đi nữa, một nền kinh tế vẫn luôn rất cần cả những người “làm chủ tri thức của mình” và người “làm chủ”. Cũng như cả hai đều phải luôn bổ sung cho nhau. Một người “làm chủ” không thể thiếu những người “làm chủ tri thức của mình” và ngược lại.
Suy cho cùng, đó là sự chọn lựa của mỗi cá nhân. Miễn làm sao chúng ta trung thành với sự lựa chọn đó, và đi đến cùng sự lựa chọn của chính mình.Tuy nhiên, có những sự lựa chọn chỉ mang tính thời điểm. Và tôi tin rằng, không ai không muốn mình có cơ hội để được làm chủ.
Chính vì vậy, chúng ta luôn phải trân trọng tất cả những người “làm chủ” cho dù hiểu theo cách nào đi nữa.
Tôi là một cô gái 30 tuổi, hiện đang làm giám đốc một công ty nho nhỏ của riêng mình với số nhân viên trên dưới 10 người.
Tôi bắt đầu “làm chủ” từ năm 2002 sau hai năm “làm thuê” và hai năm “tập tành làm chủ”. Trong quá trình “làm chủ”, tôi cũng đã từng mời những người bạn - những người “kinh doanh chất xám” - rất giỏi về cộng tác ở những vị trí quan trọng như kế toán trưởng, phụ trách kinh doanh.
Và chúng tôi gọi đó là những “cộng sự” (công ty tôi không dùng từ “nhân viên” hay “thuộc cấp” cho những người này và thường dùng từ “anh em” cho các vị trí cấp dưới). Họ thật sự được “làm chủ chất xám của mình” và “làm chủ công việc của mình” - trong một phạm vi rất rộng, đặc biệt là về chuyên môn. Tôi chưa bao giờ nhìn nhận họ với sự nghi ngại, hay ngờ vực về khả năng “nhạy bén kinh doanh” hay “ý thức doanh nhân”của họ.
Tôi nghĩ mình đã may mắn có được cơ hội làm chủ công ty trước họ (cho dù cơ hội là do tôi nắm bắt) mặc dù về chuyên môn, họ có thể giỏi hơn tôi nhiều, và tôi tin rằng, sau một thời gian cộng tác với công ty tôi, họ cũng sẽ có những cơ hội và sẽ “làm chủ” như tôi. Vấn đề chỉ là thời gian. Và chúng tôi cùng hoạch định về điều đó.
Theo tôi, một người “làm chủ” là người gầy dựng và là người chịu trách nhiệm cuối cùng (với nhân viên, với khách hàng và trước pháp luật) về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đơn vị, tổ chức mình.
Vì chính họ là người “thai nghén” ý tưởng kinh doanh, “sinh ra” một tổ chức (cho dù tổ chức đó lúc đầu chỉ có một người làm từ khâu đầu đến khâu cuối), “nuôi dưỡng” và cũng sẽ là người cuối cùng “tiễn đưa” tổ chức đó - nếu như vì lý do nào đó nó không đủ sức tồn tại và lớn lên. Đổi lại người làm chủ sẽ được hưởng trọn vẹn thành quả cuối cùng của quá trình đó nếu họ lèo lái thành công “con thuyền kinh doanh” của mình trước các biến cố thị trường.
Chính vì vậy, họ có quyền chia sẻ, cho, tặng, biếu thành quả của mình cho những người khác. Từ đó, cổ phiếu ưu đãi, phầm trăm lợi nhuận cuối cùng hay những điều tương tự là phần thưởng, phần chia sẻ họ muốn dành cho những người đã tận tâm, tận lực với mình trong quá trình kinh doanh cạnh tranh khốc liệt.
Hiểu theo cách này, một người “kinh doanh chất xám của mình” cho dù với mức thu nhập rất cao đi nữa thì cũng chỉ được hiểu là những người “làm thuê” vì anh ta chỉ tham gia vào một phần của quá trình “thai nghén - sinh nở - nuôi dưỡng - tiễn đưa” tổ chức mà anh ta đã “kinh doanh chất xám của mình” trong một giai đoạn nào đó. Hơn nữa, anh ta không là người chịu trách nhiệm cuối cùng về toàn bộ quá trình kinh doanh, anh ta chỉ chịu trách nhiệm trong phần việc mà anh ta đảm trách.
Một người bán quán cơm hay thợ vá xe đạp có lợi nhuận vài chục ngàn đồng vẫn được gọi là “làm chủ”, vì họ chính là người nghĩ ra sản phẩm, dịch vụ mà họ muốn kinh doanh. Thêm vào đó, họ là người “đầu tư” và được hưởng (thành quả) hay gánh chịu (hậu quả) cũng như có toàn quyền “định giá” sản phẩm, dịch vụ của mình.
Nói cách khác, nếu như người “làm chủ tri thức” chỉ có thể “làm chủ” tri thức của riêng mình, thì người làm chủ một đơn vị, tổ chức kinh doanh có thể làm chủ nhiều người “chủ tri thức”. Và họ phải biết cách làm sao để những người “làm chủ tri thức” đó mang lại được cho đơn vị mình những thành quả to lớn nhất, tốt đẹp nhất, cũng như hạn chế những rủi ro ở mức thấp nhất.
Tóm lại, người làm chủ hay người “làm chủ tri thức của mình” đều mong muốn mang lại thành quả cho cá nhân mình, và cho tổ chức của mình, hay nói rộng hơn là cho đất nước, cho cộng đồng.
Tuy nhiên, mỗi người đều có sự nhìn nhận và mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau, cũng như khao khát thành công khác nhau, cùng với nhiều yếu tố khác sẽ dẫn đến việc họ muốn “làm chủ tri thức của mình” hay “làm chủ tri thức của cả người khác”. Một người dám nghĩ, dám làm, dám mạo hiểm, dám “phiêu” và dám “thưởng thức” thành quả lẫn lãnh nhận hậu quả của mình, người đó sẽ dám “làm chủ mình và làm chủ người khác”.
Dù gì đi nữa, một nền kinh tế vẫn luôn rất cần cả những người “làm chủ tri thức của mình” và người “làm chủ”. Cũng như cả hai đều phải luôn bổ sung cho nhau. Một người “làm chủ” không thể thiếu những người “làm chủ tri thức của mình” và ngược lại.
Suy cho cùng, đó là sự chọn lựa của mỗi cá nhân. Miễn làm sao chúng ta trung thành với sự lựa chọn đó, và đi đến cùng sự lựa chọn của chính mình.Tuy nhiên, có những sự lựa chọn chỉ mang tính thời điểm. Và tôi tin rằng, không ai không muốn mình có cơ hội để được làm chủ.
Chính vì vậy, chúng ta luôn phải trân trọng tất cả những người “làm chủ” cho dù hiểu theo cách nào đi nữa.