Airbus, Boeing và... cái mũi của Pinocchio
Cuộc đấu khẩu Airbus - Boeing đang bùng nổ trên một loạt quảng cáo đăng tải trên các tạp chí
Hai hãng chế tạo phi cơ lớn nhất thế giới Airbus và Boeing đang có những cuộc đấu khẩu đầy căng thẳng xung quanh chất lượng của những mẫu máy bay mới nhất mà họ tung ra. Cả hai ra sức thuyết phục các hãng bay vốn đang thiếu tiền rằng, máy bay của mình sản xuất mới là loại tiết kiệm nhiên liệu nhất.
Hãng tin Reuters cho biết, cuộc đấu khẩu Airbus - Boeing đang bùng nổ trên một loạt quảng cáo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Xem ra, việc duy trì thị phần trên thị trường máy bay thương mại trị giá 100 tỷ USD mỗi năm thật hao tài tốn của.
Trong vụ “lời qua tiếng lại” mới nhất, hãng Airbus của châu Âu chạy một quảng cáo trên tạp chí Aviation Week vào hôm thứ Hai vừa rồi tố đối thủ Mỹ Boeing “thổi phồng khả năng” của cả hai máy bay 737 và 747 đời mới nhất. Trong quảng cáo này là hình ảnh một chiếc máy bay Boeing có chiếc mũi dài như nhân vật cậu bé người gỗ hay nói dối Pinocchio bên dưới dòng chữ: “Vì sao đối thủ của chúng tôi lại thổi phồng sự thật?”
Giám đốc bán hàng John Leahy của Airbus cho biết, hãng này chọn chủ đề Pinocchio để đáp trả những quảng cáo gần đây của Boeing về những lợi ích to lớn mà máy bay Boeing mang lại.“Rõ ràng họ đã quảng cáo sai sự thật. Những gì đang diễn ra mới chỉ là bề nổi của câu chuyện mà thôi”, ông Leahy nói.
Đương nhiên Boeing cũng lên tiếng bảo vệ quảng cáo của mình. “Chúng tôi tin, và lịch sử cũng đã chứng minh, về chất lượng siêu đẳng mà sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi mang lại. Chúng tôi bảo vệ những tuyên bố về chất lượng của mình”, phát ngôn viên Marc Birtel của Boeing nói. “Trên hết, khách hàng sẽ quyết định dựa trên những trải nghiệp cũng như phân tích về nhu cầu của họ”.
Màn đấu khẩu giữa Airbus và Boeing là bằng chứng mới nhất về những căng thẳng leo thang kể từ khi hai hãng này nhảy vào một canh bạc điều chỉnh những mẫu máy bay đình đám nhất của mình theo hướng tiết kiệm nhiên liệu.
Quyết định này của Airbus và Boeing đã được các nhà bay hưởng ứng bằng một loạt đơn hàng mới dồn dập, đầu tiên là dành cho chiếc Airbus A320neo cải tiến, tiếp đến là chiếc Boeing 737 MAX. Tuy nhiên, dân trong nghề cho biết, điều này đã không ngăn chặn được việc giá máy bay chịu áp lực giảm, bởi vì cả Airbus và Boeing cùng muốn tranh giành thị phần.
Đối với các hãng hàng không, giá nhiên liệu chiếm khoảng 40% chi phí hoạt động đường bay. Bởi vậy, mỗi lít nhiên liệu tiết kiệm được đều có khả năng đem lại những thương vụ quý giá cho các nhà sản xuất máy bay và động cơ máy bay.
“Đây là một ngành công nghiệp mà ở đó chỉ 1-2% cũng có thể tạo ra khác biệt lớn. Sẽ chẳng có phần thưởng nào cho người về nhì”, ông Richard Aboulafia, nhà phân tích lĩnh vực hàng không của công ty Teal Group có trụ sở ở Virginia, nói.
Chiếc 737 là sản phẩm “át chủ bài” của Boeing và cạnh tranh với chiếc A320 của Airbus trên phân khúc lớn nhất của thị trường máy bay được dự báo sẽ đạt mức 2 nghìn tỷ USD trong vòng 20 năm tới.
Từ khoảng giữa thập kỷ trước, cả Airbus và Boeing đều tung ra những phiên bản nâng cấp của hai chiếc máy bay này. Boeing tuyên bố, chiếc 737 MAX 8 của họ tiêu tốn chi phí vận hành tính trên mỗi ghế ngồi thấp hơn 8% so với chiếc A320neo. Trong khi đó, Airbus nói rằng, máy bay của họ có mức chi phí vận hành mỗi ghế thấp hơn 3,3% so với của Boeing.
Ở những dòng máy bay lớn hơn, Airbus và Boeing cũng ra sức tuyên bố máy bay của mình là “đỉnh”. Chiếc 747-8 của Boeing được thiết kế để cạnh tranh với chiếc Airbus A380. Chiếc máy bay lớn nhất thế giới hiện nay. Chiếc 747-8 có 467 ghế, còn A380 có 525 ghế.
Trong quảng cáo, Boeing tuyên bố, tổng chi phí vận hành của chiếc 747-8 trên mỗi hành trình bay thấp hơn 26% so với chi phí mà một chiếc A380 tiêu tốn. Airbus thi nói rằng, chiếc 747-8 của đối thủ chi có mức chi phí thấp hơn 10%, trong khi chiếc A380 lại lớn hơn 30%, cho phép các hãng bay bổ sung thêm ghế ngồi.
Cuộc đối đầu giữa Airbus và Boeing có lẽ không khiến mọi người ngạc nhiên, nhưng nhiều người tin rằng, Boeing sẽ giành lại được vị trí số 1 trong ngành sản xuất máy bay từ tay Airbus trong năm nay. Airbus cho biết, năm ngoái, Boeing đã suýt nữa thì đuổi kịp họ, khi mà doanh số của nhà sản xuất châu Âu đạt mức kỷ lục.
Giới phân tích cho biết, cuộc cạnh tranh giữa Airbus và Boeing đã trở nên căng thẳng hơn kể từ khi Ray Conner thăng chức thành Chủ tịch bộ phận máy bay thương mại của Boeing vào tháng 6 năm nay từ vị trí Giám đốc bán hàng trước đó.
Các cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực hàng không luôn quyết liệt. Quảng cáo của Airbus vào hôm thứ Hai vừa rồi không phải là lần đầu tiên chiếc mũi dài của Pinocchio xuất hiện trong các cuộc đấu của hai hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới. Ở triển lãm hàng không Farnborough Airshow vào năm 1994, trong một cuộc tranh cãi về thị phần, Giám đốc bộ phận máy bay phản lực của Boeing khi đó đã so sánh một sếp của Airbus với nhân vật Pinocchio.
Hãng tin Reuters cho biết, cuộc đấu khẩu Airbus - Boeing đang bùng nổ trên một loạt quảng cáo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Xem ra, việc duy trì thị phần trên thị trường máy bay thương mại trị giá 100 tỷ USD mỗi năm thật hao tài tốn của.
Trong vụ “lời qua tiếng lại” mới nhất, hãng Airbus của châu Âu chạy một quảng cáo trên tạp chí Aviation Week vào hôm thứ Hai vừa rồi tố đối thủ Mỹ Boeing “thổi phồng khả năng” của cả hai máy bay 737 và 747 đời mới nhất. Trong quảng cáo này là hình ảnh một chiếc máy bay Boeing có chiếc mũi dài như nhân vật cậu bé người gỗ hay nói dối Pinocchio bên dưới dòng chữ: “Vì sao đối thủ của chúng tôi lại thổi phồng sự thật?”
Rõ ràng họ đã quảng cáo sai sự thật. Những gì đang diễn ra mới chỉ là bề nổi của câu chuyện mà thôi. Giám đốc bán hàng John Leahy của Airbus
Giám đốc bán hàng John Leahy của Airbus cho biết, hãng này chọn chủ đề Pinocchio để đáp trả những quảng cáo gần đây của Boeing về những lợi ích to lớn mà máy bay Boeing mang lại.“Rõ ràng họ đã quảng cáo sai sự thật. Những gì đang diễn ra mới chỉ là bề nổi của câu chuyện mà thôi”, ông Leahy nói.
Đương nhiên Boeing cũng lên tiếng bảo vệ quảng cáo của mình. “Chúng tôi tin, và lịch sử cũng đã chứng minh, về chất lượng siêu đẳng mà sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi mang lại. Chúng tôi bảo vệ những tuyên bố về chất lượng của mình”, phát ngôn viên Marc Birtel của Boeing nói. “Trên hết, khách hàng sẽ quyết định dựa trên những trải nghiệp cũng như phân tích về nhu cầu của họ”.
Màn đấu khẩu giữa Airbus và Boeing là bằng chứng mới nhất về những căng thẳng leo thang kể từ khi hai hãng này nhảy vào một canh bạc điều chỉnh những mẫu máy bay đình đám nhất của mình theo hướng tiết kiệm nhiên liệu.
Quyết định này của Airbus và Boeing đã được các nhà bay hưởng ứng bằng một loạt đơn hàng mới dồn dập, đầu tiên là dành cho chiếc Airbus A320neo cải tiến, tiếp đến là chiếc Boeing 737 MAX. Tuy nhiên, dân trong nghề cho biết, điều này đã không ngăn chặn được việc giá máy bay chịu áp lực giảm, bởi vì cả Airbus và Boeing cùng muốn tranh giành thị phần.
Đối với các hãng hàng không, giá nhiên liệu chiếm khoảng 40% chi phí hoạt động đường bay. Bởi vậy, mỗi lít nhiên liệu tiết kiệm được đều có khả năng đem lại những thương vụ quý giá cho các nhà sản xuất máy bay và động cơ máy bay.
“Đây là một ngành công nghiệp mà ở đó chỉ 1-2% cũng có thể tạo ra khác biệt lớn. Sẽ chẳng có phần thưởng nào cho người về nhì”, ông Richard Aboulafia, nhà phân tích lĩnh vực hàng không của công ty Teal Group có trụ sở ở Virginia, nói.
Chiếc 737 là sản phẩm “át chủ bài” của Boeing và cạnh tranh với chiếc A320 của Airbus trên phân khúc lớn nhất của thị trường máy bay được dự báo sẽ đạt mức 2 nghìn tỷ USD trong vòng 20 năm tới.
Từ khoảng giữa thập kỷ trước, cả Airbus và Boeing đều tung ra những phiên bản nâng cấp của hai chiếc máy bay này. Boeing tuyên bố, chiếc 737 MAX 8 của họ tiêu tốn chi phí vận hành tính trên mỗi ghế ngồi thấp hơn 8% so với chiếc A320neo. Trong khi đó, Airbus nói rằng, máy bay của họ có mức chi phí vận hành mỗi ghế thấp hơn 3,3% so với của Boeing.
Ở những dòng máy bay lớn hơn, Airbus và Boeing cũng ra sức tuyên bố máy bay của mình là “đỉnh”. Chiếc 747-8 của Boeing được thiết kế để cạnh tranh với chiếc Airbus A380. Chiếc máy bay lớn nhất thế giới hiện nay. Chiếc 747-8 có 467 ghế, còn A380 có 525 ghế.
Trong quảng cáo, Boeing tuyên bố, tổng chi phí vận hành của chiếc 747-8 trên mỗi hành trình bay thấp hơn 26% so với chi phí mà một chiếc A380 tiêu tốn. Airbus thi nói rằng, chiếc 747-8 của đối thủ chi có mức chi phí thấp hơn 10%, trong khi chiếc A380 lại lớn hơn 30%, cho phép các hãng bay bổ sung thêm ghế ngồi.
Chúng tôi tin, và lịch sử cũng đã chứng minh, về chất lượng siêu đẳng mà sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi mang lại. Chúng tôi bảo vệ những tuyên bố về chất lượng của mình. Phát ngôn viên Marc Birtel của Boeing
Cuộc đối đầu giữa Airbus và Boeing có lẽ không khiến mọi người ngạc nhiên, nhưng nhiều người tin rằng, Boeing sẽ giành lại được vị trí số 1 trong ngành sản xuất máy bay từ tay Airbus trong năm nay. Airbus cho biết, năm ngoái, Boeing đã suýt nữa thì đuổi kịp họ, khi mà doanh số của nhà sản xuất châu Âu đạt mức kỷ lục.
Giới phân tích cho biết, cuộc cạnh tranh giữa Airbus và Boeing đã trở nên căng thẳng hơn kể từ khi Ray Conner thăng chức thành Chủ tịch bộ phận máy bay thương mại của Boeing vào tháng 6 năm nay từ vị trí Giám đốc bán hàng trước đó.
Các cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực hàng không luôn quyết liệt. Quảng cáo của Airbus vào hôm thứ Hai vừa rồi không phải là lần đầu tiên chiếc mũi dài của Pinocchio xuất hiện trong các cuộc đấu của hai hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới. Ở triển lãm hàng không Farnborough Airshow vào năm 1994, trong một cuộc tranh cãi về thị phần, Giám đốc bộ phận máy bay phản lực của Boeing khi đó đã so sánh một sếp của Airbus với nhân vật Pinocchio.