“Ẩn số” phiên đấu thầu vàng thứ 68
Kết quả của phiên đấu thầu vàng ngày mai có thể sẽ được dư luận quan tâm nhiều
Phiên đấu thầu vàng miếng thứ 68 sẽ được Ngân hàng Nhà nước tổ chức vào sáng mai (1/11). Kết quả của phiên này có thể sẽ làm rõ hơn về tình hình cung-cầu trên thị trường vàng hiện nay.
Thông báo phát đi từ Ngân hàng Nhà nước vào chiều nay (31/10) cho biết, vào sáng ngày thứ Sáu, cơ quan này sẽ tổ chức đấu thầu bán vàng miếng vào lúc 9h tại Sở Giao dịch. Đây là phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên diễn ra trong tháng 11, và cũng là phiên duy nhất được tổ chức trong tuần này.
Nội dung đấu thầu của phiên ngày mai không có điểm gì mới so với những phiên gần đây. Trong đó, mức chào thầu giữ ở 15.000 lượng, các mức khối lượng đặt thầu tối thiểu và tối đa tương ứng lần lượt là 500 lượng và 1.500 lượng.
Tuy nhiên, kết quả của phiên đấu thầu vàng ngày mai có thể sẽ được dư luận quan tâm nhiều, bởi sau phiên đấu thầu bất ngờ “ế” tới 3.700 lượng vàng vào tuần trước, kết quả của phiên ngày mai sẽ cho thấy cụ thể hơn về tương quan cung-cầu trên thị trường vàng.
Sau phiên “ế ẩm” diễn ra vào ngày thứ Sáu tuần trước, đã xuất hiện những ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề cung-cầu vàng hiện nay.
Một mặt, có những ý kiến cho rằng, thị trường vàng miếng đã bão hòa ở vùng giá trên 37 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến nhận định, kết quả đấu thầu vàng không thực sự phản ánh tình hình cung-cầu trên thị trường.
Trao đổi với VnEconomy, một chuyên gia lâu năm về thị trường vàng cho rằng, trước khi tham gia mỗi phiên đấu thầu, các ngân hàng và doanh nghiệp đều đã bán số vàng mà họ dự định sẽ mua được trong phiên đó từ dự trữ có sẵn. Sau đó, khi bước vào phiên đấu thầu, nếu mức giá sàn thấp hơn mức giá mà họ đã bán vàng từ trước thì họ sẽ mua vào để hiện thực hóa lợi nhuận, còn nếu cao hơn thì họ có thể sẽ không mua vì mua sẽ lỗ.
Mặt khác, với khối lượng vàng lên tới hàng trăm, hàng nghìn lượng vàng mua được mỗi phiên đấu thầu, các ngân hàng và doanh nghiệp chủ yếu thực hiện các giao dịch bán buôn với nhau chứ không phụ thuộc vào việc bán nhỏ lẻ cho người dân.
“Chắc không có doanh nghiệp nào “ôm” cả một khối lượng vàng lớn như vậy sau mỗi phiên đấu thầu. Kết quả đấu thầu không thực sự phản ánh nhu cầu vàng của người dân”, vị chuyên gia nói. Bên cạnh đó, nói về nguyên nhân khiến phiên đấu thầu vàng tuần trước bị “ế”, vị này cho rằng, đó có thể còn do các đơn vị lo ngại khả năng vàng quốc tế giảm giá mạnh.
Mức giá tham chiếu cho phiên ngày mai là 37,13 triệu đồng/lượng, cao hơn đôi chút so với giá vàng SJC thu mua trên thị trường vào chiều nay.
Lúc gần 16h, Tập đoàn DOJI báo giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội và Tp.HCM ở mức 37,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,16 triệu đồng/lượng (bán ra).
Hiện giá vàng SJC đang ở mức thấp nhất trong vòng nửa tháng trở lại đây. So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng SJC bán lẻ đang cao hơn khoảng 3,1 triệu đồng/lượng.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, từ ngày 28/3 đến nay, cơ quan này đã tổ chức 67 phiên đấu thầu bán vàng miếng. Trong đó, cơ quan này chào thầu tổng cộng 1.792.000 lượng vàng, tương đương 67,2 triệu đồng/lượng, và bán được 1.681.500 lượng, tương đương gần 63,1 tấn vàng.
Thông báo phát đi từ Ngân hàng Nhà nước vào chiều nay (31/10) cho biết, vào sáng ngày thứ Sáu, cơ quan này sẽ tổ chức đấu thầu bán vàng miếng vào lúc 9h tại Sở Giao dịch. Đây là phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên diễn ra trong tháng 11, và cũng là phiên duy nhất được tổ chức trong tuần này.
Nội dung đấu thầu của phiên ngày mai không có điểm gì mới so với những phiên gần đây. Trong đó, mức chào thầu giữ ở 15.000 lượng, các mức khối lượng đặt thầu tối thiểu và tối đa tương ứng lần lượt là 500 lượng và 1.500 lượng.
Tuy nhiên, kết quả của phiên đấu thầu vàng ngày mai có thể sẽ được dư luận quan tâm nhiều, bởi sau phiên đấu thầu bất ngờ “ế” tới 3.700 lượng vàng vào tuần trước, kết quả của phiên ngày mai sẽ cho thấy cụ thể hơn về tương quan cung-cầu trên thị trường vàng.
Sau phiên “ế ẩm” diễn ra vào ngày thứ Sáu tuần trước, đã xuất hiện những ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề cung-cầu vàng hiện nay.
Một mặt, có những ý kiến cho rằng, thị trường vàng miếng đã bão hòa ở vùng giá trên 37 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến nhận định, kết quả đấu thầu vàng không thực sự phản ánh tình hình cung-cầu trên thị trường.
Trao đổi với VnEconomy, một chuyên gia lâu năm về thị trường vàng cho rằng, trước khi tham gia mỗi phiên đấu thầu, các ngân hàng và doanh nghiệp đều đã bán số vàng mà họ dự định sẽ mua được trong phiên đó từ dự trữ có sẵn. Sau đó, khi bước vào phiên đấu thầu, nếu mức giá sàn thấp hơn mức giá mà họ đã bán vàng từ trước thì họ sẽ mua vào để hiện thực hóa lợi nhuận, còn nếu cao hơn thì họ có thể sẽ không mua vì mua sẽ lỗ.
Mặt khác, với khối lượng vàng lên tới hàng trăm, hàng nghìn lượng vàng mua được mỗi phiên đấu thầu, các ngân hàng và doanh nghiệp chủ yếu thực hiện các giao dịch bán buôn với nhau chứ không phụ thuộc vào việc bán nhỏ lẻ cho người dân.
“Chắc không có doanh nghiệp nào “ôm” cả một khối lượng vàng lớn như vậy sau mỗi phiên đấu thầu. Kết quả đấu thầu không thực sự phản ánh nhu cầu vàng của người dân”, vị chuyên gia nói. Bên cạnh đó, nói về nguyên nhân khiến phiên đấu thầu vàng tuần trước bị “ế”, vị này cho rằng, đó có thể còn do các đơn vị lo ngại khả năng vàng quốc tế giảm giá mạnh.
Mức giá tham chiếu cho phiên ngày mai là 37,13 triệu đồng/lượng, cao hơn đôi chút so với giá vàng SJC thu mua trên thị trường vào chiều nay.
Lúc gần 16h, Tập đoàn DOJI báo giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội và Tp.HCM ở mức 37,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,16 triệu đồng/lượng (bán ra).
Hiện giá vàng SJC đang ở mức thấp nhất trong vòng nửa tháng trở lại đây. So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng SJC bán lẻ đang cao hơn khoảng 3,1 triệu đồng/lượng.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, từ ngày 28/3 đến nay, cơ quan này đã tổ chức 67 phiên đấu thầu bán vàng miếng. Trong đó, cơ quan này chào thầu tổng cộng 1.792.000 lượng vàng, tương đương 67,2 triệu đồng/lượng, và bán được 1.681.500 lượng, tương đương gần 63,1 tấn vàng.