An toàn thực phẩm và những câu chuyện phía sau báo cáo
Chuyện “nhặt” trên đường đi giám sát an toàn thực phẩm cùng Phó chủ tịch Quốc hội
Tiếp tục chương trình giám sát tối cao về an toàn thực phẩm, hôm 28/2, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cùng tổ công tác số 1 của đoàn giám sát đã đi thực tế tại Quảng Ninh.
Điểm đến đầu tiên là một cơ sở chế biến chả mực giã tay khá nổi tiếng. Các thông tin từ chủ nhà (bao gồm cả hồ sơ giấy tờ) đều có vẻ có độ tin cậy khá cao. Kết quả test nhanh từ cơ quan chức năng đi cùng đoàn cũng không phát hiện vi phạm gì.
Phía sau báo cáo
Trưởng đoàn giám sát lần lượt kiểm tra nguồn nước, kho chứa nguyên liệu và các công đoạn chế biến. Dừng lại lâu hơn ở khâu đóng gói thành phẩm, Phó chủ tịch cầm vỏ bao bì và dừng lại ngay ở thông tin về thành phần khi sau mực tươi, hạt tiêu, nước mắm, hành, tỏi là dấu ba chấm.
“Tại sao lại có dấu ba chấm ở đây, đã là thành phần thì phải “cứng”, trong dấu ba chấm này mà có... hàn the thì sao?”, Phó chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề.
Thông tin nữa trên bao bì được ông Hiển quan tâm là hạn sử dụng 6 tháng kể từ ngày sản xuất. “Cái này căn cứ vào đâu? Cơ quan nào kiểm nghiệm và chứng nhận?”, một số thành viên trong đoàn có cùng băn khoăn với ông Hiển.
Câu trả lời là từ thực tế bảo quản của chính doanh nghiệp khiến Phó chủ tịch Quốc hội không yên tâm. Ông cũng băn khoăn khi thành phẩm được đóng vào hộp xốp không có thông tin về nguồn gốc xuất xứ, dù chủ doanh nghiệp cho biết mua của đầu mối ổn định, và cũng không được xử lý gì trước khi đóng gói.
Cũng vẫn rất “hoàn hảo” là báo cáo về bếp ăn của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm (Quảng Ninh), nơi phục vụ trên 3.000 công nhân.
Lãnh đạo công ty cho biết đã thành lập ban chỉ đạo về an toàn vệ sinh thực phẩm, trang bị bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh của Bộ Công an và máy đo dư lượng nitrat để kiểm nghiệm thực phẩm đầu vào.
Giám đốc Trần Mạnh Cường khẳng định, chưa bao giờ có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra ở công ty này.
Kiểm tra thực tế cũng cho thấy khớp với báo cáo: bếp ăn sạch sẽ, tủ nấu cơm bằng điện, chảo xào bằng hơi, có tủ bảo quản thực phẩm sống, chín riêng biệt, có máy sục ozon, tủ sấy bát đũa...
Hơn 17h, khi đoàn giám sát đến, rất nhiều món ăn đang được chế biến, từ độ tươi, màu, mùi đều khá hấp dẫn.
Rời khu nấu nướng, Phó chủ tịch Hiển đi vào phòng sấy bát đũa. Lát sau, ông gọi người phụ trách bếp ăn đến và bảo, đồ chứa thức ăn rửa chưa sạch, khi vẫn còn có cảm giác nhờn, và như thế thì chưa thể nói là “hoàn toàn bảo đảm vệ sinh”.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát hiện, mẫu thức ăn được lưu nhưng lại không niêm phong theo đúng quy định. Nếu chẳng may có chuyện thì việc thay đổi mẫu là hoàn toàn có thể xảy ra.
Kiểm soát từ nguồn
Trước khi đến Hà Lầm, đoàn giám sát đã tới Công ty Cổ phần Nhật Long ở Phường Hà Phong (thành phố Hạ Long).
Không ít đoạn trên đường từ trung tâm thành phố đến đây ngập trong mù mịt bụi, dù Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Thị Thu Thuỷ cho biết đã có nhiều giải pháp hạn chế bụi được thực thi.
Trên đường rời Nhật Long, ông Hiển bày tỏ băn khoăn với Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh rằng, bụi như thế thì rau có đảm bảo an toàn không?
Chia sẻ băn khoăn này, Thứ trưởng Khánh nêu nguy cơ mất an toàn từ kim loại nặng trong bụi, với đặc trưng khai thác than ở đây và dãy núi đá bên cạnh cũng đang được khai thác.
Tới cánh đồng rau gần nhất thuộc phường Hà Phong, ông Hiển dừng xe bước xuống. Băn khoăn càng tăng lên, khi không chỉ lá rau dày bụi mà dòng nước tưới dưới con mương dùng tưới rau cũng đen đặc, vỏ thuốc sâu xuất xứ từ Trung Quốc vương vãi...
Bà Thuỷ nói, đây không phải bụi than. Nhưng nhìn mảnh giấy ăn nhuốm bụi đen vừa lau nhẹ trên lá rau hái trên ruộng, ông Hiển quả quyết đó chính là bụi than.
“Xa mỏ than mà còn thế này, vậy ở gần thì thế nào nữa?”, Phó chủ tịch Quốc hội lo ngại.
Nhưng, theo ông, đừng “đổ tội” cho việc khai thác than, khi mà ở nhiều nơi còn khai thác với quy mô lớn hơn vẫn không để ảnh hưởng đến môi trường. Câu chuyện lớn hơn được ông trao đổi từ ít phút dừng xe “ngoài kế hoạch” này chính là kiểm soát an toàn thực phẩm từ nguồn.
“Muốn có thực phẩm sạch thì phải có đất sạch, nước sạch, không khí sạch. Môi trường không sạch thì đừng nói có thực phẩm sạch”, ông nói.
Kiểm soát từ nguồn cũng là vấn đề được nhiều quan khách dự cuộc hội thảo ngày 1/3 về an toàn thực phẩm tại Quảng Ninh quan tâm. Nhưng vấn đề này dường như vẫn quá xa vời với Việt Nam.
Việc gần hơn có thể làm, theo nhiều ý kiến là sửa Luật An toàn thực phẩm theo hướng đổi mới phương thức quản lý đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và sản phẩm thực phẩm.
Còn gần hơn nữa là thực thi nghiêm túc các quy định hiện hành, đầu tư đúng mức cho quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.
Điểm đến đầu tiên là một cơ sở chế biến chả mực giã tay khá nổi tiếng. Các thông tin từ chủ nhà (bao gồm cả hồ sơ giấy tờ) đều có vẻ có độ tin cậy khá cao. Kết quả test nhanh từ cơ quan chức năng đi cùng đoàn cũng không phát hiện vi phạm gì.
Phía sau báo cáo
Trưởng đoàn giám sát lần lượt kiểm tra nguồn nước, kho chứa nguyên liệu và các công đoạn chế biến. Dừng lại lâu hơn ở khâu đóng gói thành phẩm, Phó chủ tịch cầm vỏ bao bì và dừng lại ngay ở thông tin về thành phần khi sau mực tươi, hạt tiêu, nước mắm, hành, tỏi là dấu ba chấm.
“Tại sao lại có dấu ba chấm ở đây, đã là thành phần thì phải “cứng”, trong dấu ba chấm này mà có... hàn the thì sao?”, Phó chủ tịch Quốc hội đặt vấn đề.
Thông tin nữa trên bao bì được ông Hiển quan tâm là hạn sử dụng 6 tháng kể từ ngày sản xuất. “Cái này căn cứ vào đâu? Cơ quan nào kiểm nghiệm và chứng nhận?”, một số thành viên trong đoàn có cùng băn khoăn với ông Hiển.
Câu trả lời là từ thực tế bảo quản của chính doanh nghiệp khiến Phó chủ tịch Quốc hội không yên tâm. Ông cũng băn khoăn khi thành phẩm được đóng vào hộp xốp không có thông tin về nguồn gốc xuất xứ, dù chủ doanh nghiệp cho biết mua của đầu mối ổn định, và cũng không được xử lý gì trước khi đóng gói.
Cũng vẫn rất “hoàn hảo” là báo cáo về bếp ăn của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm (Quảng Ninh), nơi phục vụ trên 3.000 công nhân.
Lãnh đạo công ty cho biết đã thành lập ban chỉ đạo về an toàn vệ sinh thực phẩm, trang bị bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh của Bộ Công an và máy đo dư lượng nitrat để kiểm nghiệm thực phẩm đầu vào.
Giám đốc Trần Mạnh Cường khẳng định, chưa bao giờ có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra ở công ty này.
Kiểm tra thực tế cũng cho thấy khớp với báo cáo: bếp ăn sạch sẽ, tủ nấu cơm bằng điện, chảo xào bằng hơi, có tủ bảo quản thực phẩm sống, chín riêng biệt, có máy sục ozon, tủ sấy bát đũa...
Hơn 17h, khi đoàn giám sát đến, rất nhiều món ăn đang được chế biến, từ độ tươi, màu, mùi đều khá hấp dẫn.
Rời khu nấu nướng, Phó chủ tịch Hiển đi vào phòng sấy bát đũa. Lát sau, ông gọi người phụ trách bếp ăn đến và bảo, đồ chứa thức ăn rửa chưa sạch, khi vẫn còn có cảm giác nhờn, và như thế thì chưa thể nói là “hoàn toàn bảo đảm vệ sinh”.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát hiện, mẫu thức ăn được lưu nhưng lại không niêm phong theo đúng quy định. Nếu chẳng may có chuyện thì việc thay đổi mẫu là hoàn toàn có thể xảy ra.
Kiểm soát từ nguồn
Trước khi đến Hà Lầm, đoàn giám sát đã tới Công ty Cổ phần Nhật Long ở Phường Hà Phong (thành phố Hạ Long).
Không ít đoạn trên đường từ trung tâm thành phố đến đây ngập trong mù mịt bụi, dù Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Thị Thu Thuỷ cho biết đã có nhiều giải pháp hạn chế bụi được thực thi.
Trên đường rời Nhật Long, ông Hiển bày tỏ băn khoăn với Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh rằng, bụi như thế thì rau có đảm bảo an toàn không?
Chia sẻ băn khoăn này, Thứ trưởng Khánh nêu nguy cơ mất an toàn từ kim loại nặng trong bụi, với đặc trưng khai thác than ở đây và dãy núi đá bên cạnh cũng đang được khai thác.
Tới cánh đồng rau gần nhất thuộc phường Hà Phong, ông Hiển dừng xe bước xuống. Băn khoăn càng tăng lên, khi không chỉ lá rau dày bụi mà dòng nước tưới dưới con mương dùng tưới rau cũng đen đặc, vỏ thuốc sâu xuất xứ từ Trung Quốc vương vãi...
Bà Thuỷ nói, đây không phải bụi than. Nhưng nhìn mảnh giấy ăn nhuốm bụi đen vừa lau nhẹ trên lá rau hái trên ruộng, ông Hiển quả quyết đó chính là bụi than.
“Xa mỏ than mà còn thế này, vậy ở gần thì thế nào nữa?”, Phó chủ tịch Quốc hội lo ngại.
Nhưng, theo ông, đừng “đổ tội” cho việc khai thác than, khi mà ở nhiều nơi còn khai thác với quy mô lớn hơn vẫn không để ảnh hưởng đến môi trường. Câu chuyện lớn hơn được ông trao đổi từ ít phút dừng xe “ngoài kế hoạch” này chính là kiểm soát an toàn thực phẩm từ nguồn.
“Muốn có thực phẩm sạch thì phải có đất sạch, nước sạch, không khí sạch. Môi trường không sạch thì đừng nói có thực phẩm sạch”, ông nói.
Kiểm soát từ nguồn cũng là vấn đề được nhiều quan khách dự cuộc hội thảo ngày 1/3 về an toàn thực phẩm tại Quảng Ninh quan tâm. Nhưng vấn đề này dường như vẫn quá xa vời với Việt Nam.
Việc gần hơn có thể làm, theo nhiều ý kiến là sửa Luật An toàn thực phẩm theo hướng đổi mới phương thức quản lý đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và sản phẩm thực phẩm.
Còn gần hơn nữa là thực thi nghiêm túc các quy định hiện hành, đầu tư đúng mức cho quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.