Australia lên tiếng về việc cử tàu, máy bay tới biển Đông
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã cảnh báo việc máy bay Australia bay tới biển Đông
Tàu và máy bay của Australia có mặt ở biển Đông là một phần trong các hoạt động bình thường của hải quân nước này, tờ The Australian dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao của Australia cho biết.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Ngoại trường Australia Julie Bishop ngày 11/6 phát biểu tại Viện Lowy ở Sydney rằng nước này cần lên tiếng phản đối nếu Trung Quốc đơn phương thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Đông.
60% hàng xuất khẩu và 40% hàng nhập khẩu của Australia đi qua biển Đông hàng năm.
Đã xuất hiện một số ý kiến lo ngại về việc Trung Quốc có thể đưa vũ khí hạng nặng tới những hòn đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép trên biển Đông trước khi tuyên bố thiết lập ADIZ.
Các nhà ngoại giao Australia hiện đang tìm cách đưa Trung Quốc tham gia vào một bộ quy tắc ứng xử (COC) về biển Đông. Nếu đạt được COC, các bên sẽ tránh được những hành động “có thể làm gia tăng căng thẳng và những toan tính hoặc đánh giá sai lầm mà cuối cùng có thể dẫn tới một dạng xung đột nào đó” - bà Bishop nói.
Trong mấy tuần gần đây, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng tải những bài viết có nội dung cảnh báo việc máy bay Australia bay tới biển Đông.
Phó đô đốc David Johnston của Australia nói nước này hiện có tàu và máy bay tuần tra hoạt động ở biển Đông.
“Chúng tôi có các hoạt động thông thường ở biển Đông và đã làm những việc này trong nhiều năm”, ông Johnston phát biểu trước báo giới ở Canberra.
Mới đây, Lực lượng Phòng thủ Australia đã hoàn tất một cuộc tập trận kéo dài 10 ngày, bao gồm tập trận trên biển Đông, nhằm tăng cường hợp tác hải quân với Malaysia, Singapore, New Zealand và Anh.
Đây là cuộc tập trận mang tên Bersama Shield, dựa trên kịch bản giúp Malaysia và Singapore phòng thủ. Lực lượng của Australia tham gia cuộc tập trận có tàu ngầm HMAS Rankin, tàu khu trục HMAS Perth và máy bay RAAF.
“Việc quan trọng là chúng tôi cần phải đóng góp vào sự ổn định của khu vực”, Phó đô đốc Johnston phát biểu.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Ngoại trường Australia Julie Bishop ngày 11/6 phát biểu tại Viện Lowy ở Sydney rằng nước này cần lên tiếng phản đối nếu Trung Quốc đơn phương thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Đông.
60% hàng xuất khẩu và 40% hàng nhập khẩu của Australia đi qua biển Đông hàng năm.
Đã xuất hiện một số ý kiến lo ngại về việc Trung Quốc có thể đưa vũ khí hạng nặng tới những hòn đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép trên biển Đông trước khi tuyên bố thiết lập ADIZ.
Các nhà ngoại giao Australia hiện đang tìm cách đưa Trung Quốc tham gia vào một bộ quy tắc ứng xử (COC) về biển Đông. Nếu đạt được COC, các bên sẽ tránh được những hành động “có thể làm gia tăng căng thẳng và những toan tính hoặc đánh giá sai lầm mà cuối cùng có thể dẫn tới một dạng xung đột nào đó” - bà Bishop nói.
Trong mấy tuần gần đây, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng tải những bài viết có nội dung cảnh báo việc máy bay Australia bay tới biển Đông.
Phó đô đốc David Johnston của Australia nói nước này hiện có tàu và máy bay tuần tra hoạt động ở biển Đông.
“Chúng tôi có các hoạt động thông thường ở biển Đông và đã làm những việc này trong nhiều năm”, ông Johnston phát biểu trước báo giới ở Canberra.
Mới đây, Lực lượng Phòng thủ Australia đã hoàn tất một cuộc tập trận kéo dài 10 ngày, bao gồm tập trận trên biển Đông, nhằm tăng cường hợp tác hải quân với Malaysia, Singapore, New Zealand và Anh.
Đây là cuộc tập trận mang tên Bersama Shield, dựa trên kịch bản giúp Malaysia và Singapore phòng thủ. Lực lượng của Australia tham gia cuộc tập trận có tàu ngầm HMAS Rankin, tàu khu trục HMAS Perth và máy bay RAAF.
“Việc quan trọng là chúng tôi cần phải đóng góp vào sự ổn định của khu vực”, Phó đô đốc Johnston phát biểu.