“Giữ biển Đông phải dựa vào nền tảng lòng dân”
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc: “Chúng ta không chỉ dựa về sức mạnh về vật chất, quân sự mà còn phải dựa vào nền tảng lòng dân”
Bên lề Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc đã có những chia sẻ về câu chuyện biển Đông đang làm nóng công luận vài tuần gần đây.
Thưa ông, mới đây Quốc hội Việt Nam đã có phiên họp kín để nghe Chính phủ báo cáo về tình hình biển Đông. Tuy nhiên, đến nay Quốc hội vẫn chưa có tuyên bố về tình hình biển Đông. Xin ông cho biết ý kiến về vấn đề này?
Tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều, và mới đây tôi đã gửi thư cho Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan lập pháp tối cao bày tỏ thái độ rõ ràng khi Trung Quốc ráo riết xây đảo ở Trường Sa.
Ở đây có hai phương diện. Thứ nhất là cách đây một năm, Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó chúng ta đã có một tuyên bố về chủ quyền biển Đông. Mặc dù, lúc đó dân vẫn chưa thỏa mãn và đòi hỏi cao hơn nhưng nó đã có những ảnh hưởng nhất định.
Bây giờ đứng trước tình hình Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên biển Đông. So sánh sự di chuyển giàn khoan trong vùng biển chúng ta và xây đảo nhân tạo, cái nào nghiêm trọng hơn? Rõ ràng việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo là nghiêm trọng hơn thì chúng ta phải có hành xử nghiêm trọng hơn.
Đó là chưa nói đến sự việc này nghiêm trọng đến mức cả thế giới phải vào cuộc. Trong đó có rất nhiều các nước lớn đã lên tiếng, bày tỏ thái độ phản đối trước hành động thái quá của Trung Quốc. Chúng ta hoan nghênh sự ủng hộ của thế giới nhưng ta vẫn phải chủ động.
Còn phương diện thứ hai là gì?
Thứ hai là về mặt lịch sử, Quốc hội vừa là cơ quan nhà nước cao nhất đồng thời cũng là tiếng nói của người dân cho nên nó vừa là ngoại giao đa phương vừa là ngoại giao nhân dân.
Trong quá khứ, trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, bao giờ họp Quốc hội cũng tuyên bố rất sớm vì đó là tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân. Nội trị tốt thì ngoại giao mới tốt được. Còn việc để người dân băn khoăn, đại biểu băn khoăn thì Quốc hội phải suy nghĩ.
Tôi hy vọng từ giờ đến cuối kỳ họp, Quốc hội sẽ có tuyên bố chính thức, mạnh mẽ và tương xứng với tình hình biển Đông hiện nay.
Gần đây, trên báo chí trong nước, bàn về vấn đề biển Đông, nhiều chuyên gia đã lên tiếng đòi hỏi Đảng, Nhà nước và Quốc hội cần lên tiếng và có những đối sách cụ thể đối với vấn đề biển Đông. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Trong thời gian vừa rồi nhà nước có huy động rất nhiều chuyên gia, học giả cùng bàn về tình hình biển Đông. Việc tập hợp trí tuệ, tập hợp kinh nghiệm và tập hợp sức mạnh tinh thần là hết sức cần thiết. Chúng ta không chỉ dựa về sức mạnh về vật chất, quân sự mà còn phải dựa vào nền tảng lòng dân.
Vào thời điểm này năm ngoái, khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan dầu 981 cùng đoàn tàu, máy bay quân sự, bán quân sự hùng hậu vào xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước ta thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - người đứng đầu Chính phủ Việt Nam - đã có một tuyên bố dõng dạc khi trả lời phỏng vấn các hãng thông tấn uy tín của nước ngoài rằng Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.
Thủ tướng đã nói lên tiếng nói, tấm lòng của hàng triệu người dân Việt Nam vào thời điểm đó.
Thông điệp đó của Thủ tướng có giá trị thế nào trong giai đoạn hiện nay khi mà diễn biến tình hình biển Đông đang có những thay đổi nhanh chóng và Việt Nam đang đứng trước các thời cơ và thách thức trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ?
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vấn đề chủ quyền biển Đông đã được toàn thể nhân dân ủng hộ. Trong phiên họp chất vấn tới đây là cơ hội để Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bày tỏ quan điểm của mình về biển Đông, về chủ quyền lãnh thổ.
Xin nhấn mạnh lại, tôi cũng như rất nhiều đại biểu và toàn thể nhân dân đang mong đợi điều này.
Thưa ông, mới đây Quốc hội Việt Nam đã có phiên họp kín để nghe Chính phủ báo cáo về tình hình biển Đông. Tuy nhiên, đến nay Quốc hội vẫn chưa có tuyên bố về tình hình biển Đông. Xin ông cho biết ý kiến về vấn đề này?
Tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều, và mới đây tôi đã gửi thư cho Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan lập pháp tối cao bày tỏ thái độ rõ ràng khi Trung Quốc ráo riết xây đảo ở Trường Sa.
Ở đây có hai phương diện. Thứ nhất là cách đây một năm, Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó chúng ta đã có một tuyên bố về chủ quyền biển Đông. Mặc dù, lúc đó dân vẫn chưa thỏa mãn và đòi hỏi cao hơn nhưng nó đã có những ảnh hưởng nhất định.
Bây giờ đứng trước tình hình Trung Quốc xây đảo nhân tạo trên biển Đông. So sánh sự di chuyển giàn khoan trong vùng biển chúng ta và xây đảo nhân tạo, cái nào nghiêm trọng hơn? Rõ ràng việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo là nghiêm trọng hơn thì chúng ta phải có hành xử nghiêm trọng hơn.
Đó là chưa nói đến sự việc này nghiêm trọng đến mức cả thế giới phải vào cuộc. Trong đó có rất nhiều các nước lớn đã lên tiếng, bày tỏ thái độ phản đối trước hành động thái quá của Trung Quốc. Chúng ta hoan nghênh sự ủng hộ của thế giới nhưng ta vẫn phải chủ động.
Còn phương diện thứ hai là gì?
Thứ hai là về mặt lịch sử, Quốc hội vừa là cơ quan nhà nước cao nhất đồng thời cũng là tiếng nói của người dân cho nên nó vừa là ngoại giao đa phương vừa là ngoại giao nhân dân.
Trong quá khứ, trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, bao giờ họp Quốc hội cũng tuyên bố rất sớm vì đó là tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân. Nội trị tốt thì ngoại giao mới tốt được. Còn việc để người dân băn khoăn, đại biểu băn khoăn thì Quốc hội phải suy nghĩ.
Tôi hy vọng từ giờ đến cuối kỳ họp, Quốc hội sẽ có tuyên bố chính thức, mạnh mẽ và tương xứng với tình hình biển Đông hiện nay.
Gần đây, trên báo chí trong nước, bàn về vấn đề biển Đông, nhiều chuyên gia đã lên tiếng đòi hỏi Đảng, Nhà nước và Quốc hội cần lên tiếng và có những đối sách cụ thể đối với vấn đề biển Đông. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Trong thời gian vừa rồi nhà nước có huy động rất nhiều chuyên gia, học giả cùng bàn về tình hình biển Đông. Việc tập hợp trí tuệ, tập hợp kinh nghiệm và tập hợp sức mạnh tinh thần là hết sức cần thiết. Chúng ta không chỉ dựa về sức mạnh về vật chất, quân sự mà còn phải dựa vào nền tảng lòng dân.
Vào thời điểm này năm ngoái, khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan dầu 981 cùng đoàn tàu, máy bay quân sự, bán quân sự hùng hậu vào xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước ta thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - người đứng đầu Chính phủ Việt Nam - đã có một tuyên bố dõng dạc khi trả lời phỏng vấn các hãng thông tấn uy tín của nước ngoài rằng Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.
Thủ tướng đã nói lên tiếng nói, tấm lòng của hàng triệu người dân Việt Nam vào thời điểm đó.
Thông điệp đó của Thủ tướng có giá trị thế nào trong giai đoạn hiện nay khi mà diễn biến tình hình biển Đông đang có những thay đổi nhanh chóng và Việt Nam đang đứng trước các thời cơ và thách thức trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ?
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vấn đề chủ quyền biển Đông đã được toàn thể nhân dân ủng hộ. Trong phiên họp chất vấn tới đây là cơ hội để Thủ tướng Chính phủ tiếp tục bày tỏ quan điểm của mình về biển Đông, về chủ quyền lãnh thổ.
Xin nhấn mạnh lại, tôi cũng như rất nhiều đại biểu và toàn thể nhân dân đang mong đợi điều này.