Ba lợi thế khi quỹ đầu tư “vào” doanh nghiệp
Trên thế giới, vai trò của các quỹ đầu tư cổ phần tư nhân (private equity fund) được nhìn nhận theo những hướng khác nhau
Trên thế giới, vai trò của các quỹ đầu tư cổ phần tư nhân (private equity fund) được nhìn nhận theo những hướng khác nhau.
Có hướng đánh giá vai trò tích cực của quỹ khi đầu tư vào các công ty và làm gia tăng giá trị cho các công ty đó, nhưng cũng có quan điểm cho rằng họ chỉ có mục tiêu thu lợi nhuận trong một hạn định.
Ở Việt Nam, sự xuất hiện của các quỹ đầu tư tư nhân đã dần trở nên quen thuộc. Đâu là đóng góp của những quỹ này đối với doanh nghiệp Việt Nam?
Cuộc trò chuyện với ông Phạm Cao Vinh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mặt Trời Vàng (Goldsun) - công ty có sự tham gia của quỹ đầu tư Mekong Enterprise Fund do Công ty Quản lý quỹ Mekong Capital quản lý, tập trung vào một số vấn đề liên quan…
Là một trong số không nhiều các doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư từ một quỹ đầu tư cổ phần tư nhân, ông đánh giá như thế nào về loại hình quỹ này?
Theo tôi, với khoản đầu tư giống như của Mekong Capital đầu tư vào Goldsun hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp khác, lợi ích là làm gia tăng giá trị lâu dài cho doanh nghiệp, cụ thể bằng cách thông qua các hoạt động hỗ trợ hoặc hợp tác, ví dụ về cải tiến qui trình làm việc của hoạt động sản xuất kinh doanh, về tuyển dụng và sử dụng nhân sự cao cấp, về quản lý tài chính và kế toán. Đó là 3 lợi thế để tạo nên giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.
Còn đối với tổng thể chung, nó tạo ra những biến đổi của các doanh nghiệp đang từ mô hình này sang mô hình khác. Khi có vốn tham gia của nước ngoài thì bản chất về hoạt động doanh nghiệp cũng thay đổi khá nhiều, kể cả trong tư duy làm việc hay trong tính chuyên nghiệp hoặc trong các hoạt động khác. Nó như chất xúc tác làm cho sự thay đổi của doanh nghiệp theo hướng minh bạch và xã hội hóa thông tin nhanh hơn.
Nếu chúng ta tự làm, cũng có thể làm được, nhưng thời gian có khi rất dài hoặc không được chuyên nghiệp.
Theo ông, tính minh bạch có phải là một trong những yếu tố cản ngại đối với doanh nghiệp Việt Nam…?
Đó là điều chắc chắn tất cả các quỹ đầu tư nước ngoài đều e ngại không phải chỉ với doanh nghiệp tư nhân mà cả doanh nghiệp nói chung. Có thể trong tương lai, độ minh bạch hay những thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt hay còn được gọi là chuẩn mực quản trị doanh nghiệp của doanh nghiệp sẽ càng ngày càng tốt hơn.
Theo tôi, khi các doanh nghiệp đã xác định cổ phần hóa hãy chấp nhận trả giá cho việc đó. Nghĩa là làm cho mọi thứ minh bạch và làm mọi thứ theo quyền lợi của cổ đông, cổ đông thiểu số cũng phải có quyền lợi bình đẳng.
Việc Mekong Capital tham gia vào đã đẩy mạnh được lộ trình cải tiến để tiến tới chuẩn mực quản trị doanh nghiệp tốt của Goldsun. Lộ trình này không phải ngày một ngày hai có thể làm được, bởi nó cần phải đồng bộ rất nhiều về hệ thống quản trị doanh nghiệp nhân sự, tài chính, quản lý sản xuất, quan hệ với các nhà đầu tư, cổ đông, cung cấp thông tin, quản trị thông tin...
Chúng tôi đã nỗ lực suốt hơn 1 năm nay, và hiện tại vẫn tiếp tục nỗ lực thực hiện các cải cách nêu trên cho đến khi công ty lên sàn vào quí 2/2008. Còn rất nhiều việc phải làm…
Khi có sự tham gia của một quỹ đầu tư, Goldsun phải chịu sức ép như thế nào?
Tâm lý chung là khi các doanh nghiệp nghĩ rằng khi chuyển đổi sang cổ phần và nhượng bớt cổ phần của mình ra bên ngoài là giảm bớt sức ép của chính mình. Đó là quan điểm sai lầm.
Ngược lại nếu thực sự bước vào cuộc chơi cổ phần thì áp lực cho Ban điều hành tăng lên rất nhiều. Khi chuyển sang công ty cổ phần thì Ban giám đốc chịu sự giám sát, quản lý và tư vấn của Hội đồng Quản trị và trên đó là Đại hội đồng cổ đông. Rất nhiều cái cần phải thay đổi, tạo áp lực cho Ban điều hành, buộc Ban điều hành phải nỗ lực rất nhiều để có thể đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.
Nhưng một quỹ đầu tư có thời hạn đầu tư mà họ đã định trước, sẽ ra sao khi Mekong Capital rút lui để thu hồi cả vốn lẫn lãi? Khi đã quen với sự có mặt của họ, lúc đó liệu các ông có bị “hụt hẫng”?
Thông thường khoản đầu tư của các quỹ đầu tư cổ phần tư nhân có thời hạn từ 3 - 5 năm. Theo tôi, thời gian này đủ cho các doanh nghiệp thay đổi diện mạo và bản chất của mình và giá trị của doanh nghiệp sau thời gian đó đã tăng lên rất nhiều.
Tôi tin rằng khi đó các doanh nghiệp đã có thể hoạt động rất tốt và mạnh. Khi đó các quỹ không đóng vai trò lớn trong việc tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp nữa. Thông thường vai trò đó chỉ có giá trị 1, 2 năm đầu.
Được biết, Goldsun đang có kế hoạch phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược. Ong có thể cho biết một số thông tin cụ thể về việc phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược lần này của Goldsun?
Sắp tới Goldsun tiến hành 2 dự án mở rộng đầu tư. Thứ nhất là sản xuất đồ gia dụng để xuất khẩu với tổng trị giá đầu tư khoảng 60 tỷ đồng và tiến hành trong 2 năm chia làm 2 giai đoạn là 2007 và 2008. Thứ hai là mở rộng đầu tư cho in ấn và bao bì cao cấp trong cùng một giai đoạn 2007 và 2008 với tổng giá trị là 160 tỷ.
Công ty huy động vốn ngoài thị trường thông qua việc phát hành cổ phiếu mới. Dự kiến lần này sẽ phát hành khoảng 20% vốn điều lệ hiện tại, tương đương 8 tỷ mệnh giá. Dự kiến tiến hành trong tháng 06/2007 và đối tác chủ yếu là các cổ đông chiến lược, quỹ đầu tư và các tổ chức. Số lượng này sẽ dành cho từ 1-2 quỹ.
Hiện tại, Goldsun đã gặp gỡ, đàm phán với bao nhiêu nhà đầu tư chiến lược rồi?
Chúng tôi đang gặp gỡ và đàm phán với khoảng gần 10 quỹ, tiến tới rút gọn lại khoảng 4-6 quỹ và cuối cùng sẽ chỉ lựa chọn 1 hoặc 2 quỹ.
Với tư cách là một đại cổ đông, quan điểm của Mekong Capital với việc phát hành này của Goldsun như thế nào?
Bản thân dự án tạo giá trị gia tăng cho công ty nên Mekong Capital rất ủng hộ và mong muốn cho việc phát hành thành công. Bản thân Mekong cũng đã đầu tư 30% và quỹ 1 đã hết nên họ không thể tham gia tiếp vào đợt phát hành này.
Có hướng đánh giá vai trò tích cực của quỹ khi đầu tư vào các công ty và làm gia tăng giá trị cho các công ty đó, nhưng cũng có quan điểm cho rằng họ chỉ có mục tiêu thu lợi nhuận trong một hạn định.
Ở Việt Nam, sự xuất hiện của các quỹ đầu tư tư nhân đã dần trở nên quen thuộc. Đâu là đóng góp của những quỹ này đối với doanh nghiệp Việt Nam?
Cuộc trò chuyện với ông Phạm Cao Vinh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mặt Trời Vàng (Goldsun) - công ty có sự tham gia của quỹ đầu tư Mekong Enterprise Fund do Công ty Quản lý quỹ Mekong Capital quản lý, tập trung vào một số vấn đề liên quan…
Là một trong số không nhiều các doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư từ một quỹ đầu tư cổ phần tư nhân, ông đánh giá như thế nào về loại hình quỹ này?
Theo tôi, với khoản đầu tư giống như của Mekong Capital đầu tư vào Goldsun hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp khác, lợi ích là làm gia tăng giá trị lâu dài cho doanh nghiệp, cụ thể bằng cách thông qua các hoạt động hỗ trợ hoặc hợp tác, ví dụ về cải tiến qui trình làm việc của hoạt động sản xuất kinh doanh, về tuyển dụng và sử dụng nhân sự cao cấp, về quản lý tài chính và kế toán. Đó là 3 lợi thế để tạo nên giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.
Còn đối với tổng thể chung, nó tạo ra những biến đổi của các doanh nghiệp đang từ mô hình này sang mô hình khác. Khi có vốn tham gia của nước ngoài thì bản chất về hoạt động doanh nghiệp cũng thay đổi khá nhiều, kể cả trong tư duy làm việc hay trong tính chuyên nghiệp hoặc trong các hoạt động khác. Nó như chất xúc tác làm cho sự thay đổi của doanh nghiệp theo hướng minh bạch và xã hội hóa thông tin nhanh hơn.
Nếu chúng ta tự làm, cũng có thể làm được, nhưng thời gian có khi rất dài hoặc không được chuyên nghiệp.
Theo ông, tính minh bạch có phải là một trong những yếu tố cản ngại đối với doanh nghiệp Việt Nam…?
Đó là điều chắc chắn tất cả các quỹ đầu tư nước ngoài đều e ngại không phải chỉ với doanh nghiệp tư nhân mà cả doanh nghiệp nói chung. Có thể trong tương lai, độ minh bạch hay những thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt hay còn được gọi là chuẩn mực quản trị doanh nghiệp của doanh nghiệp sẽ càng ngày càng tốt hơn.
Theo tôi, khi các doanh nghiệp đã xác định cổ phần hóa hãy chấp nhận trả giá cho việc đó. Nghĩa là làm cho mọi thứ minh bạch và làm mọi thứ theo quyền lợi của cổ đông, cổ đông thiểu số cũng phải có quyền lợi bình đẳng.
Việc Mekong Capital tham gia vào đã đẩy mạnh được lộ trình cải tiến để tiến tới chuẩn mực quản trị doanh nghiệp tốt của Goldsun. Lộ trình này không phải ngày một ngày hai có thể làm được, bởi nó cần phải đồng bộ rất nhiều về hệ thống quản trị doanh nghiệp nhân sự, tài chính, quản lý sản xuất, quan hệ với các nhà đầu tư, cổ đông, cung cấp thông tin, quản trị thông tin...
Chúng tôi đã nỗ lực suốt hơn 1 năm nay, và hiện tại vẫn tiếp tục nỗ lực thực hiện các cải cách nêu trên cho đến khi công ty lên sàn vào quí 2/2008. Còn rất nhiều việc phải làm…
Khi có sự tham gia của một quỹ đầu tư, Goldsun phải chịu sức ép như thế nào?
Tâm lý chung là khi các doanh nghiệp nghĩ rằng khi chuyển đổi sang cổ phần và nhượng bớt cổ phần của mình ra bên ngoài là giảm bớt sức ép của chính mình. Đó là quan điểm sai lầm.
Ngược lại nếu thực sự bước vào cuộc chơi cổ phần thì áp lực cho Ban điều hành tăng lên rất nhiều. Khi chuyển sang công ty cổ phần thì Ban giám đốc chịu sự giám sát, quản lý và tư vấn của Hội đồng Quản trị và trên đó là Đại hội đồng cổ đông. Rất nhiều cái cần phải thay đổi, tạo áp lực cho Ban điều hành, buộc Ban điều hành phải nỗ lực rất nhiều để có thể đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.
Nhưng một quỹ đầu tư có thời hạn đầu tư mà họ đã định trước, sẽ ra sao khi Mekong Capital rút lui để thu hồi cả vốn lẫn lãi? Khi đã quen với sự có mặt của họ, lúc đó liệu các ông có bị “hụt hẫng”?
Thông thường khoản đầu tư của các quỹ đầu tư cổ phần tư nhân có thời hạn từ 3 - 5 năm. Theo tôi, thời gian này đủ cho các doanh nghiệp thay đổi diện mạo và bản chất của mình và giá trị của doanh nghiệp sau thời gian đó đã tăng lên rất nhiều.
Tôi tin rằng khi đó các doanh nghiệp đã có thể hoạt động rất tốt và mạnh. Khi đó các quỹ không đóng vai trò lớn trong việc tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp nữa. Thông thường vai trò đó chỉ có giá trị 1, 2 năm đầu.
Được biết, Goldsun đang có kế hoạch phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược. Ong có thể cho biết một số thông tin cụ thể về việc phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược lần này của Goldsun?
Sắp tới Goldsun tiến hành 2 dự án mở rộng đầu tư. Thứ nhất là sản xuất đồ gia dụng để xuất khẩu với tổng trị giá đầu tư khoảng 60 tỷ đồng và tiến hành trong 2 năm chia làm 2 giai đoạn là 2007 và 2008. Thứ hai là mở rộng đầu tư cho in ấn và bao bì cao cấp trong cùng một giai đoạn 2007 và 2008 với tổng giá trị là 160 tỷ.
Công ty huy động vốn ngoài thị trường thông qua việc phát hành cổ phiếu mới. Dự kiến lần này sẽ phát hành khoảng 20% vốn điều lệ hiện tại, tương đương 8 tỷ mệnh giá. Dự kiến tiến hành trong tháng 06/2007 và đối tác chủ yếu là các cổ đông chiến lược, quỹ đầu tư và các tổ chức. Số lượng này sẽ dành cho từ 1-2 quỹ.
Hiện tại, Goldsun đã gặp gỡ, đàm phán với bao nhiêu nhà đầu tư chiến lược rồi?
Chúng tôi đang gặp gỡ và đàm phán với khoảng gần 10 quỹ, tiến tới rút gọn lại khoảng 4-6 quỹ và cuối cùng sẽ chỉ lựa chọn 1 hoặc 2 quỹ.
Với tư cách là một đại cổ đông, quan điểm của Mekong Capital với việc phát hành này của Goldsun như thế nào?
Bản thân dự án tạo giá trị gia tăng cho công ty nên Mekong Capital rất ủng hộ và mong muốn cho việc phát hành thành công. Bản thân Mekong cũng đã đầu tư 30% và quỹ 1 đã hết nên họ không thể tham gia tiếp vào đợt phát hành này.