Bài học về vay nợ từ tỷ phú giàu nhất châu Á
Tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành là một doanh nhân rất thận trọng trong vấn đề vay nợ
Theo báo Wall Street Journal, có một bài học mà các tỷ phú Trung Quốc có thể học được từ Lý Gia Thành, tỷ phú giàu nhất châu Á. Đó là hãy thận trọng với việc vay nợ.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông hiếm hoi vào tuần trước, ông Lý Gia Thành nói rằng, thị trường bất động sản ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục đều có vẻ như đang quá nóng, và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự khôn ngoan về tài chính trong bối cảnh như vậy. “Chúng tôi cần phải thận trọng với nợ nần, giống như đang bước đi trên băng mỏng vậy”, tỷ phú họ Lý nói trên tờ Southern Weekend của Trung Quốc được Wall Street Journal trích dẫn lại. “Chúng tôi đã mua ít đất đi cả ở Hồng Kông và đại lục vì mức giá quá cao”.
Thị trường bất động sản đã trở thành một nguồn sản sinh của cải hàng đầu ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, các chủ đầu tư nhà đất ở Hồng Kông thận trọng hơn nhiều trong vấn đề vay nợ so với các chủ đầu tư ở Đại lục. Tỷ lệ nợ/tài sản trung bình của các công ty địa ốc đặt trụ sở ở Hồng Kông hiện ở mức khoảng 30%, chỉ bằng một nửa so với tỷ lệ của các doanh nghiệp bất động sản ở đại lục.
Tại Trung Quốc đại lục, các chủ đầu tư phát triển nhanh chóng nhờ con đường mua đất bằng tiền vay mượn, xây dựng nhà thật nhanh, và đôi khi bán nhà từ trước khi dự án hoàn thành. Tuy nhiên, những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản đã khiến doanh số và giá cả giảm tốc, đặt mô hình làm ăn của các chủ đầu tư ở đại lục vào thế rủi ro.
“Nhiều công ty Trung Quốc vay tiền với lãi suất rất cao, và không có cách nào để họ có thể kiếm được tỷ suất lợi nhuận cao như thế”, ông Antonio Huang, Giám đốc mảng tài chính thương mại tại thị trường châu Á của ngân hàng Banco Santander, nhận định. Theo ông Huang, khi tín dụng bị thắt chặt, điều tất yếu là một số chủ đầu tư sẽ vỡ nợ.
Tại tập đoàn Hutchison Whampoa của tỷ phú Lý Gia Thành, với các lĩnh vực là vận hành cảng biển, viễn thông, và bán lẻ, tỷ lệ nợ/tài sản là 43% tính đến cuối tháng 6 năm nay. Trong khi đó, tỷ lệ nợ/tài sản của công ty bất động sản Dalian Wanda Commercial Properties do tỷ phú hàng đầu đại lục Wang Jianlin nắm quyền kiểm soát lên tới 76% tính đến cùng thời điểm.
Tập đoàn của nhà họ Lý hoàn toàn có thể vay nợ thêm. Các lĩnh vực cảng biển, điện lực và viễn thông của tập đoàn đều có rủi ro tương đối thấp, và hầu như không chịu ảnh hưởng bởi các chu kỳ kinh tế. Ngoài ra, các công ty trong tập đoàn này cũng sản sinh lượng tiền mặt lớn, giúp việc thanh toán các khoản nợ diễn ra nhanh chóng.
Trái lại, hoạt động kinh doanh bất động sản của Wanda mang tính chu kỳ cao hơn. 83% doanh thu của công ty này đến từ việc bán nhà, thay vì cho thuê mặt bằng bán lẻ - mảng tạo ra dòng tiền ổn định hơn. Trong 6 tháng đầu năm nay, Wanda có dòng tiền hoạt động ở mức âm, đòi hỏi công ty phải vay mượn bên ngoài để có tiền đáp ứng các nhu cầu tài chính và trả nợ.
Bất chấp tình hình kinh tế ở Trung Quốc đại lục trở nên khó khăn hơn, Wanda đã vung tiền cho các vụ mua sắm ở nước ngoài. Năm nay, công ty này đã chi 1 tỷ USD để xây khách sạn cao nhất London, và thêm 1 tỷ USD nữa để thâu tóm hãng đóng du thuyền Anh quốc Sunseeker International. Năm ngoái, Wanda chi 2,6 tỷ USD để giành quyền sở hữu chuỗi rạp chiếu phim AMC Entertainment của Mỹ.
Wanda “bao biện” rằng, tỷ lệ nợ của mình là không hề cao so với các doanh nghiệp cùng tầm cỡ khác ở đại lục, và họ có thể bán các tài sản đầu tư để có tiền mặt trong trường hợp cần thiết.
Nếu nhìn vào danh sách những người giàu nhất Trung Quốc, có thể nhận thấy tỷ lệ vay nợ cao ở công ty mà các tỷ phú bất động sản hoặc đa ngành nắm quyền kiểm soát. Nhìn chung, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp Trung Quốc cao hơn chuẩn quốc tế. Ở Trung Quốc, nợ doanh nghiệp chiếm 127% GDP, so với mức trung bình 70% ở các thị trường mới nổi khác, theo số liệu của ngân hàng Tây Ban Nha Banco Bilbao Vizcaya Argentaria.
Tài sản của các tỷ phú Trung Quốc có gắn bó mật thiết với công ty của họ, vì hầu hết các tỷ phú này đều là doanh nhân thế hệ đầu tiên với tài sản xuất phát từ doanh nghiệp mà họ tự tay gây dựng nên.
Để giảm bớt rủi ro, các tỷ phú Trung Quốc đại lục có thể học hỏi từ tỷ phú Lý Gia Thành. Hiện tỷ phú Hồng Kông này cũng đang trong một “chiến dịch” mua sắm ở nước ngoài, nhưng ông biết cách giữ tỷ lệ vay nợ ở mức thấp.
Theo số liệu của hãng nghiên cứu Dealogic, từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 tới nay, công ty Cheung Kong Infrastructure Holdings của Lý Gia Thành đã chi hơn 22 tỷ USD cho các vụ thâu tóm ở nước ngoài. Tuy vậy, ngay khi đầu tư vào các công ty dịch vụ công cộng ở châu Â, Lý Gia Thành tính luôn chuyện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đối với công ty bán lẻ toàn cầu của ông là A.S. Watson vào năm tới. Dự kiến, vụ phát hành này sẽ thu về cho Lý Gia Thành số tiền 20 tỷ USD.
Không phải vụ làm ăn nào của Lý Gia Thành - người được coi là “siêu nhân” ở Hồng Kông vi sức mạnh kinh doanh của ông - cũng đem lại kết quả như mong đợi. Hutchinson đã thua lỗ 20 tỷ USD trong vòng 7 năm vì đầu tư vào mạng di động tốc độ cao. Tuy nhiên, tập đoàn này có khả năng hấp thụ khoản thua lỗ đó nhờ lĩnh vực kinh doanh đa dạng và mức nợ thấp.
Tờ Wall Street Journal kết luận, trong bối cảnh ngày càng có nhiều doanh nhân Trung Quốc gia nhập hàng ngũ tỷ phú, có lẽ họ nên nghĩ cách bảo vệ tài sản của mình, thay vì chỉ chăm chăm tìm cách làm cho khối tài sản đó phát triển với tốc độ chóng mặt.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông hiếm hoi vào tuần trước, ông Lý Gia Thành nói rằng, thị trường bất động sản ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục đều có vẻ như đang quá nóng, và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự khôn ngoan về tài chính trong bối cảnh như vậy. “Chúng tôi cần phải thận trọng với nợ nần, giống như đang bước đi trên băng mỏng vậy”, tỷ phú họ Lý nói trên tờ Southern Weekend của Trung Quốc được Wall Street Journal trích dẫn lại. “Chúng tôi đã mua ít đất đi cả ở Hồng Kông và đại lục vì mức giá quá cao”.
Thị trường bất động sản đã trở thành một nguồn sản sinh của cải hàng đầu ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, các chủ đầu tư nhà đất ở Hồng Kông thận trọng hơn nhiều trong vấn đề vay nợ so với các chủ đầu tư ở Đại lục. Tỷ lệ nợ/tài sản trung bình của các công ty địa ốc đặt trụ sở ở Hồng Kông hiện ở mức khoảng 30%, chỉ bằng một nửa so với tỷ lệ của các doanh nghiệp bất động sản ở đại lục.
Tại Trung Quốc đại lục, các chủ đầu tư phát triển nhanh chóng nhờ con đường mua đất bằng tiền vay mượn, xây dựng nhà thật nhanh, và đôi khi bán nhà từ trước khi dự án hoàn thành. Tuy nhiên, những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản đã khiến doanh số và giá cả giảm tốc, đặt mô hình làm ăn của các chủ đầu tư ở đại lục vào thế rủi ro.
“Nhiều công ty Trung Quốc vay tiền với lãi suất rất cao, và không có cách nào để họ có thể kiếm được tỷ suất lợi nhuận cao như thế”, ông Antonio Huang, Giám đốc mảng tài chính thương mại tại thị trường châu Á của ngân hàng Banco Santander, nhận định. Theo ông Huang, khi tín dụng bị thắt chặt, điều tất yếu là một số chủ đầu tư sẽ vỡ nợ.
Tại tập đoàn Hutchison Whampoa của tỷ phú Lý Gia Thành, với các lĩnh vực là vận hành cảng biển, viễn thông, và bán lẻ, tỷ lệ nợ/tài sản là 43% tính đến cuối tháng 6 năm nay. Trong khi đó, tỷ lệ nợ/tài sản của công ty bất động sản Dalian Wanda Commercial Properties do tỷ phú hàng đầu đại lục Wang Jianlin nắm quyền kiểm soát lên tới 76% tính đến cùng thời điểm.
Tập đoàn của nhà họ Lý hoàn toàn có thể vay nợ thêm. Các lĩnh vực cảng biển, điện lực và viễn thông của tập đoàn đều có rủi ro tương đối thấp, và hầu như không chịu ảnh hưởng bởi các chu kỳ kinh tế. Ngoài ra, các công ty trong tập đoàn này cũng sản sinh lượng tiền mặt lớn, giúp việc thanh toán các khoản nợ diễn ra nhanh chóng.
Trái lại, hoạt động kinh doanh bất động sản của Wanda mang tính chu kỳ cao hơn. 83% doanh thu của công ty này đến từ việc bán nhà, thay vì cho thuê mặt bằng bán lẻ - mảng tạo ra dòng tiền ổn định hơn. Trong 6 tháng đầu năm nay, Wanda có dòng tiền hoạt động ở mức âm, đòi hỏi công ty phải vay mượn bên ngoài để có tiền đáp ứng các nhu cầu tài chính và trả nợ.
Bất chấp tình hình kinh tế ở Trung Quốc đại lục trở nên khó khăn hơn, Wanda đã vung tiền cho các vụ mua sắm ở nước ngoài. Năm nay, công ty này đã chi 1 tỷ USD để xây khách sạn cao nhất London, và thêm 1 tỷ USD nữa để thâu tóm hãng đóng du thuyền Anh quốc Sunseeker International. Năm ngoái, Wanda chi 2,6 tỷ USD để giành quyền sở hữu chuỗi rạp chiếu phim AMC Entertainment của Mỹ.
Wanda “bao biện” rằng, tỷ lệ nợ của mình là không hề cao so với các doanh nghiệp cùng tầm cỡ khác ở đại lục, và họ có thể bán các tài sản đầu tư để có tiền mặt trong trường hợp cần thiết.
Nếu nhìn vào danh sách những người giàu nhất Trung Quốc, có thể nhận thấy tỷ lệ vay nợ cao ở công ty mà các tỷ phú bất động sản hoặc đa ngành nắm quyền kiểm soát. Nhìn chung, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp Trung Quốc cao hơn chuẩn quốc tế. Ở Trung Quốc, nợ doanh nghiệp chiếm 127% GDP, so với mức trung bình 70% ở các thị trường mới nổi khác, theo số liệu của ngân hàng Tây Ban Nha Banco Bilbao Vizcaya Argentaria.
Tài sản của các tỷ phú Trung Quốc có gắn bó mật thiết với công ty của họ, vì hầu hết các tỷ phú này đều là doanh nhân thế hệ đầu tiên với tài sản xuất phát từ doanh nghiệp mà họ tự tay gây dựng nên.
Để giảm bớt rủi ro, các tỷ phú Trung Quốc đại lục có thể học hỏi từ tỷ phú Lý Gia Thành. Hiện tỷ phú Hồng Kông này cũng đang trong một “chiến dịch” mua sắm ở nước ngoài, nhưng ông biết cách giữ tỷ lệ vay nợ ở mức thấp.
Theo số liệu của hãng nghiên cứu Dealogic, từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 tới nay, công ty Cheung Kong Infrastructure Holdings của Lý Gia Thành đã chi hơn 22 tỷ USD cho các vụ thâu tóm ở nước ngoài. Tuy vậy, ngay khi đầu tư vào các công ty dịch vụ công cộng ở châu Â, Lý Gia Thành tính luôn chuyện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đối với công ty bán lẻ toàn cầu của ông là A.S. Watson vào năm tới. Dự kiến, vụ phát hành này sẽ thu về cho Lý Gia Thành số tiền 20 tỷ USD.
Không phải vụ làm ăn nào của Lý Gia Thành - người được coi là “siêu nhân” ở Hồng Kông vi sức mạnh kinh doanh của ông - cũng đem lại kết quả như mong đợi. Hutchinson đã thua lỗ 20 tỷ USD trong vòng 7 năm vì đầu tư vào mạng di động tốc độ cao. Tuy nhiên, tập đoàn này có khả năng hấp thụ khoản thua lỗ đó nhờ lĩnh vực kinh doanh đa dạng và mức nợ thấp.
Tờ Wall Street Journal kết luận, trong bối cảnh ngày càng có nhiều doanh nhân Trung Quốc gia nhập hàng ngũ tỷ phú, có lẽ họ nên nghĩ cách bảo vệ tài sản của mình, thay vì chỉ chăm chăm tìm cách làm cho khối tài sản đó phát triển với tốc độ chóng mặt.