Bài toán nhân sự thời suy thoái
Nhiều doanh nghiệp trong nước hiện đang phải tính đến bài toán thu hẹp sản xuất và cắt giảm lao động
Theo đà suy thoái chung của kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp trong nước hiện đang phải tính đến bài toán thu hẹp sản xuất và cắt giảm lao động để có thể vượt qua những khó khăn trước mắt.
Từ nhu cầu giảm mạnh...
Sau một thời gian tăng giá mạnh, kể từ tháng 9, các doanh nghiệp thép phải đối diện với tình hình tồn trữ hàng quá lớn trong khi nhu cầu giảm mạnh. Giá một tấn phôi thép chỉ còn khoảng 520 Đô la Mỹ, giảm một nửa so với cách đây 3 tháng, nhưng vẫn rất khó bán khi giá bán phôi ở Nga chỉ khoảng 320 Đô la/tấn.
“Chúng tôi đã trả tổng cộng 45 tỉ đồng cho lãi suất ngân hàng và lương công nhân trong 3 tháng, trong khi công ty còn tồn 40.000 tấn phôi và khoảng 20.000 tấn nguyên liệu khác trong kho, nếu không tìm được người mua, chúng tôi chỉ có thể gồng gánh đến tháng 12 là cùng,” ông Đỗ Văn Thanh, Tổng giám đốc Thép Đình Vũ, chia sẻ.
Theo ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thép Việt - Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cả nước có 13 doanh nghiệp sản xuất thép lớn và 20 doanh nghiệp nhỏ thì một số đã tạm ngưng sản xuất từ tháng 7 vừa qua.
Tình hình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may cũng bị ngưng trệ, và nhiều doanh nghiệp đã rơi vào nguy cơ có thể phá sản do đơn hàng ít, cộng với những khó khăn từ đầu năm như chi phí nguyên liệu tăng, lãi suất ngân hàng cao.
Theo ông Nguyễn Đức Hoan, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Tp.HCM, lượng đơn hàng trong những tháng cuối năm của các công ty đang giảm khoảng 15-20%. Ông Hoan cũng cho biết, lượng đơn hàng thường tăng vào mùa sản xuất cuối năm khiến công nhân nhiều nơi phải tăng ca, nhưng năm nay nhiều công ty đã cho công nhân về sớm hơn. Và vì đơn hàng ít đi nên lương công nhân bị giảm, do đó các công ty phải thúc đẩy bán hàng nội địa để bù thêm vào phần lương cho công nhân.
Ông Hồ Viết Lý, Giám đốc Công ty Lụa tơ tằm Toàn Thịnh, cho biết đơn hàng đi Mỹ đã bị ngưng trệ hoàn toàn từ tháng 10, hàng xuất khẩu hiện nay chỉ bằng 20% so với những tháng trước. "Đến cuối năm nay mà tình hình không khá hơn, tôi sẽ chuyển hướng sang kinh doanh mặt hàng khác”, ông Lý cho biết.
Trong khi các doanh nghiệp lớn vẫn cố gắng cầm cự, thì nhiều xưởng may gia công nhỏ, (khoảng 30 lao động) tại các quận Tân Phú, Tân Bình đã phá sản, bán máy móc và cho thợ nghỉ việc.
... đến giảm lương, giảm lao động
Để có thể tồn tại, nhiều doanh nghiệp thép đã tính đến biện pháp giảm lao động. Ông Đỗ Duy Thái cho biết có một số lượng lớn trong 40.000 lao động của ngành thép đang đứng trước nguy cơ mất việc.
Tại Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng, công nhân đã bắt đầu nghỉ việc từ tháng này. Trong thời gian nghỉ, công nhân được nhận mức lương cơ bản, chỉ bằng 1/3 so với lương hiện tại.
Còn tại Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ thuộc Tổng công ty Thép miền Nam, anh Nguyễn Trung Thành, kỹ sư cán nguội, cho biết anh đã nghỉ ở nhà hơn một tháng nay vì nhà máy tạm ngưng sản xuất, mức lương anh nhận được chỉ bằng 2/3 so với trước. Công nhân của nhà máy đi làm theo kiểu “bảo trì máy móc” chứ không sản xuất, vì thế lương bị giảm, tình trạng khó khăn đã khiến một số công nhân tự nghỉ việc.
Theo ông Đỗ Văn Thanh, Công ty Thép Đình Vũ từng có 800 công nhân làm việc ở 2 nhà máy, nhưng bây giờ chỉ còn khoảng 200 công nhân và một nhà máy đã đóng cửa.
Ngành may cũng đứng trước vấn đề nan giải về lao động, một số công ty đã đóng cửa, hoặc giảm lương, giảm người.
Theo nhận định của ông Phạm Xuân Hồng, Tổng giám đốc Công ty May Sài Gòn 3 thì năm 2009, ngành may sẽ đối mặt với rất nhiều những khó khăn vì đa phần các công ty đều làm hàng gia công trong khi thị trường lớn nhất là châu Âu và Mỹ đang cắt giảm chi tiêu. "Khác với những năm trước, khi Tết vào, doanh nghiệp sợ thiếu công nhân, còn năm nay, tình hình có thể sẽ ngược lại", ông nói.
Nhiều công ty may trong thành phố vì nợ ngân hàng quá nhiều, thu không đủ bù chi đã phải cắt giảm lương của công nhân.
Ngành tài chính vẫn trầy trật
Dù đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất trong quý 2 và 3, nhưng hiện nay, tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành tài chính cũng chưa lấy gì làm khả quan hơn.
Các ngân hàng đang phải chống chọi với việc doanh nghiệp ngại vay vốn, và nguy cơ những khoản nợ cho vay bất động sản có thể trở thành nợ xấu cuối năm nay đã khiến nhiều ngân hàng bị giảm doanh thu và lợi nhuận.
Trong khi đó, tại các công ty chứng khoán, sự sụt giảm giao dịch khiến chi phí môi giới giảm theo, các dịch vụ khác cũng không còn thu hút nhà đầu tư nữa. Nhiều công ty hiện đang phải gồng gánh các chi phí, nói như một người trong ngành thì "làm thế nào để không lỗ là may rồi, nói chuyện thu được lợi nhuận cao trong giai đoạn này là rất khó".
Để chống đỡ, các công ty chứng khoán và ngân hàng đều đã sa thải nhiều nhân viên, cắt giảm lương và phụ cấp, và sắp xếp lại nhân sự trong các phòng ban.
Trưởng phòng Môi giới Công ty Chứng khoán ACBS cho biết từ đầu quý 2, công ty đã sa thải nhiều nhân viên, đồng thời áp dụng chính sách khuyến khích nhân viên nghỉ phép không ăn lương để giảm chi phí cho công ty.
Một nhân viên của Ngân hàng Nam Á cho biết lương không giảm nhưng phụ cấp ngoài lương chỉ còn bằng một nửa so với đầu năm.
Ông Nguyễn Hùng Mạnh, Phó chủ tịch Ngân hàng An Bình, cho rằng các công ty chứng khoán từ giờ đến cuối năm vẫn sẽ tiếp tục khó khăn. Công ty chứng khoán An Bình chưa sa thải nhân viên nhưng đã cắt giảm khoảng 20% lương.
Thanh Hương - Văn Nam - Thủy Triều (TBKTSG)
Từ nhu cầu giảm mạnh...
Sau một thời gian tăng giá mạnh, kể từ tháng 9, các doanh nghiệp thép phải đối diện với tình hình tồn trữ hàng quá lớn trong khi nhu cầu giảm mạnh. Giá một tấn phôi thép chỉ còn khoảng 520 Đô la Mỹ, giảm một nửa so với cách đây 3 tháng, nhưng vẫn rất khó bán khi giá bán phôi ở Nga chỉ khoảng 320 Đô la/tấn.
“Chúng tôi đã trả tổng cộng 45 tỉ đồng cho lãi suất ngân hàng và lương công nhân trong 3 tháng, trong khi công ty còn tồn 40.000 tấn phôi và khoảng 20.000 tấn nguyên liệu khác trong kho, nếu không tìm được người mua, chúng tôi chỉ có thể gồng gánh đến tháng 12 là cùng,” ông Đỗ Văn Thanh, Tổng giám đốc Thép Đình Vũ, chia sẻ.
Theo ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thép Việt - Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cả nước có 13 doanh nghiệp sản xuất thép lớn và 20 doanh nghiệp nhỏ thì một số đã tạm ngưng sản xuất từ tháng 7 vừa qua.
Tình hình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may cũng bị ngưng trệ, và nhiều doanh nghiệp đã rơi vào nguy cơ có thể phá sản do đơn hàng ít, cộng với những khó khăn từ đầu năm như chi phí nguyên liệu tăng, lãi suất ngân hàng cao.
Theo ông Nguyễn Đức Hoan, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Tp.HCM, lượng đơn hàng trong những tháng cuối năm của các công ty đang giảm khoảng 15-20%. Ông Hoan cũng cho biết, lượng đơn hàng thường tăng vào mùa sản xuất cuối năm khiến công nhân nhiều nơi phải tăng ca, nhưng năm nay nhiều công ty đã cho công nhân về sớm hơn. Và vì đơn hàng ít đi nên lương công nhân bị giảm, do đó các công ty phải thúc đẩy bán hàng nội địa để bù thêm vào phần lương cho công nhân.
Ông Hồ Viết Lý, Giám đốc Công ty Lụa tơ tằm Toàn Thịnh, cho biết đơn hàng đi Mỹ đã bị ngưng trệ hoàn toàn từ tháng 10, hàng xuất khẩu hiện nay chỉ bằng 20% so với những tháng trước. "Đến cuối năm nay mà tình hình không khá hơn, tôi sẽ chuyển hướng sang kinh doanh mặt hàng khác”, ông Lý cho biết.
Trong khi các doanh nghiệp lớn vẫn cố gắng cầm cự, thì nhiều xưởng may gia công nhỏ, (khoảng 30 lao động) tại các quận Tân Phú, Tân Bình đã phá sản, bán máy móc và cho thợ nghỉ việc.
... đến giảm lương, giảm lao động
Để có thể tồn tại, nhiều doanh nghiệp thép đã tính đến biện pháp giảm lao động. Ông Đỗ Duy Thái cho biết có một số lượng lớn trong 40.000 lao động của ngành thép đang đứng trước nguy cơ mất việc.
Tại Công ty Cổ phần Thép Đà Nẵng, công nhân đã bắt đầu nghỉ việc từ tháng này. Trong thời gian nghỉ, công nhân được nhận mức lương cơ bản, chỉ bằng 1/3 so với lương hiện tại.
Còn tại Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ thuộc Tổng công ty Thép miền Nam, anh Nguyễn Trung Thành, kỹ sư cán nguội, cho biết anh đã nghỉ ở nhà hơn một tháng nay vì nhà máy tạm ngưng sản xuất, mức lương anh nhận được chỉ bằng 2/3 so với trước. Công nhân của nhà máy đi làm theo kiểu “bảo trì máy móc” chứ không sản xuất, vì thế lương bị giảm, tình trạng khó khăn đã khiến một số công nhân tự nghỉ việc.
Theo ông Đỗ Văn Thanh, Công ty Thép Đình Vũ từng có 800 công nhân làm việc ở 2 nhà máy, nhưng bây giờ chỉ còn khoảng 200 công nhân và một nhà máy đã đóng cửa.
Ngành may cũng đứng trước vấn đề nan giải về lao động, một số công ty đã đóng cửa, hoặc giảm lương, giảm người.
Theo nhận định của ông Phạm Xuân Hồng, Tổng giám đốc Công ty May Sài Gòn 3 thì năm 2009, ngành may sẽ đối mặt với rất nhiều những khó khăn vì đa phần các công ty đều làm hàng gia công trong khi thị trường lớn nhất là châu Âu và Mỹ đang cắt giảm chi tiêu. "Khác với những năm trước, khi Tết vào, doanh nghiệp sợ thiếu công nhân, còn năm nay, tình hình có thể sẽ ngược lại", ông nói.
Nhiều công ty may trong thành phố vì nợ ngân hàng quá nhiều, thu không đủ bù chi đã phải cắt giảm lương của công nhân.
Ngành tài chính vẫn trầy trật
Dù đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất trong quý 2 và 3, nhưng hiện nay, tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành tài chính cũng chưa lấy gì làm khả quan hơn.
Các ngân hàng đang phải chống chọi với việc doanh nghiệp ngại vay vốn, và nguy cơ những khoản nợ cho vay bất động sản có thể trở thành nợ xấu cuối năm nay đã khiến nhiều ngân hàng bị giảm doanh thu và lợi nhuận.
Trong khi đó, tại các công ty chứng khoán, sự sụt giảm giao dịch khiến chi phí môi giới giảm theo, các dịch vụ khác cũng không còn thu hút nhà đầu tư nữa. Nhiều công ty hiện đang phải gồng gánh các chi phí, nói như một người trong ngành thì "làm thế nào để không lỗ là may rồi, nói chuyện thu được lợi nhuận cao trong giai đoạn này là rất khó".
Để chống đỡ, các công ty chứng khoán và ngân hàng đều đã sa thải nhiều nhân viên, cắt giảm lương và phụ cấp, và sắp xếp lại nhân sự trong các phòng ban.
Trưởng phòng Môi giới Công ty Chứng khoán ACBS cho biết từ đầu quý 2, công ty đã sa thải nhiều nhân viên, đồng thời áp dụng chính sách khuyến khích nhân viên nghỉ phép không ăn lương để giảm chi phí cho công ty.
Một nhân viên của Ngân hàng Nam Á cho biết lương không giảm nhưng phụ cấp ngoài lương chỉ còn bằng một nửa so với đầu năm.
Ông Nguyễn Hùng Mạnh, Phó chủ tịch Ngân hàng An Bình, cho rằng các công ty chứng khoán từ giờ đến cuối năm vẫn sẽ tiếp tục khó khăn. Công ty chứng khoán An Bình chưa sa thải nhân viên nhưng đã cắt giảm khoảng 20% lương.
Thanh Hương - Văn Nam - Thủy Triều (TBKTSG)