Bản quyền nhạc số: Khởi đầu và guồng chỉ rối
Sáu website nhạc số đầu tiên được nhận giấy phép sử dụng bản ghi âm nhạc trên Internet của RIAV
Chiều 19/4, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) đã tổ chức lễ trao giấy phép sử dụng bản ghi âm nhạc trên Internet cho sáu website nhạc số.
Đó là những website của Công ty Cổ phần Yêu âm nhạc (www.yeuamnhac.com), Công ty Cổ phần Quảng cáo 24h (www.nhac.vui.vn), Công ty Cổ phần Trò chơi Việt Nam (mp3.zing.vn), Công ty Cổ phần Truyền thông Naiscorp (www.socbay.com), Công ty TNHH Chân trời Việt (www.inghe.com), Công ty Cổ phần Pops Media (www.pops.vn).
Sáu website là con số quá nhỏ so với thực tế các website nhạc online đang hoạt động. Thế nhưng trong buổi lễ, mọi phát biểu của các quan chức quản lý nhà nước và cả đối tác nước ngoài đều xem đó là một thắng lợi lớn trong tiến trình giải quyết vấn nạn tác quyền.
Phát biểu trong buổi lễ trao giấy phép, đại diện các đơn vị sử dụng bản ghi âm nhạc đều nhấn mạnh đến sự công bằng và hợp lý trong kinh doanh. Vì sự tôn trọng pháp luật cũng như quyền tác giả, quyền liên quan, người sử dụng đã chấp nhận chi tiền dù chưa hề tính phí nghe nhạc đối với người dùng cuối.
Trong số hơn 46 hãng sản xuất băng đĩa, số đơn vị đã ký hợp đồng ủy thác với RIAV đến nay chỉ mới 26. Đây sẽ là một trở ngại không nhỏ khi RIAV truy thu phí tác quyền. Nhiều website âm nhạc lớn đã có những thỏa thuận riêng với từng hãng đĩa, tác giả và điều này hoàn toàn đúng luật. Thế nhưng trong báo cáo hoạt động, RIAV lại xem việc các đơn vị ký hợp đồng trực tiếp, không thông qua RIAV là "cố tình tạo ra sự mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ".
Ông Diệp Khắc Dân, đại diện trang nhac.vui.vn, lại băn khoăn về lời hứa hỗ trợ từ Hiệp hội sau khi hợp đồng đã được ký kết. Ông nói: "Hiệp hội không dẹp được các trang web vi phạm tác quyền thì việc chúng tôi ký kết hợp đồng chỉ có ý nghĩa về mặt luật pháp và tinh thần chứ không hiệu quả về kinh doanh. Chúng tôi phải trả một khoản phí rất lớn, nhưng lại không có gì hơn các trang không trả phí thì chúng tôi sẽ kinh doanh sao đây?".
Qua tìm hiểu, mỗi hợp đồng RIAV ký với các đơn vị sử dụng nhạc số có giá trị tối thiểu là 1 tỉ đồng/năm và RIAV sẽ giữ lại 20% số này, còn lại sẽ phân bổ về các hãng đĩa thành viên.
Nhạc sĩ Trịnh Gia Kiệt lại có một băn khoăn khác. Theo anh, trừ một vài hãng đĩa hiện còn tổ chức sản xuất album, gần như các hãng đĩa ngày nay chỉ làm công việc gia công đĩa, phát hành. Việc RIAV phân bổ tác quyền bản ghi âm cho hãng đĩa là một sự bất công với nhà đầu tư thực tế. Việc hợp đồng giữa RIAV và các website nhạc online có hiệu lực kể từ ngày ký sẽ khiến các đơn vị khác cố tình trì hoãn thực hiện nghĩa vụ tác quyền vì càng chậm ký càng... tiết kiệm.
Đó là những website của Công ty Cổ phần Yêu âm nhạc (www.yeuamnhac.com), Công ty Cổ phần Quảng cáo 24h (www.nhac.vui.vn), Công ty Cổ phần Trò chơi Việt Nam (mp3.zing.vn), Công ty Cổ phần Truyền thông Naiscorp (www.socbay.com), Công ty TNHH Chân trời Việt (www.inghe.com), Công ty Cổ phần Pops Media (www.pops.vn).
Sáu website là con số quá nhỏ so với thực tế các website nhạc online đang hoạt động. Thế nhưng trong buổi lễ, mọi phát biểu của các quan chức quản lý nhà nước và cả đối tác nước ngoài đều xem đó là một thắng lợi lớn trong tiến trình giải quyết vấn nạn tác quyền.
Phát biểu trong buổi lễ trao giấy phép, đại diện các đơn vị sử dụng bản ghi âm nhạc đều nhấn mạnh đến sự công bằng và hợp lý trong kinh doanh. Vì sự tôn trọng pháp luật cũng như quyền tác giả, quyền liên quan, người sử dụng đã chấp nhận chi tiền dù chưa hề tính phí nghe nhạc đối với người dùng cuối.
Trong số hơn 46 hãng sản xuất băng đĩa, số đơn vị đã ký hợp đồng ủy thác với RIAV đến nay chỉ mới 26. Đây sẽ là một trở ngại không nhỏ khi RIAV truy thu phí tác quyền. Nhiều website âm nhạc lớn đã có những thỏa thuận riêng với từng hãng đĩa, tác giả và điều này hoàn toàn đúng luật. Thế nhưng trong báo cáo hoạt động, RIAV lại xem việc các đơn vị ký hợp đồng trực tiếp, không thông qua RIAV là "cố tình tạo ra sự mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ".
Ông Diệp Khắc Dân, đại diện trang nhac.vui.vn, lại băn khoăn về lời hứa hỗ trợ từ Hiệp hội sau khi hợp đồng đã được ký kết. Ông nói: "Hiệp hội không dẹp được các trang web vi phạm tác quyền thì việc chúng tôi ký kết hợp đồng chỉ có ý nghĩa về mặt luật pháp và tinh thần chứ không hiệu quả về kinh doanh. Chúng tôi phải trả một khoản phí rất lớn, nhưng lại không có gì hơn các trang không trả phí thì chúng tôi sẽ kinh doanh sao đây?".
Qua tìm hiểu, mỗi hợp đồng RIAV ký với các đơn vị sử dụng nhạc số có giá trị tối thiểu là 1 tỉ đồng/năm và RIAV sẽ giữ lại 20% số này, còn lại sẽ phân bổ về các hãng đĩa thành viên.
Nhạc sĩ Trịnh Gia Kiệt lại có một băn khoăn khác. Theo anh, trừ một vài hãng đĩa hiện còn tổ chức sản xuất album, gần như các hãng đĩa ngày nay chỉ làm công việc gia công đĩa, phát hành. Việc RIAV phân bổ tác quyền bản ghi âm cho hãng đĩa là một sự bất công với nhà đầu tư thực tế. Việc hợp đồng giữa RIAV và các website nhạc online có hiệu lực kể từ ngày ký sẽ khiến các đơn vị khác cố tình trì hoãn thực hiện nghĩa vụ tác quyền vì càng chậm ký càng... tiết kiệm.