Phố Wall sụt giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm
Ngày 23/2, chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc xuống mức thấp nhất trong 12 năm, bất chấp sự lên điểm của khối tài chính
Ngày 23/2, chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc xuống mức thấp nhất trong 12 năm, bất chấp sự lên điểm của khối tài chính.
Tờ Wall Street Journal vừa loan báo tin Citigroup đang đàm phán với Chính phủ Mỹ về việc nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của ngân hàng này lên 40%.
Ngay sau đó, đại diện Nhà Trắng, Bộ Tài chính Mỹ và Citigroup đã bác bỏ điều này.
Tuy nhiên, có lẽ nhờ vào uy tín của Wall Street Journal, thông tin trên đã giúp nhiều nhà đầu tư loại bỏ được lo ngại về nguy cơ quốc hữu hóa ngân hàng Citigroup và Bank of America, điều mà đã tác động xấu tới thị trường trong nhiều ngày qua.
Trong một diễn biến khác, tờ Wall Street Journal cũng vừa cho biết, các cố vấn đã khuyến nghị Bộ Tài chính Mỹ đàm phám với các tổ chức tài chính nhằm cung cấp khoản vay trị giá 40 tỷ USD cho hai nhà sản xuất xe ôtô, General Motors và Chrysler.
Thông tin này đã được một viên chức Bộ Tài chính xác nhận với hãng tin Reuters. Vị này cũng cho biết thêm, Bộ Tài chính Mỹ xem việc để hai nhà sản xuất xe ôtô này nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo chương 11 là một lựa chọn nguy hiểm.
10.000 tỷ USD “bốc hơi” khỏi Dow Jones trong hơn 1 năm
Ngày 23/2, Ngân hàng JPMorgan Chase đã công bố cắt giảm 87% mức chi trả cổ tức, từ 38 cent/cổ phiếu xuống 5 cent/cổ phiếu. Theo thông báo của JPMorgan Chase, mức cắt giảm cổ tức theo quý này sẽ giúp ngân hàng sớm trả lại khoản nợ 25 tỷ USD từ gói giải cứu khối tài chính (TARP) của Chính phủ Mỹ. Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu JPMorgan Chase giảm 1,96% xuống 19,51 USD/cổ phiếu.
Liên quan đến American Insurance Group (AIG), kênh truyền hình CNBC vừa phát đi thông tin AIG đang đàm phán với Chính phủ Mỹ để tìm kiếm một khoản vay lớn nhằm bù đắp cho mức thua lỗ có thể lên đến gần 60 tỷ USD. Cổ phiếu của AIG phiên này giảm 1,85% xuống 0,53 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm xuống mức thấp nhất trong 12 năm, do giới đầu tư mất niềm tin về khả năng Chính phủ Mỹ sẽ có thể làm ổn định hệ thống tài chính.
Chỉ số S&P 500 đã nhanh chóng xuyên qua điểm hỗ trợ 752,44, được thiết lập ngày 20/11/2008 và xác lập một đáy mới 743,34 điểm – mức thấp nhất kể từ năm 1997.
Trong khi đó, chỉ số Dow Jones vốn đã phá điểm hỗ trợ 1.552,29 - được thiết lập ngày 20/11/2008, nay lại ngày một chìm sâu vào vùng nguy hiểm khi xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua.
Giá trị vốn hóa thị trường của 30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đã “bốc hơi” 77,1 tỷ USD hôm thứ Hai. Sau phiên giảm điểm này, chỉ số Dow Jones đã mất 50% giá trị so với tháng 10/2007 và tổng giá trị vốn hóa thị trường bị mất lên tới 10.000 tỷ USD.
Kể từ đầu năm tới nay, chỉ số Dow Jones giảm 18,9%, chỉ số S&P 500 hạ 17,7% và chỉ số Nasdaq mất 12%.
Trong ngày giao dịch vẫn xuất hiện những điểm sáng khi cổ phiếu Citigroup lên 9,7%, Bank of America tiến thêm 3,17%, cổ phiếu Well Fargo tiến thêm 1,1%.
Tuy vậy, đó chỉ là số ít những yếu tố tích cực, bởi xu hướng giảm điểm bao phủ nhiều lĩnh vực, trong đó khối công nghệ dẫn đầu về biên độ giảm điểm. Cụ thể, cổ phiếu Apple mất 4,66%, cổ phiếu Intel hạ 5,48%, cổ phiếu Microsoft trượt 4,39%...
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 23/2: chỉ số Dow Jones mất 250,89 điểm, tương đương -3,41%, chốt ở mức 7.114,78.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 53,51 điểm, tương đương -3,71%, chốt ở mức 1.387,72.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 26,72 điểm, tương đương -3,47%, đóng cửa ở mức 743,33.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,59 tỷ cổ phiếu, giảm hơn 500 triệu cổ phiếu so phiên trước, thị trường cứ có 6 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,02 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 4 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chứng khoán châu Âu mất điểm vì khối ngân hàng, sản xuất ôtô
Chứng khoán châu Âu đã mất điểm vào cuối ngày giao dịch trước sự giảm điểm của cổ phiếu khối ngân hàng và sản xuất ôtô.
Những lo ngại về khối ngân hàng tiếp tục thúc đẩy giới đầu tư bán tháo cổ phiếu khối này, trong đó cổ phiếu của UBS đã giảm 9%, cổ phiếu Deutsche Bank hạ 5%, cổ phiếu Credit Suisse trượt 5,2%, cổ phiếu Dexia sụt giảm 12%.
Trong khi đó, cổ phiếu của các hãng sản xuất ôtô đã đồng loạt giảm điểm với biên độ lớn, trong đó cổ phiếu BMW, Daimler AG, Porsche, Volkswagen AG, Peugeot, Renault và Fiat đã giảm từ 3,8-10%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 38,33 điểm, tương đương -0,99%, chốt ở mức 3.850,73, khối lượng giao dịch đạt 1,7 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức giảm 1,95%, khối lượng giao dịch đạt 26,35 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 0,82%, khối lượng giao dịch đạt 155,33 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á khởi sắc nhờ tin về Citigroup
Sau khi tờ Wall Street Journal loan báo tin về việc Chính phủ Mỹ có thể sẽ nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của Citigroup lên 40%, nhiều thị trường chứng khoán châu Á đã có phản ứng tích cực.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, các nước ASEAN và Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc vừa ra quyết định lập một quỹ ngoại hối chung trị giá 120 tỷ USD, để giúp các quốc gia trong khu vực bảo vệ đồng nội tệ trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Quyết định trên được đưa ra ngày 22/2 tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ba nước đối tác Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc (ASEAN + 3) tổ chức tại Phukhet, Thái Lan.
Thông tin này cũng đã có tác động tích cực và góp phần giúp nhiều thị trường chứng khoán khu vực lên điểm.
Chứng khoán Nhật đã giảm điểm phiên đầu tuần trước những lo ngại về triển vọng khối tài chính, cũng như nguy cơ quốc hữu hóa ngân hàng ở Mỹ. Tuy nhiên, nhờ thông tin liên quan đến Citigroup nên biên độ giảm điểm của chỉ số Nikkei 225 đã được thu hẹp vào cuối ngày giao dịch.
Cổ phiếu khối ngân hàng trong ngày đều giảm điểm, trong đó cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group hạ 1,5%, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group mất 0,5%, cổ phiếu Mizuho Financial Group giảm 1,1%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 đã giảm 40,22 điểm, tương đương -0,54%, chốt ở mức 7.209,43. Khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.003 mã mất điểm và có 599 mã lên điểm.
Chuyển qua thị trường khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc vừa cho biết nước này đang chuẩn bị kế hoạch hỗ trợ đồng Won và nâng mức ngân quỹ hỗ trợ các ngân hàng.
Thông tin này đã khiến đồng Won lần đầu tiên lên giá (1,3%) sau 10 phiên giao dịch và chốt ở mức 1.487 Won/1 USD.
Trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc, chỉ số KOSPI - vốn giảm 11% giá trị trong tuần trước, đã bất ngờ tăng 33,6 điểm, tương đương 3,15%, chốt ở mức 1.099,55.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,92%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 2,33%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 3,75%. Chỉ số ASX của Australia hạ 1,46%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc lên 1,96%.
* Thị trường chứng khoán Ấn Độ nghỉ giao dịch.
Tờ Wall Street Journal vừa loan báo tin Citigroup đang đàm phán với Chính phủ Mỹ về việc nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của ngân hàng này lên 40%.
Ngay sau đó, đại diện Nhà Trắng, Bộ Tài chính Mỹ và Citigroup đã bác bỏ điều này.
Tuy nhiên, có lẽ nhờ vào uy tín của Wall Street Journal, thông tin trên đã giúp nhiều nhà đầu tư loại bỏ được lo ngại về nguy cơ quốc hữu hóa ngân hàng Citigroup và Bank of America, điều mà đã tác động xấu tới thị trường trong nhiều ngày qua.
Trong một diễn biến khác, tờ Wall Street Journal cũng vừa cho biết, các cố vấn đã khuyến nghị Bộ Tài chính Mỹ đàm phám với các tổ chức tài chính nhằm cung cấp khoản vay trị giá 40 tỷ USD cho hai nhà sản xuất xe ôtô, General Motors và Chrysler.
Thông tin này đã được một viên chức Bộ Tài chính xác nhận với hãng tin Reuters. Vị này cũng cho biết thêm, Bộ Tài chính Mỹ xem việc để hai nhà sản xuất xe ôtô này nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo chương 11 là một lựa chọn nguy hiểm.
10.000 tỷ USD “bốc hơi” khỏi Dow Jones trong hơn 1 năm
Ngày 23/2, Ngân hàng JPMorgan Chase đã công bố cắt giảm 87% mức chi trả cổ tức, từ 38 cent/cổ phiếu xuống 5 cent/cổ phiếu. Theo thông báo của JPMorgan Chase, mức cắt giảm cổ tức theo quý này sẽ giúp ngân hàng sớm trả lại khoản nợ 25 tỷ USD từ gói giải cứu khối tài chính (TARP) của Chính phủ Mỹ. Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu JPMorgan Chase giảm 1,96% xuống 19,51 USD/cổ phiếu.
Liên quan đến American Insurance Group (AIG), kênh truyền hình CNBC vừa phát đi thông tin AIG đang đàm phán với Chính phủ Mỹ để tìm kiếm một khoản vay lớn nhằm bù đắp cho mức thua lỗ có thể lên đến gần 60 tỷ USD. Cổ phiếu của AIG phiên này giảm 1,85% xuống 0,53 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã giảm điểm xuống mức thấp nhất trong 12 năm, do giới đầu tư mất niềm tin về khả năng Chính phủ Mỹ sẽ có thể làm ổn định hệ thống tài chính.
Chỉ số S&P 500 đã nhanh chóng xuyên qua điểm hỗ trợ 752,44, được thiết lập ngày 20/11/2008 và xác lập một đáy mới 743,34 điểm – mức thấp nhất kể từ năm 1997.
Trong khi đó, chỉ số Dow Jones vốn đã phá điểm hỗ trợ 1.552,29 - được thiết lập ngày 20/11/2008, nay lại ngày một chìm sâu vào vùng nguy hiểm khi xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua.
Giá trị vốn hóa thị trường của 30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đã “bốc hơi” 77,1 tỷ USD hôm thứ Hai. Sau phiên giảm điểm này, chỉ số Dow Jones đã mất 50% giá trị so với tháng 10/2007 và tổng giá trị vốn hóa thị trường bị mất lên tới 10.000 tỷ USD.
Kể từ đầu năm tới nay, chỉ số Dow Jones giảm 18,9%, chỉ số S&P 500 hạ 17,7% và chỉ số Nasdaq mất 12%.
Trong ngày giao dịch vẫn xuất hiện những điểm sáng khi cổ phiếu Citigroup lên 9,7%, Bank of America tiến thêm 3,17%, cổ phiếu Well Fargo tiến thêm 1,1%.
Tuy vậy, đó chỉ là số ít những yếu tố tích cực, bởi xu hướng giảm điểm bao phủ nhiều lĩnh vực, trong đó khối công nghệ dẫn đầu về biên độ giảm điểm. Cụ thể, cổ phiếu Apple mất 4,66%, cổ phiếu Intel hạ 5,48%, cổ phiếu Microsoft trượt 4,39%...
Biểu đồ diễn biến ba chỉ số chứng khoán chính ở Mỹ trong ngày 23/2 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 23/2: chỉ số Dow Jones mất 250,89 điểm, tương đương -3,41%, chốt ở mức 7.114,78.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 53,51 điểm, tương đương -3,71%, chốt ở mức 1.387,72.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 26,72 điểm, tương đương -3,47%, đóng cửa ở mức 743,33.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,59 tỷ cổ phiếu, giảm hơn 500 triệu cổ phiếu so phiên trước, thị trường cứ có 6 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,02 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 4 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chứng khoán châu Âu mất điểm vì khối ngân hàng, sản xuất ôtô
Chứng khoán châu Âu đã mất điểm vào cuối ngày giao dịch trước sự giảm điểm của cổ phiếu khối ngân hàng và sản xuất ôtô.
Những lo ngại về khối ngân hàng tiếp tục thúc đẩy giới đầu tư bán tháo cổ phiếu khối này, trong đó cổ phiếu của UBS đã giảm 9%, cổ phiếu Deutsche Bank hạ 5%, cổ phiếu Credit Suisse trượt 5,2%, cổ phiếu Dexia sụt giảm 12%.
Trong khi đó, cổ phiếu của các hãng sản xuất ôtô đã đồng loạt giảm điểm với biên độ lớn, trong đó cổ phiếu BMW, Daimler AG, Porsche, Volkswagen AG, Peugeot, Renault và Fiat đã giảm từ 3,8-10%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 38,33 điểm, tương đương -0,99%, chốt ở mức 3.850,73, khối lượng giao dịch đạt 1,7 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức giảm 1,95%, khối lượng giao dịch đạt 26,35 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 0,82%, khối lượng giao dịch đạt 155,33 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á khởi sắc nhờ tin về Citigroup
Sau khi tờ Wall Street Journal loan báo tin về việc Chính phủ Mỹ có thể sẽ nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của Citigroup lên 40%, nhiều thị trường chứng khoán châu Á đã có phản ứng tích cực.
Trong một diễn biến đáng chú ý khác, các nước ASEAN và Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc vừa ra quyết định lập một quỹ ngoại hối chung trị giá 120 tỷ USD, để giúp các quốc gia trong khu vực bảo vệ đồng nội tệ trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Quyết định trên được đưa ra ngày 22/2 tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ba nước đối tác Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc (ASEAN + 3) tổ chức tại Phukhet, Thái Lan.
Thông tin này cũng đã có tác động tích cực và góp phần giúp nhiều thị trường chứng khoán khu vực lên điểm.
Chứng khoán Nhật đã giảm điểm phiên đầu tuần trước những lo ngại về triển vọng khối tài chính, cũng như nguy cơ quốc hữu hóa ngân hàng ở Mỹ. Tuy nhiên, nhờ thông tin liên quan đến Citigroup nên biên độ giảm điểm của chỉ số Nikkei 225 đã được thu hẹp vào cuối ngày giao dịch.
Cổ phiếu khối ngân hàng trong ngày đều giảm điểm, trong đó cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group hạ 1,5%, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group mất 0,5%, cổ phiếu Mizuho Financial Group giảm 1,1%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 đã giảm 40,22 điểm, tương đương -0,54%, chốt ở mức 7.209,43. Khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.003 mã mất điểm và có 599 mã lên điểm.
Chuyển qua thị trường khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc vừa cho biết nước này đang chuẩn bị kế hoạch hỗ trợ đồng Won và nâng mức ngân quỹ hỗ trợ các ngân hàng.
Thông tin này đã khiến đồng Won lần đầu tiên lên giá (1,3%) sau 10 phiên giao dịch và chốt ở mức 1.487 Won/1 USD.
Trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc, chỉ số KOSPI - vốn giảm 11% giá trị trong tuần trước, đã bất ngờ tăng 33,6 điểm, tương đương 3,15%, chốt ở mức 1.099,55.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,92%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 2,33%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 3,75%. Chỉ số ASX của Australia hạ 1,46%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc lên 1,96%.
* Thị trường chứng khoán Ấn Độ nghỉ giao dịch.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 7.365,67 | 7.114,78 | 250,89 | 3,41 |
Nasdaq | 1.441,23 | 1.387,72 | 53,51 | 3,71 | |
S&P 500 | 770,05 | 743,33 | 26,72 | 3,47 | |
Anh | FTSE 100 | 3.889,06 | 3.850,73 | 38,33 | 0,99 |
Đức | DAX | 4.014,66 | 3.936,45 | 78,21 | 1,95 |
Pháp | CAC 40 | 2.750,55 | 2.727,87 | 22,68 | 0,82 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.436,94 | 4.477,78 | 40,84 | 0,92 |
Nhật | Nikkei 225 | 7.416,38 | 7.376,16 | 40,22 | 0,54 |
Hồng Kông | Hang Seng | 12.699,20 | 13.175,10 | 475,93 | 3,75 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.065,95 | 1.099,55 | 33,60 | 3,15 |
Singapore | Straits Times | 1.594,94 | 1.632,18 | 37,24 | 2,33 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.261,48 | 2.305,78 | 44,30 | 1,96 |
Ấn Độ | BSE 30 | 8.843,21 | N/A | N/A | N/A |
Australia | ASX | 3.353,00 | 3.304,10 | 48,90 | 1,46 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |