Báo động đỏ từ thép Trung Quốc
Thép Trung Quốc xuất khẩu đang gây áp lực cho các doanh nghiệp Việt Nam
Một cuộc hội thảo về quản lý chất lượng thép được tổ chức ngày 25/3 tại Hà Nội đã hé lộ nhiều thông tin đáng chú ý về thị trường thép Việt Nam hiện tại.
Thép Trung Quốc lấn sân
Theo ông Chu Đức Khải, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2013 là năm kinh tế khó khăn, nhưng ngành thép Việt Nam vẫn tăng trưởng cao, sản lượng sản xuất đạt 10,3 triệu tấn thép, tăng 12,32% so với năm 2012.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng không đều ở các chủng loại sản phẩm, sản phẩm dài hầu như không thay đổi, thép cuộn cán nguội tăng 12%, ống thép tăng 23,82%, tôn mạ tăng 43,76%. Tổng lượng thép tiêu thụ trong năm là 11.601.000 tấn, tăng 5,69% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu đạt 8,062 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu 2,378 tỷ USD.
Ông Chu Đức Khải cho biết, trong năm 2014 ngành thép Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như mất cân đối giữa năng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ của thị trường và thị trường thép thế giới đang ở mức trầm lắng.
Đặc biệt, áp lực từ thị trường thép Trung Quốc với năng lực sản xuất dư thừa và đang áp dụng những chính sách khuyến khích xuất khẩu sang các nước trong đó có Việt Nam.
Trong năm 2013, nước này đã xuất khẩu 61,5 triệu tấn thép, trong đó xuất khẩu sang các nước ASEAN khoảng 15 triệu tấn, nhiều hơn tổng tiêu thụ của Việt Nam hiện tại.
Hiệp hội Thép đã khuyến nghị các doanh nghiệp trong nước cần chủ động đầu tư chiều sâu, tiết kiệm nguyên – nhiên vật liệu, năng lượng; không đầu tư mới những sản phẩm có năng lực sản xuất đang dư thừa; hợp tác giữa các đơn vị thành viên trong việc ổn định thị trường.
Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp cần chủ động điều kiện tận dụng lợi thế của lộ trình thực hiện WTO, TPP; tìm hướng tăng cường xuất khẩu và đặc biệt là ngăn chặn thép chứa Boron (B) của Trung Quốc đội lốt thép hợp kim nhập khẩu vào Việt Nam.
Ông Khải cho hay, việc cho một lượng Boron nhỏ vào thép không ảnh hưởng đến giá thành và chất lượng thép, nhưng sản phẩm sẽ được coi là thép hợp kim thay vì thép xây dựng. Đây là một hình thức gian lận thương mại của Trung Quốc.
Thông tư 44: Bước sàng lọc cần thiết
Theo bà Phạm Thu Giang, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, thời gian qua hiện tượng gian lận thương mại về tiêu chuẩn, về chủng loại thép ngày càng nhiều, đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ các điều kiện trong các luật đã ban hành. Do vậy, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ đã soạn thảo Thông tư 44 với nội dung chính là giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Theo ông Đào Trọng Cường, chuyên viên Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Thông tư 44 gồm 5 chương 16 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2014. Văn bản này quy định rõ việc tổ chức, cá nhân sản xuất thép trong nước phải công bố sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng; trường hợp chưa có QCVN, thì phải có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm hàng hóa.
Đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép phải công bố tiêu chuẩn áp dụng cho hàng hóa trong hợp đồng nhập khẩu.
"Việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp chất lượng thép sản xuất trong nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và theo quy định về điều kiện bảo đảm chất lượng thép sản xuất trong nước. Đối với thép nhập khẩu, được thực hiện theo hình thức kiểm tra tại nguồn hoặc đánh giá sự phù hợp theo lô hàng hóa", ông Cường nói.
Hiện danh sách các tổ chức thử nghiệm, giám định chất lượng thép đang được các cơ quan quản lý xem xét hồ sơ, xét duyệt. Sau khi có danh sách, sẽ công bố công khai trên website của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Thép Trung Quốc lấn sân
Theo ông Chu Đức Khải, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2013 là năm kinh tế khó khăn, nhưng ngành thép Việt Nam vẫn tăng trưởng cao, sản lượng sản xuất đạt 10,3 triệu tấn thép, tăng 12,32% so với năm 2012.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng không đều ở các chủng loại sản phẩm, sản phẩm dài hầu như không thay đổi, thép cuộn cán nguội tăng 12%, ống thép tăng 23,82%, tôn mạ tăng 43,76%. Tổng lượng thép tiêu thụ trong năm là 11.601.000 tấn, tăng 5,69% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu đạt 8,062 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu 2,378 tỷ USD.
Ông Chu Đức Khải cho biết, trong năm 2014 ngành thép Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như mất cân đối giữa năng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ của thị trường và thị trường thép thế giới đang ở mức trầm lắng.
Đặc biệt, áp lực từ thị trường thép Trung Quốc với năng lực sản xuất dư thừa và đang áp dụng những chính sách khuyến khích xuất khẩu sang các nước trong đó có Việt Nam.
Trong năm 2013, nước này đã xuất khẩu 61,5 triệu tấn thép, trong đó xuất khẩu sang các nước ASEAN khoảng 15 triệu tấn, nhiều hơn tổng tiêu thụ của Việt Nam hiện tại.
Hiệp hội Thép đã khuyến nghị các doanh nghiệp trong nước cần chủ động đầu tư chiều sâu, tiết kiệm nguyên – nhiên vật liệu, năng lượng; không đầu tư mới những sản phẩm có năng lực sản xuất đang dư thừa; hợp tác giữa các đơn vị thành viên trong việc ổn định thị trường.
Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp cần chủ động điều kiện tận dụng lợi thế của lộ trình thực hiện WTO, TPP; tìm hướng tăng cường xuất khẩu và đặc biệt là ngăn chặn thép chứa Boron (B) của Trung Quốc đội lốt thép hợp kim nhập khẩu vào Việt Nam.
Ông Khải cho hay, việc cho một lượng Boron nhỏ vào thép không ảnh hưởng đến giá thành và chất lượng thép, nhưng sản phẩm sẽ được coi là thép hợp kim thay vì thép xây dựng. Đây là một hình thức gian lận thương mại của Trung Quốc.
Thông tư 44: Bước sàng lọc cần thiết
Theo bà Phạm Thu Giang, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, thời gian qua hiện tượng gian lận thương mại về tiêu chuẩn, về chủng loại thép ngày càng nhiều, đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ các điều kiện trong các luật đã ban hành. Do vậy, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ đã soạn thảo Thông tư 44 với nội dung chính là giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Theo ông Đào Trọng Cường, chuyên viên Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Thông tư 44 gồm 5 chương 16 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2014. Văn bản này quy định rõ việc tổ chức, cá nhân sản xuất thép trong nước phải công bố sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng; trường hợp chưa có QCVN, thì phải có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm hàng hóa.
Đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép phải công bố tiêu chuẩn áp dụng cho hàng hóa trong hợp đồng nhập khẩu.
"Việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp chất lượng thép sản xuất trong nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và theo quy định về điều kiện bảo đảm chất lượng thép sản xuất trong nước. Đối với thép nhập khẩu, được thực hiện theo hình thức kiểm tra tại nguồn hoặc đánh giá sự phù hợp theo lô hàng hóa", ông Cường nói.
Hiện danh sách các tổ chức thử nghiệm, giám định chất lượng thép đang được các cơ quan quản lý xem xét hồ sơ, xét duyệt. Sau khi có danh sách, sẽ công bố công khai trên website của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.