Báo động nợ đọng thuế: Đến hẹn lại lên!
Hết năm này qua năm khác, ngành tài chính vẫn chưa hề có biện pháp khả thi để khắc phục vấn đề nợ đọng thuế
Cứ đến cuối năm, tình trạng nợ đọng thuế lại báo động. Tuy nhiên, điều đáng nói là hết năm này qua năm khác, ngành tài chính vẫn chưa hề có biện pháp khả thi để khắc phục vấn đề này.
Phải chăng chính sự yếu kém của cơ quan quản lý đã là kẽ hở để doanh nghiệp lợi dụng?
Nợ đọng thuế gần 6.000 tỉ đồng (?)
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến tháng 10/2007, số tiền nợ đọng thuế từ các ngành trong hệ thống tài chính đã lên đến khoảng gần 6.000 tỉ đồng (3% của tổng thu nội địa và 3% của tổng thu xuất khẩu).
Tuy nhiên, đây chỉ là con số thống kê chưa đầy đủ bởi ngành thuế mới chỉ kiểm tra được 60% kế hoạch năm; trong khi đó ngành hải quan cũng chưa thể nắm hết các đầu mối.
Tại cuộc họp tổng kết năm 2007 của ngành tài chính, các chuyên gia đã thực sự cảm thấy lo ngại cho tình trạng dây dưa, kéo dài hết năm này sang năm khác của "tệ nạn" này.
Cụ thể, con số này của năm 2006 là khoảng 7.000 tỉ đồng. Đáng lưu ý hơn khi trong số này có tới hơn 3.000 tỉ đồng được xác định thuộc diện khó đòi, hoặc không có khả năng thu hồi.
Cụ thể trong số nợ này có khoản tiền nợ của hàng ngàn doanh nghiệp "ma"; hàng ngàn doanh nghiệp đã phá sản; thậm chí là có cả nợ của các doanh nghiệp nhà nước.
Theo các chuyên gia, với khoản tiền thuế thất thu trên đã đủ cho thấy các doanh nghiệp, cá nhân trục lợi từ Nhà nước để làm giàu bất chính một cách ghê gớm đến mức nào.
Nhưng điều đáng cảnh báo hơn thế bởi đây chính là nguyên nhân làm méo mó cơ chế thị trường; tạo sự bất bình đẳng trong cạnh tranh. Đặc biệt, nó cũng cho thấy kẽ hở trong quản lý của hệ thống tài chính còn quá lớn.
Bịt lỗ hổng được không?
Có 2 nguyên nhân chính của "tệ nạn" này. Đầu tiên là về phía các doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, cơ quan quản lý không thể trông đợi sự tự giác của doanh nghiệp bởi nếu không thực hiện quản lý chặt chẽ, không ít doanh nghiệp sẽ chủ động vi phạm.
Từ đây cho thấy, lý do chính vẫn bắt nguồn từ phía cơ quan quản lý. Bộ Tài chính cũng thừa nhận rằng, công tác giám sát kê khai thuế còn lúng túng; chưa kịp thời phát hiện và ngăn chặn tình trạng gian dối thuế. Đặc biệt công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu chưa đạt kết quả như mong muốn.
Bên cạnh đó, cũng phải chỉ ra rằng hệ thống quản lý cũng đã không theo kịp, hoặc còn nhẹ tay với những thủ đoạn trốn, lậu thuế...
Các chuyên gia ví dụ: Trong khi thanh tra thuế phát hiện nợ đọng gần 350 tỉ đồng, số tiền phạt chỉ là hơn 70 tỉ đồng. Như vậy đủ thấy sẽ chẳng có sức mạnh răn đe trong biện pháp hành chính này.
Một nguyên nhân khác là sự phối hợp quá lỏng lẻo trong và ngoài hệ thống. Cụ thể với chế tài "doanh nghiệp nợ thuế thì bị cưỡng chế xuất - nhập khẩu" vẫn chưa được ngành thuế và hải quan phối hợp tốt. Đặc biệt, ngay cả khi phối hợp với cơ quan công an thì kết quả cũng chỉ là muối bỏ bể.
Trong 3 năm qua với loại tội phạm mua bán, khai khống VAT, cơ quan công an và thuế chỉ phát hiện và xử lý hơn 100 vụ với số tiền truy thu cho Nhà nước là hơn 100 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp giữa cơ quan thuế và chính quyền địa phương để quản lý doanh nghiệp trên địa bàn cũng chưa được thực hiện cụ thể.
Thậm chí ngay từ đầu và giữa năm 2007, hàng loạt biện pháp đã được thực hiện như: sẽ truy tố nếu cố tình nợ thuế; phạt và công khai danh tính doanh nghiệp "ma", doanh nghiệp nợ thuế; cưỡng bức hoặc kê biên tài sản; phong toả tài khoản, rút đăng ký kinh doanh... Tuy nhiên do phối hợp thiếu chặt chẽ nên số nợ đọng vẫn cao.
Theo các chuyên gia thì từ thực tế trên cho thấy hành lang pháp lý; hệ thống biện pháp đã khá đầy đủ. Tuy nhiên nếu hệ thống quản lý thuế vẫn cứ thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ; khâu thực hiện vẫn nặng về hành chính, thiếu tính pháp lý thì "tệ nạn" nợ đọng thuế, ảnh hưởng đến thu ngân sách sẽ còn kéo dài.
(Theo Lao Động)
Phải chăng chính sự yếu kém của cơ quan quản lý đã là kẽ hở để doanh nghiệp lợi dụng?
Nợ đọng thuế gần 6.000 tỉ đồng (?)
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến tháng 10/2007, số tiền nợ đọng thuế từ các ngành trong hệ thống tài chính đã lên đến khoảng gần 6.000 tỉ đồng (3% của tổng thu nội địa và 3% của tổng thu xuất khẩu).
Tuy nhiên, đây chỉ là con số thống kê chưa đầy đủ bởi ngành thuế mới chỉ kiểm tra được 60% kế hoạch năm; trong khi đó ngành hải quan cũng chưa thể nắm hết các đầu mối.
Tại cuộc họp tổng kết năm 2007 của ngành tài chính, các chuyên gia đã thực sự cảm thấy lo ngại cho tình trạng dây dưa, kéo dài hết năm này sang năm khác của "tệ nạn" này.
Cụ thể, con số này của năm 2006 là khoảng 7.000 tỉ đồng. Đáng lưu ý hơn khi trong số này có tới hơn 3.000 tỉ đồng được xác định thuộc diện khó đòi, hoặc không có khả năng thu hồi.
Cụ thể trong số nợ này có khoản tiền nợ của hàng ngàn doanh nghiệp "ma"; hàng ngàn doanh nghiệp đã phá sản; thậm chí là có cả nợ của các doanh nghiệp nhà nước.
Theo các chuyên gia, với khoản tiền thuế thất thu trên đã đủ cho thấy các doanh nghiệp, cá nhân trục lợi từ Nhà nước để làm giàu bất chính một cách ghê gớm đến mức nào.
Nhưng điều đáng cảnh báo hơn thế bởi đây chính là nguyên nhân làm méo mó cơ chế thị trường; tạo sự bất bình đẳng trong cạnh tranh. Đặc biệt, nó cũng cho thấy kẽ hở trong quản lý của hệ thống tài chính còn quá lớn.
Bịt lỗ hổng được không?
Có 2 nguyên nhân chính của "tệ nạn" này. Đầu tiên là về phía các doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, cơ quan quản lý không thể trông đợi sự tự giác của doanh nghiệp bởi nếu không thực hiện quản lý chặt chẽ, không ít doanh nghiệp sẽ chủ động vi phạm.
Từ đây cho thấy, lý do chính vẫn bắt nguồn từ phía cơ quan quản lý. Bộ Tài chính cũng thừa nhận rằng, công tác giám sát kê khai thuế còn lúng túng; chưa kịp thời phát hiện và ngăn chặn tình trạng gian dối thuế. Đặc biệt công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu chưa đạt kết quả như mong muốn.
Bên cạnh đó, cũng phải chỉ ra rằng hệ thống quản lý cũng đã không theo kịp, hoặc còn nhẹ tay với những thủ đoạn trốn, lậu thuế...
Các chuyên gia ví dụ: Trong khi thanh tra thuế phát hiện nợ đọng gần 350 tỉ đồng, số tiền phạt chỉ là hơn 70 tỉ đồng. Như vậy đủ thấy sẽ chẳng có sức mạnh răn đe trong biện pháp hành chính này.
Một nguyên nhân khác là sự phối hợp quá lỏng lẻo trong và ngoài hệ thống. Cụ thể với chế tài "doanh nghiệp nợ thuế thì bị cưỡng chế xuất - nhập khẩu" vẫn chưa được ngành thuế và hải quan phối hợp tốt. Đặc biệt, ngay cả khi phối hợp với cơ quan công an thì kết quả cũng chỉ là muối bỏ bể.
Trong 3 năm qua với loại tội phạm mua bán, khai khống VAT, cơ quan công an và thuế chỉ phát hiện và xử lý hơn 100 vụ với số tiền truy thu cho Nhà nước là hơn 100 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp giữa cơ quan thuế và chính quyền địa phương để quản lý doanh nghiệp trên địa bàn cũng chưa được thực hiện cụ thể.
Thậm chí ngay từ đầu và giữa năm 2007, hàng loạt biện pháp đã được thực hiện như: sẽ truy tố nếu cố tình nợ thuế; phạt và công khai danh tính doanh nghiệp "ma", doanh nghiệp nợ thuế; cưỡng bức hoặc kê biên tài sản; phong toả tài khoản, rút đăng ký kinh doanh... Tuy nhiên do phối hợp thiếu chặt chẽ nên số nợ đọng vẫn cao.
Theo các chuyên gia thì từ thực tế trên cho thấy hành lang pháp lý; hệ thống biện pháp đã khá đầy đủ. Tuy nhiên nếu hệ thống quản lý thuế vẫn cứ thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ; khâu thực hiện vẫn nặng về hành chính, thiếu tính pháp lý thì "tệ nạn" nợ đọng thuế, ảnh hưởng đến thu ngân sách sẽ còn kéo dài.
(Theo Lao Động)