Bao giờ kinh tế Eurozone mới “phục sinh”?
Người dân châu Âu lúc này đang nghỉ lễ Phục sinh, nhưng kinh tế khu vực này tái sinh hay chưa vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp
Cuối tuần trước, Thủ tướng Hy Lạp Georges Papandreou cho biết, nước này sẽ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế bất chấp những khó khăn đang đối mặt sau một năm nhận gói giải cứu của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
"Lễ Phục sinh là biểu tượng cho sự bắt đầu của một cuộc sống mới. Hy Lạp đang thay đổi và được tái sinh lần nữa, bất chấp các khó khăn. Chúng tôi sẽ chống lại sự bi quan và sẽ thành công trong việc tạo ra sự công bằng và phát triển”, ông nói.
Trước đó, hôm 23/4 đã đánh dấu tròn một năm Hy Lạp chính thức xin cứu trợ. Vào ngày đó của năm 2010, Hy Lạp đã trở thành nước đầu tiên trong Khu vực đồng Euro (Eurozone) lên tiếng xin EU và IMF giúp đỡ để đối phó với hiểm họa vỡ nợ.
Tuy nhiên, một năm sau cuộc giải cứu, bất chấp sự lạc quan của giới lãnh đạo Hy Lạp, nền kinh tế này vẫn đang nguy kịch. Và không chỉ Hy Lạp, tương lai giải quyết bài toán nợ công của toàn bộ Eurozone cũng mờ mịt và nhiều hiểm nguy.
Theo RFI, vào thời điểm Hy Lạp cầu cứu viện trợ bên ngoài, thâm hụt ngân sách của quốc gia này tăng vọt trong lúc lại phải gánh vác một khoản nợ công quá lớn. Khủng hoảng Hy Lạp đã buộc châu Âu phải lao vào trợ giúp với số tiền khổng lồ.
Để tránh tác động dây chuyền, có nguy cơ phá hoại nền tảng của liên minh tiền tệ, sau một thời gian ngắn, EU phối hợp với IMF, đã cấp khoảng 110 tỷ Euro tín dụng cho Hy Lạp, với hy vọng là khoanh vùng được cơn đại dịch khủng hoảng.
Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau đến lượt Ireland gặp khó khăn tương tự và lên tiếng cầu cứu. Thế là các định chế tài chính lại phải bỏ ra thêm 85 tỷ Euro khác để chi viện cho Dublin vào mùa thu năm ngoái. Đại dịch chưa dừng ở đó, mới đây ngày 6/4, đến lượt Bồ Đào Nha gặp khó khăn và cấp tốc xin cứu trợ vỡ nợ.
Bất chấp hàng trăm tỷ Euro bỏ ra, giới quan sát cho là Eurozone vẫn chưa ra khỏi vòng hiểm nghèo của một cuộc khủng hoảng nợ công toàn diện. Khó khăn vẫn tồn tại rất nhiều ở các nước, kể cả các quốc gia đã nhận được sự giúp đỡ tài chính từ bên ngoài.
Tại Hy Lạp chẳng hạn, tình trạng vẫn nguy kịch, kinh tế thì bị suy thoái trong lúc nợ công thì tăng cao. Điều này đã tạo ra nhiều mối hoài nghi về khả năng Athens hoàn trả được các món nợ mà họ đã vay, cả mới và cũ. Chi tiêu công bị cắt giảm mạnh khiến kinh tế Hy Lạp xuất hiện dấu hiệu ngày càng lún sâu vào suy thoái.
Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp lập kỷ lục mới khi vượt ngưỡng 15% trong tháng 3 vừa qua, trong khi đó theo dự báo của các chuyên gia kinh tế quốc tế, nợ công của nước này sẽ lên tới 150% GDP trong năm nay và 160% vào năm 2013.
Còn tại Ireland, tình hình của các ngân hàng vẫn là một mối quan ngại lớn. Ngay cả tại một số nước khác trong Eurozone như Tây Ban Nha và Bỉ, tình hình cũng đáng ngại. Tình trạng thâm thủng ngân sách và nợ công quá cao tại các nước này cũng có thể bị giới đầu cơ quốc tế lợi dụng và khuynh đảo.
RFI bình luận, tuy nhiên, điều đáng ngại hơn cả là cuộc khủng hoảng tài chính đã và đang diễn ra đã gây ra những hậu quả chính trị và xã hội rõ nét.
Để giảm thiếu hụt ngân sách, chính phủ các nước, nhất là tại các quốc gia phải ngửa tay xin trợ giúp, đã phải thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng càng lúc càng chặt. Điều này càng lúc càng khiến dân chúng bất mãn.
Chẳng hạn như tại Hy Lạp, hàng chục nghìn người đã tham gia nhiều cuộc biểu tình qui mô lớn để phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" khiến căng thẳng xã hội tăng cao. Phe đối lập đe dọa sẽ tăng gấp đôi số lượng các cuộc biểu tình trong năm nay.
Tại các nước khác, nhiều người cũng bất bình trước việc tiền thuế họ đóng lại được dùng vào việc cứu cấp các nước “bê bối” trong Eurozone, đào sâu vết rạn nứt giữa các quốc gia phía Bắc, được cho là nghiêm túc hơn, và các nước phương Nam.
Một trong tác động xã hội cụ thể là sự vươn lên của các thành phần cực hữu, mà ví dụ rõ nhất là trường hợp quốc gia Phần Lan.
Tại đây, cánh hữu cực đoan tập hợp trong đảng “Những người Phần Lan Đích thực” đã thực hiện được một bước đột phá ngoạn mục nhân cuộc bầu cử vừa qua, nhờ con bài phản đối việc hỗ trợ tài chính cho Bồ Đào Nha và các nước khác.
Đối với các chuyên gia phân tích, tình hình tài chính trong khu vực sử dụng đồng Euro vẫn rất mong manh, bấp bênh, trong lúc tình hình chính trị rất khó khăn. Trả lời hãng AFP, chuyên gia kinh tế Nicolaus Heinen khẳng định, “chúng ta vẫn chưa ra khỏi vùng nguy khốn” cho dù “tình hình đã cải thiện rất nhiều”.
"Lễ Phục sinh là biểu tượng cho sự bắt đầu của một cuộc sống mới. Hy Lạp đang thay đổi và được tái sinh lần nữa, bất chấp các khó khăn. Chúng tôi sẽ chống lại sự bi quan và sẽ thành công trong việc tạo ra sự công bằng và phát triển”, ông nói.
Trước đó, hôm 23/4 đã đánh dấu tròn một năm Hy Lạp chính thức xin cứu trợ. Vào ngày đó của năm 2010, Hy Lạp đã trở thành nước đầu tiên trong Khu vực đồng Euro (Eurozone) lên tiếng xin EU và IMF giúp đỡ để đối phó với hiểm họa vỡ nợ.
Tuy nhiên, một năm sau cuộc giải cứu, bất chấp sự lạc quan của giới lãnh đạo Hy Lạp, nền kinh tế này vẫn đang nguy kịch. Và không chỉ Hy Lạp, tương lai giải quyết bài toán nợ công của toàn bộ Eurozone cũng mờ mịt và nhiều hiểm nguy.
Theo RFI, vào thời điểm Hy Lạp cầu cứu viện trợ bên ngoài, thâm hụt ngân sách của quốc gia này tăng vọt trong lúc lại phải gánh vác một khoản nợ công quá lớn. Khủng hoảng Hy Lạp đã buộc châu Âu phải lao vào trợ giúp với số tiền khổng lồ.
Để tránh tác động dây chuyền, có nguy cơ phá hoại nền tảng của liên minh tiền tệ, sau một thời gian ngắn, EU phối hợp với IMF, đã cấp khoảng 110 tỷ Euro tín dụng cho Hy Lạp, với hy vọng là khoanh vùng được cơn đại dịch khủng hoảng.
Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau đến lượt Ireland gặp khó khăn tương tự và lên tiếng cầu cứu. Thế là các định chế tài chính lại phải bỏ ra thêm 85 tỷ Euro khác để chi viện cho Dublin vào mùa thu năm ngoái. Đại dịch chưa dừng ở đó, mới đây ngày 6/4, đến lượt Bồ Đào Nha gặp khó khăn và cấp tốc xin cứu trợ vỡ nợ.
Bất chấp hàng trăm tỷ Euro bỏ ra, giới quan sát cho là Eurozone vẫn chưa ra khỏi vòng hiểm nghèo của một cuộc khủng hoảng nợ công toàn diện. Khó khăn vẫn tồn tại rất nhiều ở các nước, kể cả các quốc gia đã nhận được sự giúp đỡ tài chính từ bên ngoài.
Tại Hy Lạp chẳng hạn, tình trạng vẫn nguy kịch, kinh tế thì bị suy thoái trong lúc nợ công thì tăng cao. Điều này đã tạo ra nhiều mối hoài nghi về khả năng Athens hoàn trả được các món nợ mà họ đã vay, cả mới và cũ. Chi tiêu công bị cắt giảm mạnh khiến kinh tế Hy Lạp xuất hiện dấu hiệu ngày càng lún sâu vào suy thoái.
Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp lập kỷ lục mới khi vượt ngưỡng 15% trong tháng 3 vừa qua, trong khi đó theo dự báo của các chuyên gia kinh tế quốc tế, nợ công của nước này sẽ lên tới 150% GDP trong năm nay và 160% vào năm 2013.
Còn tại Ireland, tình hình của các ngân hàng vẫn là một mối quan ngại lớn. Ngay cả tại một số nước khác trong Eurozone như Tây Ban Nha và Bỉ, tình hình cũng đáng ngại. Tình trạng thâm thủng ngân sách và nợ công quá cao tại các nước này cũng có thể bị giới đầu cơ quốc tế lợi dụng và khuynh đảo.
RFI bình luận, tuy nhiên, điều đáng ngại hơn cả là cuộc khủng hoảng tài chính đã và đang diễn ra đã gây ra những hậu quả chính trị và xã hội rõ nét.
Để giảm thiếu hụt ngân sách, chính phủ các nước, nhất là tại các quốc gia phải ngửa tay xin trợ giúp, đã phải thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng càng lúc càng chặt. Điều này càng lúc càng khiến dân chúng bất mãn.
Chẳng hạn như tại Hy Lạp, hàng chục nghìn người đã tham gia nhiều cuộc biểu tình qui mô lớn để phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" khiến căng thẳng xã hội tăng cao. Phe đối lập đe dọa sẽ tăng gấp đôi số lượng các cuộc biểu tình trong năm nay.
Tại các nước khác, nhiều người cũng bất bình trước việc tiền thuế họ đóng lại được dùng vào việc cứu cấp các nước “bê bối” trong Eurozone, đào sâu vết rạn nứt giữa các quốc gia phía Bắc, được cho là nghiêm túc hơn, và các nước phương Nam.
Một trong tác động xã hội cụ thể là sự vươn lên của các thành phần cực hữu, mà ví dụ rõ nhất là trường hợp quốc gia Phần Lan.
Tại đây, cánh hữu cực đoan tập hợp trong đảng “Những người Phần Lan Đích thực” đã thực hiện được một bước đột phá ngoạn mục nhân cuộc bầu cử vừa qua, nhờ con bài phản đối việc hỗ trợ tài chính cho Bồ Đào Nha và các nước khác.
Đối với các chuyên gia phân tích, tình hình tài chính trong khu vực sử dụng đồng Euro vẫn rất mong manh, bấp bênh, trong lúc tình hình chính trị rất khó khăn. Trả lời hãng AFP, chuyên gia kinh tế Nicolaus Heinen khẳng định, “chúng ta vẫn chưa ra khỏi vùng nguy khốn” cho dù “tình hình đã cải thiện rất nhiều”.