Bất chấp Trung Quốc, Obama tiếp riêng Đạt Lai Lạt Ma
Lần thứ tư ông Obama tiếp Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng, và lần nào Trung Quốc cũng phản đối mạnh
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc gặp riêng với Đạt Lai Lạt Ma ngày 15/6 và khuyến khích ông đối thoại với Trung Quốc hãng tin BBC dẫn một tuyên bố của Nhà Trắng cho hay.
Cuộc gặp trên đã diễn ra ở Washington, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Trung Quốc giữ lập trường phản đối các cuộc gặp của các nhà lãnh đạo nước ngoài với Đạt Lai Lạt Ma, một thủ lĩnh tinh thần Phật giáo Tây Tạng sống lưu vong mà Bắc Kinh cho là một phần tử ly khai.
Đây là lần thứ tư ông Obama tiếp Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng, và lần nào Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối mạnh. Cuộc gặp kín đã diễn ra ở Phòng Bản đồ (Map Room) của Nhà Trắng.
Phát ngôn viên Lu Kang của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích cuộc họp này. “Nếu Mỹ lên kế hoạch cho cuộc gặp, thì Mỹ sẽ gửi một tín hiệu sai trái tới các lực lương ly khai và đòi độc lập cho Tây Tạng, đồng thời gây phương hại đến sự tin tưởng và hợp tác song phương Trung-Mỹ”, ông Lu Kang nói.
Theo tuyên bố của Nhà Trắng, trong cuộc gặp, ông Obama đã khuyến khích đối thoại trực tiếp giữa Đạt Lai Lạt Ma và Trung Quốc.
“Theo chính sách của Mỹ, Tây Tạng được coi là một phần của Trung Quốc, và Mỹ chưa hề nói ủng hộ Tây Tạng độc lập”, phát ngôn viên báo chí Nhà Trắng Josh Earnest phát biểu.
“Cả Đạt Lai Lạt Ma và Tổng thống Obama đều đánh giá cao tầm quan trọng của một mối quan hệ mang tính xây dựng và hiệu quả giữa Mỹ và Trung Quốc. Và tất cả những điều đó là lập trường chính sách của Mỹ trước khi diễn ra cuộc gặp. Chính sách của chúng tôi cũng không hề thay đổi sau cuộc gặp”, ông Earnest nói.
Trước đây, ông Obama từng gọi Đạt Lai Lạt Ma là một “người bạn tốt”.
Đạt Lai Lạt Ma đã sống lưu vong ở Ấn Độ kể từ sau một cuộc nổi dậy bất thành vào năm 1959. Suốt từ đó đến nay, Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục đấu tranh đòi thêm quyền tự trị cho Tây Tạng, trong khi Trung Quốc cáo buộc ông muốn giành hẳn độc lập cho Tây Tạng.
Cuộc gặp trên đã diễn ra ở Washington, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Trung Quốc giữ lập trường phản đối các cuộc gặp của các nhà lãnh đạo nước ngoài với Đạt Lai Lạt Ma, một thủ lĩnh tinh thần Phật giáo Tây Tạng sống lưu vong mà Bắc Kinh cho là một phần tử ly khai.
Đây là lần thứ tư ông Obama tiếp Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà Trắng, và lần nào Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối mạnh. Cuộc gặp kín đã diễn ra ở Phòng Bản đồ (Map Room) của Nhà Trắng.
Phát ngôn viên Lu Kang của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích cuộc họp này. “Nếu Mỹ lên kế hoạch cho cuộc gặp, thì Mỹ sẽ gửi một tín hiệu sai trái tới các lực lương ly khai và đòi độc lập cho Tây Tạng, đồng thời gây phương hại đến sự tin tưởng và hợp tác song phương Trung-Mỹ”, ông Lu Kang nói.
Theo tuyên bố của Nhà Trắng, trong cuộc gặp, ông Obama đã khuyến khích đối thoại trực tiếp giữa Đạt Lai Lạt Ma và Trung Quốc.
“Theo chính sách của Mỹ, Tây Tạng được coi là một phần của Trung Quốc, và Mỹ chưa hề nói ủng hộ Tây Tạng độc lập”, phát ngôn viên báo chí Nhà Trắng Josh Earnest phát biểu.
“Cả Đạt Lai Lạt Ma và Tổng thống Obama đều đánh giá cao tầm quan trọng của một mối quan hệ mang tính xây dựng và hiệu quả giữa Mỹ và Trung Quốc. Và tất cả những điều đó là lập trường chính sách của Mỹ trước khi diễn ra cuộc gặp. Chính sách của chúng tôi cũng không hề thay đổi sau cuộc gặp”, ông Earnest nói.
Trước đây, ông Obama từng gọi Đạt Lai Lạt Ma là một “người bạn tốt”.
Đạt Lai Lạt Ma đã sống lưu vong ở Ấn Độ kể từ sau một cuộc nổi dậy bất thành vào năm 1959. Suốt từ đó đến nay, Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục đấu tranh đòi thêm quyền tự trị cho Tây Tạng, trong khi Trung Quốc cáo buộc ông muốn giành hẳn độc lập cho Tây Tạng.