Mỹ tố “Trung Quốc sẽ tăng hiện diện quân sự ở biển Đông”
Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc đã hoàn thành cơ bản hoạt động bồi lấp ở biển Đông vào tháng 10 năm ngoái
Trong năm nay, Trung Quốc sẽ xây dựng thêm nhiều cơ sở hạ tầng quân sự, bao gồm các hệ thống giám sát, tại các đảo nhân tạo mà nước này bồi lấp trái phép trên biển Đông nhằm tạo ra “các căn cứ dân sự-quân sự” dài hạn trên vùng biển này - Lầu Năm Góc nhận định trong một báo cáo ra ngày 13/5.
Theo hãng tin Reuters, đây là báo cáo thường niên về hoạt động quân sự của Trung Quốc do Bộ Quốc phòng Mỹ gửi lên Quốc hội nước này. Báo cáo nói rằng hoạt động bồi lấp của Trung Quốc đã bổ sung thêm 1.300 hectare đất tại 7 thực thể tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong vòng 2 năm.
Bản báo cáo cho biết Trung Quốc đã hoàn thành cơ bản hoạt động bồi lấp vào tháng 10 năm ngoái, và từ đó đã chuyển trọng tâm sang phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm 3 đường băng dài 3 km có khả năng đáp ứng các loại chiến đấu cơ hiện đại.
“Sẽ có thêm nhiều cơ sở hạ tầng mới, bao gồm các hệ thống liên lạc và giám sát, được xây dựng tại các thực thể này trong vòng 1 năm tới”, báo cáo có đoạn viết. “Trung Quốc có thể sẽ sử dụng các thực thể mà họ bồi lấp như các căn cứ dân sự-quân sự lâu dài nhằm tăng cường mạnh mẽ sự hiện diện của họ trên biển Đông”.
Bản báo cáo được đưa ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng trên biển Đông. Washington khẳng định Bắc Kinh quân sự hóa trái phép trên biển Đông, trong khi Trung Quốc chỉ trích việc Mỹ tăng cường các hoạt động tuần tra hàng hải và tập trận ở khu vực châu Á.
Báo cáo của Lầu Năm Góc nói Trung Quốc đang tập trung vào phát triển năng lực nhằm ứng phó với sự can thiệp từ bên ngoài trong bất kỳ cuộc xung đột nào, nhưng có vẻ Trung Quốc muốn tránh đối đầu trực tiếp với Mỹ tại châu Á, xét đến những nguy cơ tổn hại về kinh tế.
Cùng với đó, “Trung Quốc thể hiện sẵn sàng chấp nhận mức độ căng thẳng cao hơn nhằm theo đuổi các lợi ích của họ, đặc biệt là theo đuổi các tuyên bố chủ quyền đơn phương”, báo cáo nhận định.
Cũng vào ngày 13/5, Lầu Năm Góc tiết lộ rằng, tướng Joseph Dunford, chỉ huy cấp cao thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ của Mỹ, đã đề xuất một sáng kiến về “đẩy mạnh các cơ chế giảm xung đột” với Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Trung Quốc, tướng Fang Fenghui.
Phát ngôn viên của tướng Dunford, đại tá Greg Hicks, cho biết cả hai bên đã nhất rằng đàm phán là cách tốt để “quản lý các vấn đề cả về hợp tác và căng thẳng, và để tránh những toan tính sai lầm”.
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cảnh báo rằng Trung Quốc đang quyết tâm duy trì tăng trưởng chi tiêu quốc phòng, bất chấp sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế, và theo đuổi các mục tiêu ngày càng xa bờ biển nước này.
Một quan chức Lầu Năm Góc nói chi tiêu quốc phòng năm 2015 thực tế của Trung Quốc cao hơn con số được công bố chính thức. Theo vị này, Trung Quốc đã chi 180 tỷ USD cho quốc phòng trong năm ngoái, so với con số 144 tỷ như được công bố.
Theo hãng tin Reuters, đây là báo cáo thường niên về hoạt động quân sự của Trung Quốc do Bộ Quốc phòng Mỹ gửi lên Quốc hội nước này. Báo cáo nói rằng hoạt động bồi lấp của Trung Quốc đã bổ sung thêm 1.300 hectare đất tại 7 thực thể tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong vòng 2 năm.
Bản báo cáo cho biết Trung Quốc đã hoàn thành cơ bản hoạt động bồi lấp vào tháng 10 năm ngoái, và từ đó đã chuyển trọng tâm sang phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm 3 đường băng dài 3 km có khả năng đáp ứng các loại chiến đấu cơ hiện đại.
“Sẽ có thêm nhiều cơ sở hạ tầng mới, bao gồm các hệ thống liên lạc và giám sát, được xây dựng tại các thực thể này trong vòng 1 năm tới”, báo cáo có đoạn viết. “Trung Quốc có thể sẽ sử dụng các thực thể mà họ bồi lấp như các căn cứ dân sự-quân sự lâu dài nhằm tăng cường mạnh mẽ sự hiện diện của họ trên biển Đông”.
Bản báo cáo được đưa ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng trên biển Đông. Washington khẳng định Bắc Kinh quân sự hóa trái phép trên biển Đông, trong khi Trung Quốc chỉ trích việc Mỹ tăng cường các hoạt động tuần tra hàng hải và tập trận ở khu vực châu Á.
Báo cáo của Lầu Năm Góc nói Trung Quốc đang tập trung vào phát triển năng lực nhằm ứng phó với sự can thiệp từ bên ngoài trong bất kỳ cuộc xung đột nào, nhưng có vẻ Trung Quốc muốn tránh đối đầu trực tiếp với Mỹ tại châu Á, xét đến những nguy cơ tổn hại về kinh tế.
Cùng với đó, “Trung Quốc thể hiện sẵn sàng chấp nhận mức độ căng thẳng cao hơn nhằm theo đuổi các lợi ích của họ, đặc biệt là theo đuổi các tuyên bố chủ quyền đơn phương”, báo cáo nhận định.
Cũng vào ngày 13/5, Lầu Năm Góc tiết lộ rằng, tướng Joseph Dunford, chỉ huy cấp cao thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ của Mỹ, đã đề xuất một sáng kiến về “đẩy mạnh các cơ chế giảm xung đột” với Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Trung Quốc, tướng Fang Fenghui.
Phát ngôn viên của tướng Dunford, đại tá Greg Hicks, cho biết cả hai bên đã nhất rằng đàm phán là cách tốt để “quản lý các vấn đề cả về hợp tác và căng thẳng, và để tránh những toan tính sai lầm”.
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cảnh báo rằng Trung Quốc đang quyết tâm duy trì tăng trưởng chi tiêu quốc phòng, bất chấp sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế, và theo đuổi các mục tiêu ngày càng xa bờ biển nước này.
Một quan chức Lầu Năm Góc nói chi tiêu quốc phòng năm 2015 thực tế của Trung Quốc cao hơn con số được công bố chính thức. Theo vị này, Trung Quốc đã chi 180 tỷ USD cho quốc phòng trong năm ngoái, so với con số 144 tỷ như được công bố.