Bắt đầu bỏ cuộc lãi suất cao?
Biểu lãi suất huy động VND và vàng của một số ngân hàng lớn vừa có những thay đổi bất ngờ
Trong hai ngày 7 và 8/11, Ngân hàng Á Châu (ACB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) lần lượt tạo những chuyển động mới của lãi suất huy động vốn.
Biểu lãi suất huy động bắt đầu áp dụng từ hôm nay (8/11) của Eximbank đã có thay đổi lớn, tập trung ở các sản phẩm huy động VND và vàng.
Cụ thể, với tiền gửi VND dành cho khách hàng cá nhân, Eximbank giảm khá mạnh các mức lãi suất cao ở hầu hết các loại sản phẩm. Các mức 12,5% - 12,8%/năm trước đó đã được rút về tối đa còn 12%/năm. Mức cao nhất 12%/năm cũng chỉ còn xuất hiện ở một vài kỳ hạn dài.
Hơn một tháng kể từ khi tạo hiện tượng “đi đầu” về áp lãi suất huy động cao, thị trường chính thức ghi nhận thành viên đầu tiên bỏ cuộc.
Trước đó, trung tuần tháng 9/2012, lần đầu tiên sau một thời gian dài thị trường mới chứng kiến các ngân hàng lớn như ACB, Eximbank, Sacombank đi đầu trong việc áp lãi suất huy động VND cao nhất trên thị trường (xét theo biểu niêm yết). ACB và Sacombank lần lượt áp mức cao nhất 13%/năm, với Eximbank là 12,8%/năm, sau đó những mức lãi suất cao này nhanh chóng mở rộng trong hệ thống. Trước đây, những “ông lớn” này thường áp thấp hơn hẳn các thành viên khác.
Nay, biểu lãi suất huy động VND của Eximbank đã không còn sự cạnh tranh quyết liệt nữa. Mà theo một lãnh đạo của ngân hàng này, khi nguồn vốn dồi dào, cơ cấu đã thuận lợi hơn mà tín dụng tăng trưởng khó khăn thì việc hạ bớt lãi suất huy động cũng là hợp lý.
Ước tính, hiện nguồn vốn khả dụng của Eximbank đang dư thừa trên dưới 15.000 tỷ đồng, trong khi cho vay ra trên cả thị trường 1 và thị trường 2 đều chưa thể đẩy mạnh. Chi phí huy động theo đó càng phải cân nhắc chặt hơn.
Đó cũng là bài toán chung tại nhiều thành viên. Lãi suất nhìn chung vẫn chưa có biểu hiện căng lên trên biểu niêm yết dù mùa cao điểm chi trả cuối năm đã gần kề - điểm khác biệt rất lớn so với những ồn ào và căng thẳng vào thời điểm này năm ngoái.
Tuy nhiên, ở một diễn biến khác, Eximbank đang tranh thủ nguồn vốn từ vàng với lãi suất và cơ cấu kỳ hạn vừa đột ngột đảo chiều. Biểu lãi suất chứng chỉ huy động vàng dành cho khách hàng cá nhân áp từ hôm nay (8/11) đã mở rộng các kỳ hạn, lãi suất cũng tăng mạnh trở lại.
Cụ thể, đầu tuần này Eximbank có quyết định giảm mạnh lãi suất huy động vàng từ 1,6%/năm xuống chỉ còn 0,5%/năm với kỳ hạn chỉ còn 2 tuần. Nhưng hôm nay các mức lãi suất 0,5%, 0,8%, 0,9% và 1%/năm đã lần lượt xuất hiện, ứng với độ rộng của các kỳ hạn từ 3 - 6 tháng.
Lãnh đạo ngân hàng này giải thích rằng, có thể xem đó là một phản ứng phòng vệ khi lãi suất huy động vàng trên thị trường đã tăng trở lại, ngân hàng cần giữ chân khách hàng.
Tại một số ngân hàng thương mại khác, lãi suất chứng chỉ huy động vàng đã có từ 1% - 1,5%, cơ cấu kỳ hạn cũng mở rộng hơn với 1 - 7 tháng (căn theo mốc phải ngừng hẳn là 30/6/2013). Hay hôm qua (7/11), ACB cũng đã trở lại đẩy mạnh huy động vàng khi áp lãi suất từ 0,8% - 1%/năm với các kỳ hạn 1 - 3 tháng; riêng ưu đãi dành cho khách hàng chuyển đổi kỳ hạn 4 - 6 tháng có từ 1,2% - 1,8%/năm…
Với những diễn biến trên, một vòng quay mới của vốn vàng lại được khởi động lại. Vấn đề là liệu các ngân hàng có đi lại “vết xe đổ” từ chuyển đổi dẫn đến khả năng thua lỗ, rủi ro thanh khoản như một số trường hợp vừa qua?
Điểm mấu chốt trong vòng quay mới này là các ngân hàng chỉ được huy động để đảm bảo nguồn chi trả đến hạn và không được phép cho vay vàng như trước nữa. Các kế hoạch huy động đều phải được xây dựng và báo cáo chi tiết để Ngân hàng Nhà nước giám sát, xét duyệt.
Một trong những rủi ro lớn nhất vừa qua, bên cạnh sự biến động quá mạnh của giá vàng, là khó khăn từ hoạt động rút vàng trước hạn của người dân. Theo đó, ở vòng quay mới này, Ngân hàng Nhà nước nêu rõ một nguyên tắc trong văn bản nới hạn huy động vàng là: “Chứng chỉ huy động phát hành mới không được chi trả trước hạn”.
Nguyên tắc và quy định là vậy, mặc nhiên đối với các nguồn vốn gửi có kỳ hạn tại ngân hàng nói chung. Nhưng trên thực tế, ở một số tình huống nhất định, hoạt động rút trước hạn của người dân mở rộng có thể tạo áp lực rất lớn đối với ngân hàng, mà trường hợp ACB vừa qua là một điển hình.
Biểu lãi suất huy động bắt đầu áp dụng từ hôm nay (8/11) của Eximbank đã có thay đổi lớn, tập trung ở các sản phẩm huy động VND và vàng.
Cụ thể, với tiền gửi VND dành cho khách hàng cá nhân, Eximbank giảm khá mạnh các mức lãi suất cao ở hầu hết các loại sản phẩm. Các mức 12,5% - 12,8%/năm trước đó đã được rút về tối đa còn 12%/năm. Mức cao nhất 12%/năm cũng chỉ còn xuất hiện ở một vài kỳ hạn dài.
Hơn một tháng kể từ khi tạo hiện tượng “đi đầu” về áp lãi suất huy động cao, thị trường chính thức ghi nhận thành viên đầu tiên bỏ cuộc.
Trước đó, trung tuần tháng 9/2012, lần đầu tiên sau một thời gian dài thị trường mới chứng kiến các ngân hàng lớn như ACB, Eximbank, Sacombank đi đầu trong việc áp lãi suất huy động VND cao nhất trên thị trường (xét theo biểu niêm yết). ACB và Sacombank lần lượt áp mức cao nhất 13%/năm, với Eximbank là 12,8%/năm, sau đó những mức lãi suất cao này nhanh chóng mở rộng trong hệ thống. Trước đây, những “ông lớn” này thường áp thấp hơn hẳn các thành viên khác.
Ước
tính, hiện nguồn vốn khả dụng của Eximbank đang dư thừa trên dưới
15.000 tỷ đồng, trong khi cho vay ra trên cả thị trường 1 và thị trường 2
đều chưa thể đẩy mạnh.
Nay, biểu lãi suất huy động VND của Eximbank đã không còn sự cạnh tranh quyết liệt nữa. Mà theo một lãnh đạo của ngân hàng này, khi nguồn vốn dồi dào, cơ cấu đã thuận lợi hơn mà tín dụng tăng trưởng khó khăn thì việc hạ bớt lãi suất huy động cũng là hợp lý.
Ước tính, hiện nguồn vốn khả dụng của Eximbank đang dư thừa trên dưới 15.000 tỷ đồng, trong khi cho vay ra trên cả thị trường 1 và thị trường 2 đều chưa thể đẩy mạnh. Chi phí huy động theo đó càng phải cân nhắc chặt hơn.
Đó cũng là bài toán chung tại nhiều thành viên. Lãi suất nhìn chung vẫn chưa có biểu hiện căng lên trên biểu niêm yết dù mùa cao điểm chi trả cuối năm đã gần kề - điểm khác biệt rất lớn so với những ồn ào và căng thẳng vào thời điểm này năm ngoái.
Tuy nhiên, ở một diễn biến khác, Eximbank đang tranh thủ nguồn vốn từ vàng với lãi suất và cơ cấu kỳ hạn vừa đột ngột đảo chiều. Biểu lãi suất chứng chỉ huy động vàng dành cho khách hàng cá nhân áp từ hôm nay (8/11) đã mở rộng các kỳ hạn, lãi suất cũng tăng mạnh trở lại.
Cụ thể, đầu tuần này Eximbank có quyết định giảm mạnh lãi suất huy động vàng từ 1,6%/năm xuống chỉ còn 0,5%/năm với kỳ hạn chỉ còn 2 tuần. Nhưng hôm nay các mức lãi suất 0,5%, 0,8%, 0,9% và 1%/năm đã lần lượt xuất hiện, ứng với độ rộng của các kỳ hạn từ 3 - 6 tháng.
Lãnh đạo ngân hàng này giải thích rằng, có thể xem đó là một phản ứng phòng vệ khi lãi suất huy động vàng trên thị trường đã tăng trở lại, ngân hàng cần giữ chân khách hàng.
Một vòng quay mới của vốn vàng lại được khởi động lại. Vấn đề là liệu các ngân hàng có đi lại “vết xe đổ” từ chuyển đổi dẫn đến khả năng thua lỗ, rủi ro thanh khoản như một số trường hợp vừa qua?
Tại một số ngân hàng thương mại khác, lãi suất chứng chỉ huy động vàng đã có từ 1% - 1,5%, cơ cấu kỳ hạn cũng mở rộng hơn với 1 - 7 tháng (căn theo mốc phải ngừng hẳn là 30/6/2013). Hay hôm qua (7/11), ACB cũng đã trở lại đẩy mạnh huy động vàng khi áp lãi suất từ 0,8% - 1%/năm với các kỳ hạn 1 - 3 tháng; riêng ưu đãi dành cho khách hàng chuyển đổi kỳ hạn 4 - 6 tháng có từ 1,2% - 1,8%/năm…
Với những diễn biến trên, một vòng quay mới của vốn vàng lại được khởi động lại. Vấn đề là liệu các ngân hàng có đi lại “vết xe đổ” từ chuyển đổi dẫn đến khả năng thua lỗ, rủi ro thanh khoản như một số trường hợp vừa qua?
Điểm mấu chốt trong vòng quay mới này là các ngân hàng chỉ được huy động để đảm bảo nguồn chi trả đến hạn và không được phép cho vay vàng như trước nữa. Các kế hoạch huy động đều phải được xây dựng và báo cáo chi tiết để Ngân hàng Nhà nước giám sát, xét duyệt.
Một trong những rủi ro lớn nhất vừa qua, bên cạnh sự biến động quá mạnh của giá vàng, là khó khăn từ hoạt động rút vàng trước hạn của người dân. Theo đó, ở vòng quay mới này, Ngân hàng Nhà nước nêu rõ một nguyên tắc trong văn bản nới hạn huy động vàng là: “Chứng chỉ huy động phát hành mới không được chi trả trước hạn”.
Nguyên tắc và quy định là vậy, mặc nhiên đối với các nguồn vốn gửi có kỳ hạn tại ngân hàng nói chung. Nhưng trên thực tế, ở một số tình huống nhất định, hoạt động rút trước hạn của người dân mở rộng có thể tạo áp lực rất lớn đối với ngân hàng, mà trường hợp ACB vừa qua là một điển hình.