Bắt đầu “bơm” vốn và “hứa” gửi tiền cho VNCB
Ngân hàng Nhà nước “bơm” và công bố vốn mới của VNCB là 3.000 tỷ đồng, một số ngân hàng lớn “hứa” sẽ gửi tiền
Ngày 5/3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 249/QĐ-NHNN mua toàn bộ cổ phần và chuyển đổi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam (VNCB).
Theo quyết định trên, Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc toàn bộ (100%) cổ phần của VNCB với giá 0 đồng/1 cổ phần; chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông của các cổ đông hiện hữu của này.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chuyển đổi VNCB thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Đáng chú ý, sau khi mua lại bắt buộc và chuyển đổi mô hình, vốn điều lệ của VNCB được Ngân hàng Nhà nước công bố là 3.000 tỷ đồng - mức tối thiểu theo quy định hiện hành.
Theo đó, mức vốn điều lệ 7.500 tỷ đồng mà VNCB tăng lên từ 3.000 tỷ đồng từ ngày 26/12/2013 đã không còn tồn tại. Mức 3.000 tỷ đồng vừa công bố là mức vốn điều lệ mới, sau khi Ngân hàng Nhà nước trở thành chủ sở hữu và “bơm” vốn vào.
Cũng trong ngày 5/3, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức lễ công bố quyết định chuyển đổi mô hình VNCB, cũng như bổ nhiệm cơ cấu nhân sự quản trị điều hành ngân hàng này.
Theo đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được chỉ định tham gia quản trị, điều hành VNCB. Ông Nguyễn Văn Tuân, Phó tổng giám đốc Vietcombank, được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên VNCB; ông Đàm Minh Đức được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng Thành viên, kiêm Tổng giám đốc VNCB.
Ngoài ra, một số nhân sự của Vietcombank cũng được bổ nhiệm các chức vụ trong Hội đồng Thành viên, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát ngân hàng vừa chuyển đổi này.
Tại lễ công bố nói trên, Phó thống đốc Nguyễn Phước Thanh cho biết, Ngân hàng Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ vốn cho VNCB, dự tính cần 40.000 tỷ đồng cho quá trình trở lại hoạt động bình thường.
Một phần nhu cầu vốn trên được Ngân hàng Nhà nước “bơm” qua tái cấp vốn, một phần VNCB sẽ bán nợ cho VAMC. Và thông tin bước đầu cho hay, một số ngân hàng lớn cũng “hứa” hỗ trợ bằng cách gửi tiền vào ngân hàng mới của Ngân hàng Nhà nước này.
Theo quyết định trên, Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc toàn bộ (100%) cổ phần của VNCB với giá 0 đồng/1 cổ phần; chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông của các cổ đông hiện hữu của này.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chuyển đổi VNCB thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Đáng chú ý, sau khi mua lại bắt buộc và chuyển đổi mô hình, vốn điều lệ của VNCB được Ngân hàng Nhà nước công bố là 3.000 tỷ đồng - mức tối thiểu theo quy định hiện hành.
Theo đó, mức vốn điều lệ 7.500 tỷ đồng mà VNCB tăng lên từ 3.000 tỷ đồng từ ngày 26/12/2013 đã không còn tồn tại. Mức 3.000 tỷ đồng vừa công bố là mức vốn điều lệ mới, sau khi Ngân hàng Nhà nước trở thành chủ sở hữu và “bơm” vốn vào.
Cũng trong ngày 5/3, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức lễ công bố quyết định chuyển đổi mô hình VNCB, cũng như bổ nhiệm cơ cấu nhân sự quản trị điều hành ngân hàng này.
Theo đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được chỉ định tham gia quản trị, điều hành VNCB. Ông Nguyễn Văn Tuân, Phó tổng giám đốc Vietcombank, được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên VNCB; ông Đàm Minh Đức được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng Thành viên, kiêm Tổng giám đốc VNCB.
Ngoài ra, một số nhân sự của Vietcombank cũng được bổ nhiệm các chức vụ trong Hội đồng Thành viên, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát ngân hàng vừa chuyển đổi này.
Tại lễ công bố nói trên, Phó thống đốc Nguyễn Phước Thanh cho biết, Ngân hàng Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ vốn cho VNCB, dự tính cần 40.000 tỷ đồng cho quá trình trở lại hoạt động bình thường.
Một phần nhu cầu vốn trên được Ngân hàng Nhà nước “bơm” qua tái cấp vốn, một phần VNCB sẽ bán nợ cho VAMC. Và thông tin bước đầu cho hay, một số ngân hàng lớn cũng “hứa” hỗ trợ bằng cách gửi tiền vào ngân hàng mới của Ngân hàng Nhà nước này.