Bất động sản Đông Nam Á "rất hấp dẫn"
Sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu và cuộc sống đang thay đổi ở Đông Nam Á là yếu tố thu hút các nhà bán lẻ toàn cầu
Bất động sản tại các thành phố ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm Bangkok, Jakarta và Kuala Lumpur đang hấp dẫn các nhà đầu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn từ các tài sản rủi ro, hãng tin Bloomberg dẫn lời bộ phận RREEF thuộc ngân hàng Deutsche Bank AG mới đây cho biết.
Ông Leslie Chua, Trưởng ban nghiên cứu và chiến lược tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của RREEF, cho hay những công trình bất động sản bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tự chọn và cơ sở hậu cần, trong đó bao gồm các kho chứa hàng đang mang lại nhiều cơ hội cho giới đầu tư. Thị trường văn phòng ở Sydney và Melbourne cũng ngày càng trở nên hấp dẫn, do thiếu nguồn cung.
RREEF khuyến cáo các nhà đầu tư nên đa dạng hóa danh mục tài sản của mình bằng cách tăng cường các khoản đầu tư thay thế, bao gồm bất động sản ở châu Á, để ngăn chặn sự suy giảm giá trị của các tài sản truyền thống như trái phiếu, chứng khoán. Sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu và cuộc sống đang thay đổi ở Đông Nam Á hiện đang là yếu tố thu hút các nhà bán lẻ toàn cầu.
"Các nhà đầu tư hiện đang đứng trước một giai đoạn khó khăn", ông Chua cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Singapore. "Họ vốn không muốn mạo hiểm, song do những biến động của thị trường trái phiếu và cổ phiếu cũng như những loại hình lợi nhuận mà họ có được, họ buộc phải mạo hiểm, mà xu hướng chung là mọi người sẽ hướng tới các tài sản cao giá như bất động sản".
Theo Bloomberg, chính phủ các nước Đông Nam Á đã tăng cường các khoản đầu tư vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và nỗ lực thúc đẩy chi tiêu dùng nội địa, nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào vấn đề xuất khẩu. Trong năm tới, Chính phủ Indonesia sẽ phải tăng 15% chi tiêu vốn. Philippines cũng dự định chi tới 2.000 tỷ peso (47 tỷ USD) trong ngân sách năm 2013 cho các dự án hạ tầng.
Ông Chua cho biết, "nếu đà hồi phục tại châu Âu và Mỹ kéo dài, chúng ta cần phải tìm kiếm các thị trường thay thế. Rõ ràng là châu Á đem lại cơ hội này. Cả Indonesia, Malaysia và Thái Lan đều đã sẵn sàng và sự minh bạch tại các thị trường này đã được cải thiện”. Riêng thị trường cho thuê văn phòng mới của Singapore, những đánh giá có phần thận trọng hơn dù vẫn lạc quan.
Chưa hết, trong báo cáo đưa ra hôm 16/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhận định, năm nền kinh tế Đông Nam Á gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Việt Nam, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ sẽ vượt xa phần còn lại của thế giới trong 2 năm tới. Năm 2013, 5 nước Đông Nam Á sẽ tăng trưởng 6,1% so với mức 2,3% ở Mỹ, 0,7% ở khu vực đồng Euro và 1,5% ở Nhật Bản.
Trưởng ban nghiên cứu và chiến lược tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của RREEF cho hay, “chúng tôi đề xuất nhà đầu tư nên có đánh giá nghiêm túc về Đông Nam Á. Đây là một thị trường thường bị bỏ quên, mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu minh bạch. Đối với một nhà đầu tư mới và muốn gặt hái được nhiều kinh nghiệm thì Australia, Singapore và Nhật Bản là lựa chọn tất yếu”.
Ông Leslie Chua, Trưởng ban nghiên cứu và chiến lược tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của RREEF, cho hay những công trình bất động sản bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tự chọn và cơ sở hậu cần, trong đó bao gồm các kho chứa hàng đang mang lại nhiều cơ hội cho giới đầu tư. Thị trường văn phòng ở Sydney và Melbourne cũng ngày càng trở nên hấp dẫn, do thiếu nguồn cung.
RREEF khuyến cáo các nhà đầu tư nên đa dạng hóa danh mục tài sản của mình bằng cách tăng cường các khoản đầu tư thay thế, bao gồm bất động sản ở châu Á, để ngăn chặn sự suy giảm giá trị của các tài sản truyền thống như trái phiếu, chứng khoán. Sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu và cuộc sống đang thay đổi ở Đông Nam Á hiện đang là yếu tố thu hút các nhà bán lẻ toàn cầu.
"Các nhà đầu tư hiện đang đứng trước một giai đoạn khó khăn", ông Chua cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại Singapore. "Họ vốn không muốn mạo hiểm, song do những biến động của thị trường trái phiếu và cổ phiếu cũng như những loại hình lợi nhuận mà họ có được, họ buộc phải mạo hiểm, mà xu hướng chung là mọi người sẽ hướng tới các tài sản cao giá như bất động sản".
Theo Bloomberg, chính phủ các nước Đông Nam Á đã tăng cường các khoản đầu tư vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và nỗ lực thúc đẩy chi tiêu dùng nội địa, nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào vấn đề xuất khẩu. Trong năm tới, Chính phủ Indonesia sẽ phải tăng 15% chi tiêu vốn. Philippines cũng dự định chi tới 2.000 tỷ peso (47 tỷ USD) trong ngân sách năm 2013 cho các dự án hạ tầng.
Ông Chua cho biết, "nếu đà hồi phục tại châu Âu và Mỹ kéo dài, chúng ta cần phải tìm kiếm các thị trường thay thế. Rõ ràng là châu Á đem lại cơ hội này. Cả Indonesia, Malaysia và Thái Lan đều đã sẵn sàng và sự minh bạch tại các thị trường này đã được cải thiện”. Riêng thị trường cho thuê văn phòng mới của Singapore, những đánh giá có phần thận trọng hơn dù vẫn lạc quan.
Chưa hết, trong báo cáo đưa ra hôm 16/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhận định, năm nền kinh tế Đông Nam Á gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Việt Nam, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ sẽ vượt xa phần còn lại của thế giới trong 2 năm tới. Năm 2013, 5 nước Đông Nam Á sẽ tăng trưởng 6,1% so với mức 2,3% ở Mỹ, 0,7% ở khu vực đồng Euro và 1,5% ở Nhật Bản.
Trưởng ban nghiên cứu và chiến lược tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của RREEF cho hay, “chúng tôi đề xuất nhà đầu tư nên có đánh giá nghiêm túc về Đông Nam Á. Đây là một thị trường thường bị bỏ quên, mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu minh bạch. Đối với một nhà đầu tư mới và muốn gặt hái được nhiều kinh nghiệm thì Australia, Singapore và Nhật Bản là lựa chọn tất yếu”.