Bất động sản Hà Nội: Bất ngờ trước Tết
Diễn biến trên thị trường bất động sản Hà Nội giáp tết đang khác xa so các năm trước và hoàn toàn nằm ngoài kỳ vọng của không ít người
Những diễn biến trên thị trường bất động sản Hà Nội giáp Tết năm nay đang khác xa so các năm trước và nằm ngoài kỳ vọng của không ít người.
Đó chính là tình trạng “ngủ đông” tại các sàn, trung tâm giao dịch nhà đất khi mà lượng khách đến tìm hiểu và giao dịch thành công vẫn thưa thớt, trong khi khoảng thời gian được kỳ vọng nhất trong năm chỉ còn được tính bằng ngày.
Nhưng, cũng bất ngờ không kém khi phân khúc nhà mặt phố với diện tích lớn lại đang được nhiều chủ đầu tư, doanh nghiệp ráo riết săn lùng dù giá có lên đến hàng trăm tỷ đồng cho một khu.
Chung cư giảm giá
Sau một thời gian “sốt” do bị giới đầu cơ thao túng, đẩy giá, trong khoảng thời gian hai tháng lại đây, giá của phân khúc căn hộ chung cư tại nhiều dự án ở Hà Nội đã và đang quay trở lại sát với giá gốc do chủ đầu tư công bố. Nguyên nhân khiến thị trường trở nên trầm lắng đã được lý giải phần nào trên VnEconomy ở những loạt bài trước.
Chỉ có điều, khi đó, cả giới đầu cơ lẫn chủ đầu tư vẫn kỳ vọng thị trường sẽ hồi phục và các giao dịch sẽ trở nên sôi động hơn trong khoảng thời gian gần Tết Nguyên đán - khoảng thời gian vốn vẫn được giới kinh doanh nhà đất kỳ vọng nhất trong năm.
Thế nhưng, những gì đang diễn ra trên thị trường bất động sản giáp Tết hiện nay lại hoàn toàn đi ngược với những kỳ vọng đó, khi mà lượng khách đến tìm hiểu và các giao dịch thành công vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trước thực tế đó, nhiều nhà đầu tư đã buộc phải giảm giá, thậm chí là chấp nhận lỗ bởi họ tin chắc, sau Tết khi mà mùa xây dựng mới bắt đầu và nhiều dự án tung hàng, giá sẽ còn giảm nữa.
Chị Bùi Tuyết Lan (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, hiện chị đang sở hữu hai căn hộ chung cư, một tại dự án Mulberry Lane - Hà Đông và một tại dự án Tricon Tower (An Khánh). So với hồi chị mua cách đây 4 tháng, hiện giá đã giảm gần 20%, song rao bán hơn tháng nay vẫn chưa có ai thật sự muốn mua.
“Vì đang rất cần tiền và cũng lo giá sẽ giảm nữa, tôi mới chấp nhận lỗ đến 20%. Giờ đến Tết, nếu vẫn không bán được có khi sẽ phải giảm thêm 10% nữa”, chị Lan tâm sự.
Theo khảo sát của VnEconomy, hầu hết giá chung cư tại các dự án được xem là “hot” ở Hà Nội hiện nay như An Khánh, Dương Nội, Mỹ Đình... đều được giới đầu cơ hạ giá từ 10 - 30% so với thời điểm sốt giá vào hai tháng trước.
Không những thế, do ảnh hưởng chung của thị trường, giá đất thổ cư tại các khu trên cũng đã giảm từ 5 -7 triệu đồng/m2, xuống còn trung bình khoảng 21 – 33 triệu đồng/m2, tùy vị trí.
Giá nhà, đất phân lô tại dự án như Mulberry Lane - Hà Đông cũng được một số nhà đầu tư rao bán với giá giảm từ 40 - 50 USD/m2, Usilk-City giảm tới 30 - 90 USD, nhưng số người hỏi mua vẫn rất ít.
Theo ông Hoàng Mạnh Dưỡng (Trưởng phòng Môi giới bất động sản, Công ty Xây dựng Quang Minh), trường hợp như của chị Lan hiện nay là khá phổ biến. Thực tế là nhà đầu tư đã không lường được những diễn biến bất thường (nhưng lại mang tính logic) của thị trường cuối năm nay.
Phần lớn các nhà đầu tư đều kỳ vọng sẽ kiếm được bộn tiền chênh giá khi bán sản phẩm vào cuối năm như họ vẫn thường đạt được những năm trước.
Thế nhưng, theo ông Dưỡng, có một điều mà ít ai lường trước được, chính tình trạng a dua đổ xô “lướt sóng” hồi cuối năm 2009, để mong kiếm lời đã không những đưa thị trường quay trở lại trạng thái thực vốn có của nó, mà còn khiến cho nhiều khách hàng mất lòng tin, e dè trước tất cả các động thái chào bán, mời gọi trên thị trường, nhất là của giới “ăn kênh”.
“Đó chính là căn nguyên dẫn tới thị trường rơi vào cảnh èo uột như hiện nay, nhưng phần lớn giới đầu cơ đã không tính đến, nên giờ phải chấp nhận bán lỗ là tất yếu”, ông Dưỡng chia sẻ.
Ráo riết “săn” nhà mặt phố
Trong khi thị trường mua bán nhà chung cư, đất dự án đang rơi vào trạng thái đóng băng thì phân khúc nhà mặt tiền đã phần nào đã giúp cho các sàn giao dịch bất động sản và các trung tâm môi giới nhà đất khỏi rơi vào trình trạng...nghỉ tết sớm.
Thực ra, từ xưa đến nay, các vị trí nhà, đất đẹp, mặt phố trung tâm vẫn luôn có giá, nghĩa là khả năng sinh lợi của nó rất cao cho dù đang sử dụng hay đem bán. Thế nhưng, khảo sát của VnEconomy cho thấy điều khác biệt của thị trường giáp Tết năm nay là mua bán ở phân khúc này lại bỗng dưng sôi động hẳn lên trong khi toàn thị trường vẫn trong cảnh đìu hiu.
Theo ông Phạm Văn Hưng, chuyên viên Siêu thị địa ốc Hadico, phần lớn khách hàng của đơn vị này hiện nay là những người có nhu cầu mua nhà mặt phố tại các khu có hạ tầng tốt, dân trí cao cho dù giá cả của những căn nhà này không hề “mềm” một tý nào.
Ông Hưng cho biết, chính vì nhu cầu mua nhà mặt phố của nhiều doanh nghiệp đột ngột tăng, nên giá của phân khúc này cũng đã có biến động tăng nhất định. Hiện các nhà mặt tiền phố Đội Cấn được giao dịch ở mức 160 triệu đồng/m2, các phố Phan Bội Châu, Nguyễn Trường Tộ, Phó Đức Chính...giá khoảng 230 - 250 triệu đồng/m2 (tăng từ 7 -10 triệu/m2).
Các khu vực phố nhỏ hơn như Núi Trúc, Vạn Bảo, Vạn Phúc, Linh Lang, Khu Cầu Giấy có giá thấp hơn một chút, dao động quanh mức 100 - 110 triệu đồng/m2 đối với đất mặt tiền chia lô.
Các khu khác như khu Nghi Tàm, Thụy Khê, Tây Hồ cũng có giá từ 130 -150 triệu đồng/m2. Riêng nhà mặt phố tại các khu vực phố cổ như Hàng Ngang, hàng Đào...hiện được các khách hàng trả giá từ 350 - 400 triệu đồng/m2 những cũng ít người bán.
Nhưng, khảo sát của VnEconomy cho thấy một điều khá lạ. Đó là, sau một năm chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, song phần lớn chủ nhân trong các cuộc “săn” nhà mặt phố hiện nay lại chính là các doanh nghiệp, đặc biệt là khối tài chính, ngân hàng.
Cách thức “săn” nhà mặt phố của các doanh nghiệp hiện nay phần lớn vẫn phải thông qua các chuyên viên của các sàn và các siêu thị địa ốc. Họ sẵn sàng chi tiền hoa hồng rất cao cho những người này để “ăn chực nằm chờ” tại các khu vực có nhà mặt phố mà khách hàng đã “ngắm”, nhằm thuyết phục chủ nhân các căn nhà trên đồng ý bán.
Không những thế, hầu hết các doanh nghiệp không chỉ mua một căn nhà mặt tiền chỉ với 50 – 100 m2, mà họ thường muốn mua đứt một khu khoảng chừng 400 – 500m2, có thể là của 3 – 5 hộ gia đình liền kề.
Để đạt được mục đích đó, tất nhiên là các doanh nghiệp đã phải nhờ đến sự vào cuộc của 2 -3 trung tâm nhà đất cùng lúc với các chiêu thức kể trên. Theo ông Hưng, thông thường chi phí cho một vụ môi giới thành công khoảng từ 50 -70 triệu đồng. “Nếu thực hiện thành công cho cả khu từ 3 – 4 hộ thì có thể thu được trên 200 triệu đồng”, ông Hưng cho biết.
Trưởng phòng quan hệ công chúng của một ngân hàng lớn tại Hà Nội tiết lộ, với chiêu thức trên, hiện doanh nghiệp này đã có được một khu đất hơn 1.000m2 tại một con phố khá đặc địa của Hà Nội.
“Dự kiến cuối năm nay, chúng tôi sẽ khởi công trụ sở mới, chấm dứt hơn 7 năm kinh doanh trong cảnh phải đi thuê địa điểm, vừa không ổn định vừa tốn kém”, vị này cho biết.
Đó chính là tình trạng “ngủ đông” tại các sàn, trung tâm giao dịch nhà đất khi mà lượng khách đến tìm hiểu và giao dịch thành công vẫn thưa thớt, trong khi khoảng thời gian được kỳ vọng nhất trong năm chỉ còn được tính bằng ngày.
Nhưng, cũng bất ngờ không kém khi phân khúc nhà mặt phố với diện tích lớn lại đang được nhiều chủ đầu tư, doanh nghiệp ráo riết săn lùng dù giá có lên đến hàng trăm tỷ đồng cho một khu.
Chung cư giảm giá
Sau một thời gian “sốt” do bị giới đầu cơ thao túng, đẩy giá, trong khoảng thời gian hai tháng lại đây, giá của phân khúc căn hộ chung cư tại nhiều dự án ở Hà Nội đã và đang quay trở lại sát với giá gốc do chủ đầu tư công bố. Nguyên nhân khiến thị trường trở nên trầm lắng đã được lý giải phần nào trên VnEconomy ở những loạt bài trước.
Chỉ có điều, khi đó, cả giới đầu cơ lẫn chủ đầu tư vẫn kỳ vọng thị trường sẽ hồi phục và các giao dịch sẽ trở nên sôi động hơn trong khoảng thời gian gần Tết Nguyên đán - khoảng thời gian vốn vẫn được giới kinh doanh nhà đất kỳ vọng nhất trong năm.
Thế nhưng, những gì đang diễn ra trên thị trường bất động sản giáp Tết hiện nay lại hoàn toàn đi ngược với những kỳ vọng đó, khi mà lượng khách đến tìm hiểu và các giao dịch thành công vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trước thực tế đó, nhiều nhà đầu tư đã buộc phải giảm giá, thậm chí là chấp nhận lỗ bởi họ tin chắc, sau Tết khi mà mùa xây dựng mới bắt đầu và nhiều dự án tung hàng, giá sẽ còn giảm nữa.
Chị Bùi Tuyết Lan (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, hiện chị đang sở hữu hai căn hộ chung cư, một tại dự án Mulberry Lane - Hà Đông và một tại dự án Tricon Tower (An Khánh). So với hồi chị mua cách đây 4 tháng, hiện giá đã giảm gần 20%, song rao bán hơn tháng nay vẫn chưa có ai thật sự muốn mua.
“Vì đang rất cần tiền và cũng lo giá sẽ giảm nữa, tôi mới chấp nhận lỗ đến 20%. Giờ đến Tết, nếu vẫn không bán được có khi sẽ phải giảm thêm 10% nữa”, chị Lan tâm sự.
Theo khảo sát của VnEconomy, hầu hết giá chung cư tại các dự án được xem là “hot” ở Hà Nội hiện nay như An Khánh, Dương Nội, Mỹ Đình... đều được giới đầu cơ hạ giá từ 10 - 30% so với thời điểm sốt giá vào hai tháng trước.
Không những thế, do ảnh hưởng chung của thị trường, giá đất thổ cư tại các khu trên cũng đã giảm từ 5 -7 triệu đồng/m2, xuống còn trung bình khoảng 21 – 33 triệu đồng/m2, tùy vị trí.
Giá nhà, đất phân lô tại dự án như Mulberry Lane - Hà Đông cũng được một số nhà đầu tư rao bán với giá giảm từ 40 - 50 USD/m2, Usilk-City giảm tới 30 - 90 USD, nhưng số người hỏi mua vẫn rất ít.
Theo ông Hoàng Mạnh Dưỡng (Trưởng phòng Môi giới bất động sản, Công ty Xây dựng Quang Minh), trường hợp như của chị Lan hiện nay là khá phổ biến. Thực tế là nhà đầu tư đã không lường được những diễn biến bất thường (nhưng lại mang tính logic) của thị trường cuối năm nay.
Phần lớn các nhà đầu tư đều kỳ vọng sẽ kiếm được bộn tiền chênh giá khi bán sản phẩm vào cuối năm như họ vẫn thường đạt được những năm trước.
Thế nhưng, theo ông Dưỡng, có một điều mà ít ai lường trước được, chính tình trạng a dua đổ xô “lướt sóng” hồi cuối năm 2009, để mong kiếm lời đã không những đưa thị trường quay trở lại trạng thái thực vốn có của nó, mà còn khiến cho nhiều khách hàng mất lòng tin, e dè trước tất cả các động thái chào bán, mời gọi trên thị trường, nhất là của giới “ăn kênh”.
“Đó chính là căn nguyên dẫn tới thị trường rơi vào cảnh èo uột như hiện nay, nhưng phần lớn giới đầu cơ đã không tính đến, nên giờ phải chấp nhận bán lỗ là tất yếu”, ông Dưỡng chia sẻ.
Ráo riết “săn” nhà mặt phố
Trong khi thị trường mua bán nhà chung cư, đất dự án đang rơi vào trạng thái đóng băng thì phân khúc nhà mặt tiền đã phần nào đã giúp cho các sàn giao dịch bất động sản và các trung tâm môi giới nhà đất khỏi rơi vào trình trạng...nghỉ tết sớm.
Thực ra, từ xưa đến nay, các vị trí nhà, đất đẹp, mặt phố trung tâm vẫn luôn có giá, nghĩa là khả năng sinh lợi của nó rất cao cho dù đang sử dụng hay đem bán. Thế nhưng, khảo sát của VnEconomy cho thấy điều khác biệt của thị trường giáp Tết năm nay là mua bán ở phân khúc này lại bỗng dưng sôi động hẳn lên trong khi toàn thị trường vẫn trong cảnh đìu hiu.
Theo ông Phạm Văn Hưng, chuyên viên Siêu thị địa ốc Hadico, phần lớn khách hàng của đơn vị này hiện nay là những người có nhu cầu mua nhà mặt phố tại các khu có hạ tầng tốt, dân trí cao cho dù giá cả của những căn nhà này không hề “mềm” một tý nào.
Ông Hưng cho biết, chính vì nhu cầu mua nhà mặt phố của nhiều doanh nghiệp đột ngột tăng, nên giá của phân khúc này cũng đã có biến động tăng nhất định. Hiện các nhà mặt tiền phố Đội Cấn được giao dịch ở mức 160 triệu đồng/m2, các phố Phan Bội Châu, Nguyễn Trường Tộ, Phó Đức Chính...giá khoảng 230 - 250 triệu đồng/m2 (tăng từ 7 -10 triệu/m2).
Các khu vực phố nhỏ hơn như Núi Trúc, Vạn Bảo, Vạn Phúc, Linh Lang, Khu Cầu Giấy có giá thấp hơn một chút, dao động quanh mức 100 - 110 triệu đồng/m2 đối với đất mặt tiền chia lô.
Các khu khác như khu Nghi Tàm, Thụy Khê, Tây Hồ cũng có giá từ 130 -150 triệu đồng/m2. Riêng nhà mặt phố tại các khu vực phố cổ như Hàng Ngang, hàng Đào...hiện được các khách hàng trả giá từ 350 - 400 triệu đồng/m2 những cũng ít người bán.
Nhưng, khảo sát của VnEconomy cho thấy một điều khá lạ. Đó là, sau một năm chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, song phần lớn chủ nhân trong các cuộc “săn” nhà mặt phố hiện nay lại chính là các doanh nghiệp, đặc biệt là khối tài chính, ngân hàng.
Cách thức “săn” nhà mặt phố của các doanh nghiệp hiện nay phần lớn vẫn phải thông qua các chuyên viên của các sàn và các siêu thị địa ốc. Họ sẵn sàng chi tiền hoa hồng rất cao cho những người này để “ăn chực nằm chờ” tại các khu vực có nhà mặt phố mà khách hàng đã “ngắm”, nhằm thuyết phục chủ nhân các căn nhà trên đồng ý bán.
Không những thế, hầu hết các doanh nghiệp không chỉ mua một căn nhà mặt tiền chỉ với 50 – 100 m2, mà họ thường muốn mua đứt một khu khoảng chừng 400 – 500m2, có thể là của 3 – 5 hộ gia đình liền kề.
Để đạt được mục đích đó, tất nhiên là các doanh nghiệp đã phải nhờ đến sự vào cuộc của 2 -3 trung tâm nhà đất cùng lúc với các chiêu thức kể trên. Theo ông Hưng, thông thường chi phí cho một vụ môi giới thành công khoảng từ 50 -70 triệu đồng. “Nếu thực hiện thành công cho cả khu từ 3 – 4 hộ thì có thể thu được trên 200 triệu đồng”, ông Hưng cho biết.
Trưởng phòng quan hệ công chúng của một ngân hàng lớn tại Hà Nội tiết lộ, với chiêu thức trên, hiện doanh nghiệp này đã có được một khu đất hơn 1.000m2 tại một con phố khá đặc địa của Hà Nội.
“Dự kiến cuối năm nay, chúng tôi sẽ khởi công trụ sở mới, chấm dứt hơn 7 năm kinh doanh trong cảnh phải đi thuê địa điểm, vừa không ổn định vừa tốn kém”, vị này cho biết.