Bầu cử ở Đức: Đảng của bà Merkel thắng áp đảo
Với kết quả này, bà Merkel có thể tiếp tục nắm giữ cương vị lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất châu Âu sang nhiệm kỳ thứ ba
Kết quả sơ bộ của cuộc tổng tuyển cử vừa diễn ra ở Đức cho thấy, đảng của đương kim Thủ tướng Angela Merkel giành chiến thắng áp đảo. Với kết quả này, bà Merkel có thể tiếp tục nắm giữ cương vị lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất châu Âu sang nhiệm kỳ thứ ba.
Cuộc bầu cử tại Đức đã diễn ra từ lúc 8h sáng ngày Chủ nhật (22/9) theo giờ địa phương và kết thúc vào lúc 18h cùng ngày với sự tham gia của gần 62 triệu cử tri. Theo kết quả sơ bộ, đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của bà Merkel đang dẫn đầu với khoảng 42% số phiếu bầu, vượt trội so với các đảng khác. Hãng tin Reuters cho biết, đây là tỷ lệ phiếu bầu cao nhất mà chính đảng này từng giành được kể từ khi thống nhất nước Đức vào năm 1990.
Phát biểu về kết quả của cuộc bầu cử, bà Merkel nói đây là một “kết quả tuyệt vời”. Tuy nhiên, để trở thành Thủ tướng Đức trong nhiệm kỳ tiếp theo, bà Merkel vẫn phải liên minh với một chính đảng khác có đủ số phiếu cần thiết.
Theo dự kiến từ trước khi diễn ra bầu cử, bà Merkel hy vọng sẽ liên minh với đảng Dân chủ Tự do (FDP) để lập Chính phủ mới. Tuy nhiên, đảng này có vẻ như chưa giành đủ 5% số phiếu bầu, một tỷ lệ tối thiểu để có ghế trong Quốc hội.
Nếu không lập được liên minh với FDP, bà Merkel sẽ phải chuyển hướng sang liên minh với đảng Dân chủ Xã hội (SDP), chính đảng được cho là giành khoảng 26% số phiếu bầu. Ngoài ra, bà Merkel cũng có thể tính tới khả năng liên minh với các đảng cánh tả, trung tả hoặc đảng Xanh.
Đức được xem là nền kinh tế “anh cả” trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), giữ vai trò gần như quyết định trong nhiều vấn đề kinh tế quan trọng của khối, đặc biệt là những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công. Bởi vậy, cuộc bầu cử Quốc hội vừa diễn ra ở Đức là một trong những sự kiện quan trọng nhất năm 2013 ở Eurozone.
Bà Merkel được đánh giá là một nhà lãnh đạo nữ cứng rắn, có công lớn trong việc chèo lái châu Âu trong suốt thời gian “bão” nợ công hoành hành. Năm nay 59 tuổi, bà Merkel đã giữ cương vị Thủ tướng Đức từ năm 2005. Trước khi diễn ra bầu cử, bà Merkel đã lên tiếng kêu gọi cử tri ủng hộ để bà tiếp tục các chính sách hiện tại cho tới năm 2017.
Theo thông lệ, thời gian đàm phán để thành lập liên minh và chính phủ mới sau các cuộc tổng tuyển cử ở Đức thường kéo dài, có thể lên đến vài tuần.
Cuộc bầu cử tại Đức đã diễn ra từ lúc 8h sáng ngày Chủ nhật (22/9) theo giờ địa phương và kết thúc vào lúc 18h cùng ngày với sự tham gia của gần 62 triệu cử tri. Theo kết quả sơ bộ, đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của bà Merkel đang dẫn đầu với khoảng 42% số phiếu bầu, vượt trội so với các đảng khác. Hãng tin Reuters cho biết, đây là tỷ lệ phiếu bầu cao nhất mà chính đảng này từng giành được kể từ khi thống nhất nước Đức vào năm 1990.
Phát biểu về kết quả của cuộc bầu cử, bà Merkel nói đây là một “kết quả tuyệt vời”. Tuy nhiên, để trở thành Thủ tướng Đức trong nhiệm kỳ tiếp theo, bà Merkel vẫn phải liên minh với một chính đảng khác có đủ số phiếu cần thiết.
Theo dự kiến từ trước khi diễn ra bầu cử, bà Merkel hy vọng sẽ liên minh với đảng Dân chủ Tự do (FDP) để lập Chính phủ mới. Tuy nhiên, đảng này có vẻ như chưa giành đủ 5% số phiếu bầu, một tỷ lệ tối thiểu để có ghế trong Quốc hội.
Nếu không lập được liên minh với FDP, bà Merkel sẽ phải chuyển hướng sang liên minh với đảng Dân chủ Xã hội (SDP), chính đảng được cho là giành khoảng 26% số phiếu bầu. Ngoài ra, bà Merkel cũng có thể tính tới khả năng liên minh với các đảng cánh tả, trung tả hoặc đảng Xanh.
Đức được xem là nền kinh tế “anh cả” trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), giữ vai trò gần như quyết định trong nhiều vấn đề kinh tế quan trọng của khối, đặc biệt là những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công. Bởi vậy, cuộc bầu cử Quốc hội vừa diễn ra ở Đức là một trong những sự kiện quan trọng nhất năm 2013 ở Eurozone.
Bà Merkel được đánh giá là một nhà lãnh đạo nữ cứng rắn, có công lớn trong việc chèo lái châu Âu trong suốt thời gian “bão” nợ công hoành hành. Năm nay 59 tuổi, bà Merkel đã giữ cương vị Thủ tướng Đức từ năm 2005. Trước khi diễn ra bầu cử, bà Merkel đã lên tiếng kêu gọi cử tri ủng hộ để bà tiếp tục các chính sách hiện tại cho tới năm 2017.
Theo thông lệ, thời gian đàm phán để thành lập liên minh và chính phủ mới sau các cuộc tổng tuyển cử ở Đức thường kéo dài, có thể lên đến vài tuần.