Bầu cử Tổng thống Mỹ: Khó đoán trước
Bước vào năm 2008, nước Mỹ đã bắt đầu sôi động với cuộc bầu cử Tổng thống đầy gay cấn
Bước vào năm 2008, nước Mỹ đã bắt đầu sôi động với cuộc bầu cử Tổng thống đầy gay cấn. Giành chiến thắng tại bang Iowa trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên, Thượng nghị sĩ Barack Obama đảng Dân chủ đang nổi lên là một ứng cử viên nặng ký.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái.
Kẻ tám lạng, người nửa cân
Người dân Mỹ đã đón năm bầu cử Tổng thống 2008 với các tín hiệu không vui, khi giá dầu thế giới tăng lên mức kỷ lục hơn 100 USD/thùng, hôm 3/1, cổ phiếu và đồng USD sụt giá. Nhiều người đang hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng này để ngăn chặn nguy cơ suy thoái kinh tế... Vì vậy, người dân Mỹ đang mong mỏi một vị tổng thống tài năng giúp chấm dứt thời kỳ ảm đạm của kinh tế Mỹ và đưa lịch sử đất nước sang trang mới.
Ngay sau cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên tại bang Iowa vừa qua với phần thắng thuộc về Thượng nghị sĩ Barack Obama đảng Dân chủ và cựu Thống đốc bang Arkansas, ông Mike Huckabee đảng Cộng hòa, ngày 8/1, các ứng cử viên tổng thống lại bước vào cuộc đua tại cuộc bầu cử sơ bộ ở bang New Hampshire.
Kết quả cuộc thăm dò dư luận do hai kênh truyền hình CNN và WMUR thực hiện trước thềm cuộc bầu cử này cho biết Thượng nghị sỹ John McCain đảng Cộng hòa vượt lên dẫn điểm tại bang New Hampshire.
Trong số các ứng cử viên tiềm năng của đảng Cộng hòa, cuộc thăm dò của CNN/WMUR cho thấy Thượng nghị sĩ John McCain đang dẫn đầu với 33% sự ủng hộ, trong khi ông Huckabee - người vừa thắng cử ở Iowa-chỉ nhận được 11% ý kiến ủng hộ, thấp hơn cả cựu Thị trưởng New York, Rudy Giuliani được 14%.
Trong khi đó, kết quả thăm dò công bố ngày 7/1 của báo "Nước Mỹ ngày nay" và Viện thăm dò dư luận Gallup cho biết ông Obama đang vượt lên dẫn trước bà H.Clinton tới 13% (41%-28%) tại bang New Hampshire. Đây là một sự đổi ngôi so với kết quả thăm dò hồi tháng 12/2007, trong đó có 47% cử tri cho rằng bà H. Clinton có cơ may thắng cử tại bang này, so với chỉ có 26% đặt niềm tin vào ông Obama.
Kết quả cuộc thăm dò được thực hiện trong hai ngày 4 và 5/1 cho thấy ông Obama và cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ đều nhận được mức độ ủng hộ ngang nhau là 33%. Phát biểu tại 4 trạm dừng chân vận động tranh cử ngày 7/1 tại New Hampshire, ông Obama, Thượng nghị sỹ gốc Phi duy nhất khóa này, tự tin tuyên bố "đang có cảm giác chiến thắng trong tầm tay tại New Hampshire”.
Obama đang giành lợi thế
Để ngăn chặn một thắng lợi tiếp theo của ông Obama tại New Hampshire, cả bà Hillary và ông Edwards đều đã tập trung mũi nhọn công kích ông Obama, mô tả vị Thượng nghị sỹ nhiệm kỳ đầu tiên này là hiện thân của đương kim Tổng thống George W. Bush, một người gây chia rẽ chứ không thể giữ được sự đoàn kết thống nhất của nước Mỹ.
Theo các nhà phân tích, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008 là cuộc bầu cử đầu tiên mà cả Tổng thống và Phó Tổng thống cùng không tái tranh cử. Vì vậy, khi cuộc đua mới khởi động như hiện nay, không ai có thể tiên đoán trước được kết quả bầu cử.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định rằng, ở thời điểm hiện nay, ứng cử viên trẻ tuổi của đảng Dân chủ Obama đang có nhiều lợi thế. Tờ Liberation của Pháp cho rằng, việc ứng cử viên da mầu Obama giành được 38% số phiếu để thắng cử tại bang Iowa-nơi có 95% dân số là người da trắng, cho thấy sự khởi đầu thuận lợi của ông này trên con đường thực hiện tham vọng trở thành tổng thống da mầu đầu tiên ở Mỹ.
Điều quan trọng nữa là người dân Mỹ sau 8 năm sống dưới chính quyền Bush, đã chán ghét sự chia rẽ tư tưởng và việc bị cuốn vào các cuộc chiến tranh vô lý. Vì thế, một Obama 46 tuổi trẻ trung, lý lịch trong sạch, với những bài phát biểu luôn thể hiện khát vọng, nhiệt huyết và đầy ắp ý tưởng, đã có sức thuyết phục nhiều cử tri Mỹ.
Các nhà phân tích cho rằng, bà H. Clinton có kinh nghiệm 8 năm trong Nhà Trắng để có thể giúp bà sẵn sàng trở thành Tổng thống. Tuy nhiên, việc bà hứa sẽ thực hiện những thay đổi mang tính quyết định cho nước Mỹ, bị nhiều người cho là một thông điệp “vừa tiên tiến, vừa lạc hậu” và mâu thuẫn nhau.
Còn ông Edwarrds chỉ với một nhiệm kỳ làm Thượng nghị sĩ sẽ khó thuyết phục cử tri về kinh nghiệm công tác. Ông đưa ra một số lời hứa về sự thay đổi mạnh mẽ trong chính phủ, nhưng nhiều cử tri đảng Dân chủ cho rằng, những lời hứa đó tương tự của Obama, nhưng Obama thuyết phục hơn, trẻ trung hơn và hấp dẫn hơn.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái.
Kẻ tám lạng, người nửa cân
Người dân Mỹ đã đón năm bầu cử Tổng thống 2008 với các tín hiệu không vui, khi giá dầu thế giới tăng lên mức kỷ lục hơn 100 USD/thùng, hôm 3/1, cổ phiếu và đồng USD sụt giá. Nhiều người đang hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng này để ngăn chặn nguy cơ suy thoái kinh tế... Vì vậy, người dân Mỹ đang mong mỏi một vị tổng thống tài năng giúp chấm dứt thời kỳ ảm đạm của kinh tế Mỹ và đưa lịch sử đất nước sang trang mới.
Ngay sau cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên tại bang Iowa vừa qua với phần thắng thuộc về Thượng nghị sĩ Barack Obama đảng Dân chủ và cựu Thống đốc bang Arkansas, ông Mike Huckabee đảng Cộng hòa, ngày 8/1, các ứng cử viên tổng thống lại bước vào cuộc đua tại cuộc bầu cử sơ bộ ở bang New Hampshire.
Kết quả cuộc thăm dò dư luận do hai kênh truyền hình CNN và WMUR thực hiện trước thềm cuộc bầu cử này cho biết Thượng nghị sỹ John McCain đảng Cộng hòa vượt lên dẫn điểm tại bang New Hampshire.
Trong số các ứng cử viên tiềm năng của đảng Cộng hòa, cuộc thăm dò của CNN/WMUR cho thấy Thượng nghị sĩ John McCain đang dẫn đầu với 33% sự ủng hộ, trong khi ông Huckabee - người vừa thắng cử ở Iowa-chỉ nhận được 11% ý kiến ủng hộ, thấp hơn cả cựu Thị trưởng New York, Rudy Giuliani được 14%.
Trong khi đó, kết quả thăm dò công bố ngày 7/1 của báo "Nước Mỹ ngày nay" và Viện thăm dò dư luận Gallup cho biết ông Obama đang vượt lên dẫn trước bà H.Clinton tới 13% (41%-28%) tại bang New Hampshire. Đây là một sự đổi ngôi so với kết quả thăm dò hồi tháng 12/2007, trong đó có 47% cử tri cho rằng bà H. Clinton có cơ may thắng cử tại bang này, so với chỉ có 26% đặt niềm tin vào ông Obama.
Kết quả cuộc thăm dò được thực hiện trong hai ngày 4 và 5/1 cho thấy ông Obama và cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ đều nhận được mức độ ủng hộ ngang nhau là 33%. Phát biểu tại 4 trạm dừng chân vận động tranh cử ngày 7/1 tại New Hampshire, ông Obama, Thượng nghị sỹ gốc Phi duy nhất khóa này, tự tin tuyên bố "đang có cảm giác chiến thắng trong tầm tay tại New Hampshire”.
Obama đang giành lợi thế
Để ngăn chặn một thắng lợi tiếp theo của ông Obama tại New Hampshire, cả bà Hillary và ông Edwards đều đã tập trung mũi nhọn công kích ông Obama, mô tả vị Thượng nghị sỹ nhiệm kỳ đầu tiên này là hiện thân của đương kim Tổng thống George W. Bush, một người gây chia rẽ chứ không thể giữ được sự đoàn kết thống nhất của nước Mỹ.
Theo các nhà phân tích, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008 là cuộc bầu cử đầu tiên mà cả Tổng thống và Phó Tổng thống cùng không tái tranh cử. Vì vậy, khi cuộc đua mới khởi động như hiện nay, không ai có thể tiên đoán trước được kết quả bầu cử.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định rằng, ở thời điểm hiện nay, ứng cử viên trẻ tuổi của đảng Dân chủ Obama đang có nhiều lợi thế. Tờ Liberation của Pháp cho rằng, việc ứng cử viên da mầu Obama giành được 38% số phiếu để thắng cử tại bang Iowa-nơi có 95% dân số là người da trắng, cho thấy sự khởi đầu thuận lợi của ông này trên con đường thực hiện tham vọng trở thành tổng thống da mầu đầu tiên ở Mỹ.
Điều quan trọng nữa là người dân Mỹ sau 8 năm sống dưới chính quyền Bush, đã chán ghét sự chia rẽ tư tưởng và việc bị cuốn vào các cuộc chiến tranh vô lý. Vì thế, một Obama 46 tuổi trẻ trung, lý lịch trong sạch, với những bài phát biểu luôn thể hiện khát vọng, nhiệt huyết và đầy ắp ý tưởng, đã có sức thuyết phục nhiều cử tri Mỹ.
Các nhà phân tích cho rằng, bà H. Clinton có kinh nghiệm 8 năm trong Nhà Trắng để có thể giúp bà sẵn sàng trở thành Tổng thống. Tuy nhiên, việc bà hứa sẽ thực hiện những thay đổi mang tính quyết định cho nước Mỹ, bị nhiều người cho là một thông điệp “vừa tiên tiến, vừa lạc hậu” và mâu thuẫn nhau.
Còn ông Edwarrds chỉ với một nhiệm kỳ làm Thượng nghị sĩ sẽ khó thuyết phục cử tri về kinh nghiệm công tác. Ông đưa ra một số lời hứa về sự thay đổi mạnh mẽ trong chính phủ, nhưng nhiều cử tri đảng Dân chủ cho rằng, những lời hứa đó tương tự của Obama, nhưng Obama thuyết phục hơn, trẻ trung hơn và hấp dẫn hơn.