Bay đến ĐBSCL nay đã dễ hơn
Sân bay mới nâng cấp tại Cần Thơ vừa được đưa vào khai thác hôm 4/1/2009
Sân bay mới nâng cấp tại Cần Thơ vừa được đưa vào khai thác hôm 4/1/2009.
Trong ngày khai trương, sau nghi thức cắt băng khánh thành của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, sân bay Cần Thơ đã đón những hành khách bay trên chuyến bay thẳng đầu tiên của hai hãng hàng không lớn nhất của Việt Nam là Vietnam Airlines và Jetstar Pacific.
Ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Jetstar Pacific nói với thời gian bay chỉ hơn 2 giờ, từ đây khoảng cách giữa ĐBSCL và Hà Nội đã được rút ngắn. Hành khách sẽ không phải mất nhiều đi lại bằng phương tiện khác khi sử dụng điểm trung chuyển là sân bay Tân Sơn Nhất như trước đây.
Hiện tại, lịch bay thương mại của Jetstar Pacific trên đường bay này sẽ được thực hiện với tần suất 4 chuyến/tuần vào các ngày thứ 3, 5, 7 và Chủ nhật.
Jetstar Pacific cũng đã có kế hoạch cho việc tăng tần suất lên 1 chuyến/ngày khi nhu cầu đi lại giữa Hà Nội và Cần Thơ tăng lên vào tháng 3 tới đây. Ngoài ra, để chia sẻ với khách hàng của mình, Jetstar Pacific cho biết sẽ tiếp tục mang đến cho hành khách cơ hội tiết kiệm chi phí đi lại trên chặng bay này với chương trình giá rẻ mỗi ngày chỉ từ 550.000 đồng/chặng.
Riêng Vietnam Airlines tuy đã có kế hoạch khai thác đường bay thẳng Hà Nội - Cần Thơ 7 chuyến/tuần, nhưng trong thời gian tới đây cũng sẽ xem xét tăng tần suất bay của đường bay này lên 11-14 chuyến/tuần.
Với vị trí địa lý thuận lợi, sân bay Cần Thơ được đánh giá là điểm trung chuyển hàng không lớn của hành khách các tỉnh ĐBSCL trong việc đi lại, giao thương với khu vực các tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Sân bay này trước đây được chính quyền Sài Gòn xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích quân sự và cả thương mại trên những loại máy bay loại nhỏ.
Sau ngày thống nhất đất nước, quân chủng phòng không không quân đã tiếp quản sân bay nhưng trong hoàn cảnh đất nước đang trong giai đoạn phục hồi sau chiến tranh nên hầu như tuyến bay Tp.HCM - Cần Thơ không phục vụ cho mục đích thương mại.
Cho tới đầu những năm 90, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, sân bay Cần Thơ được đưa vào phục vụ tuyến Tp.HCM - Cần Thơ. Nhưng do cự ly khá gần trong khi đó hệ thống đường bộ được cải tạo nâng cấp nên tuyến này đã không phát huy hiệu quả, ít khách.
Đến năm 2005, nền kinh tế của khu vực ĐBSCL đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, nhu cầu đi lại của người dân vùng này tới mọi miền của đất nước và quốc tế ngày càng cao. Trước tình hình này, ngày 4/9/2005, dự án "Cải tạo, nâng cấp đường hạ, cất cánh; đường lăn và sân đỗ máy bay Cảng hàng không Cần Thơ" đã được chính thức khởi công.
Ngày 9/3/2008, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã tiến hành xây dựng nhà ga quốc tế cho sân bay Cần Thơ, tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng, dự kiến quý 2/2010 sẽ hoàn thành. Sau thời điểm đó, sân bay Cần Thơ sẽ trở thành cảng hàng không quốc tế có thể tiếp nhận những máy bay hạng trung và hạng nặng đến từ các nước trong khu vực và thế giới.
Trong ngày khai trương, sau nghi thức cắt băng khánh thành của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, sân bay Cần Thơ đã đón những hành khách bay trên chuyến bay thẳng đầu tiên của hai hãng hàng không lớn nhất của Việt Nam là Vietnam Airlines và Jetstar Pacific.
Ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Jetstar Pacific nói với thời gian bay chỉ hơn 2 giờ, từ đây khoảng cách giữa ĐBSCL và Hà Nội đã được rút ngắn. Hành khách sẽ không phải mất nhiều đi lại bằng phương tiện khác khi sử dụng điểm trung chuyển là sân bay Tân Sơn Nhất như trước đây.
Hiện tại, lịch bay thương mại của Jetstar Pacific trên đường bay này sẽ được thực hiện với tần suất 4 chuyến/tuần vào các ngày thứ 3, 5, 7 và Chủ nhật.
Jetstar Pacific cũng đã có kế hoạch cho việc tăng tần suất lên 1 chuyến/ngày khi nhu cầu đi lại giữa Hà Nội và Cần Thơ tăng lên vào tháng 3 tới đây. Ngoài ra, để chia sẻ với khách hàng của mình, Jetstar Pacific cho biết sẽ tiếp tục mang đến cho hành khách cơ hội tiết kiệm chi phí đi lại trên chặng bay này với chương trình giá rẻ mỗi ngày chỉ từ 550.000 đồng/chặng.
Riêng Vietnam Airlines tuy đã có kế hoạch khai thác đường bay thẳng Hà Nội - Cần Thơ 7 chuyến/tuần, nhưng trong thời gian tới đây cũng sẽ xem xét tăng tần suất bay của đường bay này lên 11-14 chuyến/tuần.
Với vị trí địa lý thuận lợi, sân bay Cần Thơ được đánh giá là điểm trung chuyển hàng không lớn của hành khách các tỉnh ĐBSCL trong việc đi lại, giao thương với khu vực các tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Sân bay này trước đây được chính quyền Sài Gòn xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích quân sự và cả thương mại trên những loại máy bay loại nhỏ.
Sau ngày thống nhất đất nước, quân chủng phòng không không quân đã tiếp quản sân bay nhưng trong hoàn cảnh đất nước đang trong giai đoạn phục hồi sau chiến tranh nên hầu như tuyến bay Tp.HCM - Cần Thơ không phục vụ cho mục đích thương mại.
Cho tới đầu những năm 90, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, sân bay Cần Thơ được đưa vào phục vụ tuyến Tp.HCM - Cần Thơ. Nhưng do cự ly khá gần trong khi đó hệ thống đường bộ được cải tạo nâng cấp nên tuyến này đã không phát huy hiệu quả, ít khách.
Đến năm 2005, nền kinh tế của khu vực ĐBSCL đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, nhu cầu đi lại của người dân vùng này tới mọi miền của đất nước và quốc tế ngày càng cao. Trước tình hình này, ngày 4/9/2005, dự án "Cải tạo, nâng cấp đường hạ, cất cánh; đường lăn và sân đỗ máy bay Cảng hàng không Cần Thơ" đã được chính thức khởi công.
Ngày 9/3/2008, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đã tiến hành xây dựng nhà ga quốc tế cho sân bay Cần Thơ, tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng, dự kiến quý 2/2010 sẽ hoàn thành. Sau thời điểm đó, sân bay Cần Thơ sẽ trở thành cảng hàng không quốc tế có thể tiếp nhận những máy bay hạng trung và hạng nặng đến từ các nước trong khu vực và thế giới.