15:12 23/03/2015

Bệnh thận: nguy cơ cao ở phụ nữ!

PV

Bệnh thận: nguy cơ cao ở phụ nữ! - Ảnh 1
Các triệu chứng bệnh thận ở người phụ nữ có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân cơ bản khác nhau, ví dụ như nhiễm trùng, tắc nghẽn, biến dạng thận; bệnh ác tính; viêm, giảm cung cấp máu tới thận hoặc uống độc hại. Các nguyên nhân xuất phát từ bệnh phổ biến nhất bao gồm tiểu đường, bệnh dẫn đến viêm thận, chẳng hạn như viêm cầu thận và viêm thận, cao huyết áp, lạm dụng ma túy, nhiễm trùng (bao gồm cả nhiễm trùng bàng quang) và ung thư thận. Những người mắc bệnh suy thận chủ yếu là dân văn phòng, do ngồi lâu một chỗ, luôn ngồi điều hòa không thông gió, lượng oxi không đủ cũng là các nguyên nhân làm giảm sức đề kháng. Bên cạnh đó, những người phải tiếp xúc với luồng không khí có nhiều chất có hại cho cơ thể, như cacbonic, bụi bặm… cũng khiến cho sức đề kháng của thận và một số nội tạng bị giảm xuống. Giữ vóc dáng bằng việc ăn ít cũng dễ bị thiếu chất, hơn nữa chị em phụ nữ thường hay buồn phiền, tinh thần không được ổn định, thường ở trong trạng thái trầm cảm, sức đề kháng của cơ thể cũng bị ảnh hưởng.  Nhiều người bị thận mạn tính trong nhiều năm mà vẫn không cảm thấy bệnh, cho đến khi phát hiện ra các triệu chứng như đau bụng, mệt mỏi liên miên, vàng da, sưng phù tay chân thì đã bước vào những giai đoạn cuối. Phát hiện bệnh càng sớm thì cơ hội khống chế bệnh càng cao, còn nếu một khi đã để thận suy thì sẽ khó cải thiện được tình hình. Vì vậy, nếu gia đình có tiền sử bệnh đái tháo đường, huyết áp cao và bệnh thận, hoặc bản thân bị bệnh thì hãy đi khám bệnh định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bệnh sớm.

Bệnh thận: nguy cơ cao ở phụ nữ! - Ảnh 2
Đối với bệnh nhân thận, chế độ dinh dưỡng là yếu tố cực kỳ quan trọng, giúp kiểm soát sự tích tụ những độc tố có nguy cơ làm cho bệnh thêm trầm trọng. Hai chất cần được theo dõi đặc biệt là kali và photpho. Kali tăng cao sẽ gây nguy hiểm cho tim, và sự dư thừa phospho sẽ dẫn đến các bệnh về xương khớp và làm dày thành mạch máu. Để kiểm soát tốt kali, người bệnh cần tránh những thực phẩm như chuối, khoai tây, cà chua..., và tăng cường các loại rau quả có hàm lượng kali thấp như táo, nho, dưa hấu và mận... Photpho có thể được kiểm soát bằng thuốc. Ngoài ra, đối bệnh nhân chạy thận, nhu cầu protein động vật phải tăng 20% so với người bình thường. “Bảo trì” cho thận
   - Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.

   - Theo một chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol.
   - Hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp.
   - Dừng hút thuốc lá. Hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn.
   - Tập thể dục thể thao mỗi ngày.
   - Tránh dùng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.
   - Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.
   - Chú ý, những sản phẩm i-ốt dùng để làm chất cản quang trong một số xét nghiệm chụp hình X-quang cũng có thể gây tổn thương cho thận với những người có thể trạng yếu.  7 thói quen gây hại cho thận     1. Ít uống nước: Lỗi này thường thuộc về nam giới. Nam giới thường ít uống nước hơn phụ nữ, đặc biệt là nước lọc nên khả năng mắc các bệnh về thận là rất cao. Các chất thải, chất độc trong cơ thể đều được phân loại và thải ra ngoài thông qua hoạt động thận. Ngoài ra, thận còn có chức năng điện giải và điều tiết độ cân bằng lượng nước trong cơ thể. Để duy trì chức năng này, cần cung cấp đủ nước cho thận. Nếu nước lọc không có “sức hấp dẫn” với bạn, hãy uống sữa, nước ép hoa qủa, trà thảo mộc…     2. Uống rượu bia: Trong rượu bia có chứa nhiều cồn và các chất kích thích. Các chất này khi đi vào cơ thể đòi hỏi thận phải làm việc hết “công suất” để xử lý và thải loại ra ngoài các độc tố. Thực tế đã chứng minh tỉ lệ những người mắc bệnh về thận do uống rượu bia cao gấp 4 - 5 lần so với những người bình thường khác.      3. Ăn nhiều thịt: Hiện nay lượng chất béo động vật đưa vào cơ thể mỗi người trung bình là 0,8mg/ngày, gấp đôi hàm lượng chất béo cho phép. Chất béo có nguồn gốc động vật thường chứa các chất khó tiêu hoá, vì vậy, khả năng phân giải của thận đối với các chất này kém hơn rất nhiều so với các chất béo có nguồn gốc động vật.     4. Dùng nhiều thuốc giảm đau: Dùng thuốc giảm trong thời gian dài có thể làm tốc độ lưu thông máu trong cơ thể chậm lại. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của thận, đôi khi còn có thể dẫn tới hiện tượng suy thận. Đối với những người có tiền sử mắc phải các bệnh về thận cần đặc biệt chú ý tới việc sử dụng các loại thuốc giảm đau vì sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.     5. Ăn nhiều muối: 95% lượng muối đưa vào cơ thể đều qua thận “xử lý”. Lượng muối quá nhiều sẽ gây trở ngại cho quá trình đào thải các chất cặn bã dư thừa ra khỏi cơ thể, lâu ngày sẽ làm giảm khả năng hoạt động của thận. Lượng muối thích hợp cho người lớn là từ 10 - 15g/ngày và của trẻ nhỏ là 3 - 5g/ngày.       6. Ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn: Hàm lượng chất bảo quản thực phẩm có trong các đồ ăn sẵn là rất lớn, nhất là trong đồ hộp. Nếu ăn thường xuyên, các chất bảo quản tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều. Khi đó khả năng đào thải độc tố có trong các chất này của thận sẽ trở thành “vô hiệu hoá”.     7. Căng thẳng, mệt mỏi: Những căng thẳng mệt mỏi trong đời sống hàng ngày cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận. Khi cơ thể trong trạng thái căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi, áp lực máu tăng cao, lượng máu lưu thông qua thận cũng giảm mạnh, không đủ để duy trì hoạt động bình thường.

Bệnh thận: nguy cơ cao ở phụ nữ! - Ảnh 3

6 dấu hiệu suy thận ở chị em     1. Rụng tóc nhiều: Bạn từng có mái tóc dầy, đen óng, nay bỗng dưng xơ cứng và rụng. Bạn đã dùng đủ mọi biện pháp, đủ loại kem dưỡng tóc mà tình trạng ngày càng tồi tệ.     2. Mắt quầng thâm, phù mọng: Buổi sáng khi tỉnh dậy, bạn thấy mắt khô và hơi tưng tức, mí dưới mọng và thâm. Cẩn thận, đó chính là dấu hiệu của bệnh suy thận. Chứng tỏ, thận của bạn đã không đủ khoẻ để lọc và đẩy hết độc tố ra khỏi cơ thể.     3. Biểu hiện mãn kinh sớm: Mới 30 tuổi, mà bạn có những cơn bốc hỏa ở mặt, vã mồ hôi vào đêm, viêm âm đạo, khô âm đạo, đau khi giao hợp, mệt mỏi và giảm thị lực, dễ tức giận, hay khóc và giảm khả năng ứng xử bình thường, mất ngủ và hay giảm hứng thú tình dục. Có tới 80% khả năng bạn bị suy thận.      4. Không ngừng tăng cân: Bạn vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường, nhưng cân nặng của bạn không ngừng tăng lên. Bạn giảm mức ăn xuống, tăng thời gian tập thể dục mà chẳng có hiệu quả. Thủ phạm gây béo phì ở bạn lại chính là căn bệnh suy thận.     5. Giảm ham muốn: Cuộc sống gia đình bạn hạnh phúc, đủ đầy về mọi mặt. Vừa qua tuổi 35, mà cảm thấy ngọn lửa tàn dần, nằm bên chồng mà lòng nguội lạnh. Đích thị thận của bạn có vấn đề.     6. Sợ lạnh: Bạn lúc nào cũng quần trùng áo dài, hơi lạnh là đau bụng. Bạn đã bị suy thận rồi đó. Những món ăn hữu ích cho người bệnh thận    - Các loại nấm hương, mộc nhĩ, chứa nhiều stosterin có tác dụng nâng cao chức năng thận.
   - Cơm gạo lứt 60%, đậu đỏ, đậu đen, kê, kiều mạch mỗi thứ 10%.
   - Đậu đỏ có nhiều vitamin B1, B2, có tác dụng lợi tiểu, nấu ăn không cho đường hoặc xì dầu.
   - Đậu đen có tác dụng giải độc, nấu nhừ thành cháo ăn rất tốt. Khi ăn những thứ này, nên cho ít muối để giữ cân đối về kali và natri.
   - Lá tía tô, ớt, kiều mạch cũng có tác dụng về giải độc, lợi tiểu, có hiệu quả đối với phù toàn thân.
   - Bí ngô, cà rốt, ngó sen chứa nhiều kali, vitamin A tăng cường chức năng thận và bồi bổ thể lực.
   - Các loại nấm hương, mộc nhĩ, chứa nhiều stosterin có tác dụng nâng cao chức năng thận, nấu với súp lơ, khoai lang, cải bắp non mới nhú mầm nhiều kali, vitamin B2 càng tăng thêm hiệu quả với bệnh nhân.
   - Rau mùi, cần tây, cải cúc, củ cải, khoai sọ, dưa chuột, bột củ dong nên dùng làm thức ăn hàng ngày.
   - Đạm động vật, có thể dùng thận, gan cá nhỏ.
   - Dùng trà thảo dược hay nước như ngải cứu, hà thủ ô...
   - Người nào có thói quen ăn nhiều thịt thì nên uống nước ép rau cải xoong, lá tía tô, cà rốt, cần tây, táo, dưa hấu...

Hoài Phương