Qatar bác bỏ 13 điều kiện nối lại quan hệ của láng giềng
Đáp lại tối hậu thư của các nước láng giềng, Qatar nói không thể dừng làm những việc mà họ chưa bao giờ làm
Qatar tuyên bố sẵn sàng thảo luận “các vấn đề hợp lý” với các nước láng giềng Arab để chấm dứt cuộc khủng hoảng ngoại giao đang diễn ra, nhưng nói không thể đáp ứng 13 yêu cầu để nối lại quan hệ mà các nước đưa ra hồi tuần trước vì đây là những điều không có thật - Reuters đưa tin.
Cuộc khủng hoảng ngoại giao ở vùng Vịnh nổ ra vào tháng này khi 4 nước gồm Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập đồng loạt cắt quan hệ ngoại giao với Qatar.
Các nước này cáo buộc Doha hậu thuẫn chủ nghĩa khủng bố và thân mật với đối thủ khu vực của họ là Iran. Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao và các tuyến giao thương mở ra một trong vết rạn nứt lớn nhất giữa các nước đồng minh của Mỹ trong nhiều năm trở lại đây.
Tuần trước, 4 nước trên gửi cho Qatar một bản danh sách gồm 13 yêu cầu để nối lại quan hệ, bao gồm đóng cửa đài truyền hình quốc gia Al Jazeera và giảm quan hệ với Iran. 4 nước cho Doha 10 ngày để thực hiện các yêu cầu này, và hạn chót là ngày thứ Bảy (1/7).
Ngoại trưởng Qatar, ông Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani, ngày 29/6 nói rằng Doha quan tâm đến việc đàm phán những vấn đề hợp lý mà các nước láng giềng vùng Vịnh quan tâm, nhưng một số yêu cầu mà các nước đưa ra là không hợp lý.
“Chúng tôi không thể cắt quan hệ với Nhà nước Hồi giáo (IS - tổ chức khủng bố), al-Qaeda, hay Hezbollah, vì không tồn tại những mối quan hệ đó”, ông Sheikh Mohammed nói trong một tuyên bố. “Và chúng tôi không thể trục xuất bất kỳ thành viên nào của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, vì chẳng ai trong số họ đang ở Qatar”.
Trước đó, trả lời phỏng vấn báo chí, đại sứ UAE tại Nga nói Qatar có thể sẽ chịu thêm lệnh trừng phạt mới nếu không tuân thủ các yêu cầu mà láng giềng đưa ra. Theo lời đại sứ UAE, các nước vùng Vịnh có thể đề nghị đối tác thương mại chọn giữa họ hoặc Doha.
Ông Sheikh Mohammed nói vì Doha không thể dừng làm những việc mà họ chưa bao giờ làm, “chúng tôi đi đến kết luận rằng mục đích của tối hậu thư không phải là để giải quyết những vấn đề được nêu, mà nhằm gây sức ép buộc Qatar từ bỏ chủ quyền của mình. Đó là điều mà chúng tôi sẽ không làm”.
Với sự ủng hộ của Mỹ, Kuwait - quốc gia vẫn giữ quan hệ ngoại giao với Qatar - đang cố gắng hòa giải mâu thuẫn ở vùng Vịnh.
Ngoại trưởng UAE Anwar Gargash kêu gọi Qatar chọn các nước láng giềng. “Khi mà thời khắc của sự thật đang đến gần, chúng tôi kêu gọi người anh em chọn lấy láng giềng của mình, chọn trung thực, chọn sự thật và minh bạch trong hành động, và nhận ra rằng tiếng ồn của truyền thông và chủ nghĩa anh hùng của ý thức hệ chỉ là một ảo giác thoáng qua”, ông Gargash nói.
Thủ tướng UAE Sheikh Mohammed bin Rashid al-Maktoum, đồng thời là người trị vì tiểu vương quốc Dubai, đăng một bài thơ lên tài khoản Instagram vào hôm thứ Tư, kêu gọi “người anh em” Qatar đoàn kết với các nước còn lại trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) hôm 6 quốc gia.
Cuộc khủng hoảng ngoại giao ở vùng Vịnh nổ ra vào tháng này khi 4 nước gồm Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập đồng loạt cắt quan hệ ngoại giao với Qatar.
Các nước này cáo buộc Doha hậu thuẫn chủ nghĩa khủng bố và thân mật với đối thủ khu vực của họ là Iran. Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao và các tuyến giao thương mở ra một trong vết rạn nứt lớn nhất giữa các nước đồng minh của Mỹ trong nhiều năm trở lại đây.
Tuần trước, 4 nước trên gửi cho Qatar một bản danh sách gồm 13 yêu cầu để nối lại quan hệ, bao gồm đóng cửa đài truyền hình quốc gia Al Jazeera và giảm quan hệ với Iran. 4 nước cho Doha 10 ngày để thực hiện các yêu cầu này, và hạn chót là ngày thứ Bảy (1/7).
Ngoại trưởng Qatar, ông Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani, ngày 29/6 nói rằng Doha quan tâm đến việc đàm phán những vấn đề hợp lý mà các nước láng giềng vùng Vịnh quan tâm, nhưng một số yêu cầu mà các nước đưa ra là không hợp lý.
“Chúng tôi không thể cắt quan hệ với Nhà nước Hồi giáo (IS - tổ chức khủng bố), al-Qaeda, hay Hezbollah, vì không tồn tại những mối quan hệ đó”, ông Sheikh Mohammed nói trong một tuyên bố. “Và chúng tôi không thể trục xuất bất kỳ thành viên nào của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, vì chẳng ai trong số họ đang ở Qatar”.
Trước đó, trả lời phỏng vấn báo chí, đại sứ UAE tại Nga nói Qatar có thể sẽ chịu thêm lệnh trừng phạt mới nếu không tuân thủ các yêu cầu mà láng giềng đưa ra. Theo lời đại sứ UAE, các nước vùng Vịnh có thể đề nghị đối tác thương mại chọn giữa họ hoặc Doha.
Ông Sheikh Mohammed nói vì Doha không thể dừng làm những việc mà họ chưa bao giờ làm, “chúng tôi đi đến kết luận rằng mục đích của tối hậu thư không phải là để giải quyết những vấn đề được nêu, mà nhằm gây sức ép buộc Qatar từ bỏ chủ quyền của mình. Đó là điều mà chúng tôi sẽ không làm”.
Với sự ủng hộ của Mỹ, Kuwait - quốc gia vẫn giữ quan hệ ngoại giao với Qatar - đang cố gắng hòa giải mâu thuẫn ở vùng Vịnh.
Ngoại trưởng UAE Anwar Gargash kêu gọi Qatar chọn các nước láng giềng. “Khi mà thời khắc của sự thật đang đến gần, chúng tôi kêu gọi người anh em chọn lấy láng giềng của mình, chọn trung thực, chọn sự thật và minh bạch trong hành động, và nhận ra rằng tiếng ồn của truyền thông và chủ nghĩa anh hùng của ý thức hệ chỉ là một ảo giác thoáng qua”, ông Gargash nói.
Thủ tướng UAE Sheikh Mohammed bin Rashid al-Maktoum, đồng thời là người trị vì tiểu vương quốc Dubai, đăng một bài thơ lên tài khoản Instagram vào hôm thứ Tư, kêu gọi “người anh em” Qatar đoàn kết với các nước còn lại trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) hôm 6 quốc gia.