Sở hữu khối tiền mặt khổng lồ, Qatar không ngại bị cô lập
Đó là lời khẳng định của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Qatar trong cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng tin CNBC
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, Thống đốc Ngân
hàng Trung ương Qatar Sheikh Abdullah bin Saud al-Thani cho biết, Qatar có khả năng chống đỡ mọi cú sốc tài chính gây ra bởi những căng thẳng tại vùng Vịnh và luôn sẵn sàng trước mọi điều tra về dòng tiền của nước này.
Ông Al-Thani cho biết Ngân hàng Trung ương Qatar hiện có dự trữ hơn 40 tỷ USD tiền mặt và vàng. Ngoài ra, Quỹ đầu tư Quốc gia Qatar cũng có hơn 300 tỷ USD dự trữ.
“Chúng tôi sở hữu hệ thống tài chính đáng tin cậy và có đủ tiền mặt để chống lại mọi cú sốc”, ông Al-Thani nói. “Do đó, chúng tôi chẳng có gì phải lo lắng về tình hình hiện tại”.
Ông này cũng cho biết dòng tiền đến từ những cư dân là người nước ngoài tại Qatar chiếm tỷ lệ không đáng kể và khẳng định nguồn tiền chảy vào Doha vẫn lớn hơn dòng tiền ra.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Qatar khẳng định các hợp đồng dầu khí của nước này không chịu bất cứ ảnh nào của những căng thẳng hiện tại ở vùng Vịnh.
Trả lời câu hỏi về những cáo buộc Qatar tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố - nguồn cơn khiến Qatar bị láng giềng cô lập, ông Al-Thani nói: “Chúng tôi không làm gì cả”. “Chúng tôi luôn sẵn sàng và cởi mở cho những cuộc điều tra về tài chính và sổ sách”, ông này nói thêm.
“Chúng tôi có những bộ luật chống lại chủ nghĩa khủng bố”, Al Thani chia sẻ với CNBC. “Chúng tôi làm việc với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cùng nhiều tổ chức khác để xây dựng các điều luật này và thanh kiểm tra, kiểm toán tài chính”.
Trước đó, vào đầu tháng 6, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Ai Cập và Bahrain tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar với lý do Doha tài trợ chủ nghĩa khủng bố và các nước này cần phải đảm bảo an ninh quốc gia - điều mà Qatar luôn bác bỏ.
Cuối tháng trước, 4 nước Ả Rập đã gửi cho Qatar một danh sách gồm 13 điều kiện để nối lại quan hệ. Hai trong số những điều kiện là đóng cửa đài truyền hình Al Jazeera và giảm quan hệ với Iran.
Reuters nhận định, những điều kiện mà các nước láng giềng gửi cho Qatar dường như nhằm đảo ngược chính sách đối ngoại mà Doha sẽ theo đuổi suốt 2 thập kỷ qua.
Sau đó một tuần, đáp lại tối hậu thư của các nước láng giềng, Qatar tuyên bố sẵn sàng thảo luận “các vấn đề hợp lý” với các nước láng giềng Arab để chấm dứt cuộc khủng hoảng ngoại giao đang diễn ra, nhưng nói không thể đáp ứng 13 yêu cầu để nối lại quan hệ mà các nước đưa ra vì đây là những điều không có thật.
Trước phản hồi trên của Qatar, giữa tuần trước, 4 nước Ả Rập ra thông cáo chung tuyên bố các động thái pháp lý, kinh tế và chính trị mới nhằm vào Qatar, hãng tin Reuters cho biết.
Ông Al-Thani cho biết Ngân hàng Trung ương Qatar hiện có dự trữ hơn 40 tỷ USD tiền mặt và vàng. Ngoài ra, Quỹ đầu tư Quốc gia Qatar cũng có hơn 300 tỷ USD dự trữ.
“Chúng tôi sở hữu hệ thống tài chính đáng tin cậy và có đủ tiền mặt để chống lại mọi cú sốc”, ông Al-Thani nói. “Do đó, chúng tôi chẳng có gì phải lo lắng về tình hình hiện tại”.
Ông này cũng cho biết dòng tiền đến từ những cư dân là người nước ngoài tại Qatar chiếm tỷ lệ không đáng kể và khẳng định nguồn tiền chảy vào Doha vẫn lớn hơn dòng tiền ra.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Qatar khẳng định các hợp đồng dầu khí của nước này không chịu bất cứ ảnh nào của những căng thẳng hiện tại ở vùng Vịnh.
Trả lời câu hỏi về những cáo buộc Qatar tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố - nguồn cơn khiến Qatar bị láng giềng cô lập, ông Al-Thani nói: “Chúng tôi không làm gì cả”. “Chúng tôi luôn sẵn sàng và cởi mở cho những cuộc điều tra về tài chính và sổ sách”, ông này nói thêm.
“Chúng tôi có những bộ luật chống lại chủ nghĩa khủng bố”, Al Thani chia sẻ với CNBC. “Chúng tôi làm việc với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cùng nhiều tổ chức khác để xây dựng các điều luật này và thanh kiểm tra, kiểm toán tài chính”.
Trước đó, vào đầu tháng 6, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Ai Cập và Bahrain tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar với lý do Doha tài trợ chủ nghĩa khủng bố và các nước này cần phải đảm bảo an ninh quốc gia - điều mà Qatar luôn bác bỏ.
Cuối tháng trước, 4 nước Ả Rập đã gửi cho Qatar một danh sách gồm 13 điều kiện để nối lại quan hệ. Hai trong số những điều kiện là đóng cửa đài truyền hình Al Jazeera và giảm quan hệ với Iran.
Reuters nhận định, những điều kiện mà các nước láng giềng gửi cho Qatar dường như nhằm đảo ngược chính sách đối ngoại mà Doha sẽ theo đuổi suốt 2 thập kỷ qua.
Sau đó một tuần, đáp lại tối hậu thư của các nước láng giềng, Qatar tuyên bố sẵn sàng thảo luận “các vấn đề hợp lý” với các nước láng giềng Arab để chấm dứt cuộc khủng hoảng ngoại giao đang diễn ra, nhưng nói không thể đáp ứng 13 yêu cầu để nối lại quan hệ mà các nước đưa ra vì đây là những điều không có thật.
Trước phản hồi trên của Qatar, giữa tuần trước, 4 nước Ả Rập ra thông cáo chung tuyên bố các động thái pháp lý, kinh tế và chính trị mới nhằm vào Qatar, hãng tin Reuters cho biết.