BIDV sẽ giới thiệu lãnh đạo cho “ngân hàng hợp nhất”
BIDV sẽ giới thiệu các chức danh lãnh đạo cho ngân hàng được hợp nhất từ Ficombank, TinNghiaBank và SCB
BIDV sẽ giới thiệu các chức danh lãnh đạo cho ngân hàng được hợp nhất từ Ficombank, TinNghiaBank và SCB.
Ngày 6/12/2011, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước (Tp.HCM), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tiến hành ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, toàn diện với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
Theo nội dung được các bên ký kết, các bên sẽ tiến hành hợp tác trong các lĩnh vực: quản trị, điều hành, kiểm soát, nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, tín dụng, tài trợ thương mại, thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, ngân quỹ, thanh toán thẻ, quan hệ trao đổi và cung cấp thông tin, đào tạo và các quan hệ hợp tác kinh doanh khác trên cơ sở nhu cầu và khả năng của mỗi bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Về quản trị, điều hành, kiểm soát, các bên nhất trí rằng sau khi FicomBank, TinNghiaBank, SCB hợp nhất, đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị của “ngân hàng hợp nhất”, theo thẩm quyền của mình được xác định trong điều lệ của ngân hàng mới này sẽ bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban điều hành, trong đó có các chức danh do BIDV giới thiệu.
Về nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, BIDV sẽ cấp cho FicomBank, TinNghiaBank và SCB hạn mức chung và sẽ được “ngân hàng hợp nhất” kế thừa hạn mức đó nhằm hỗ trợ chi trả cho người gửi tiền.
Khi một bên có nhu cầu về tiền gửi hoặc mua bán ngoại tệ, các bên sẽ chào cho nhau mức giá ưu đãi phù hợp với điều kiện của các bên. Các bên cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện các giao dịch về vốn và kinh doanh tiền tệ khi có nhu cầu trên cơ sở các điều khoản thoả thuận trong các hợp đồng giao dịch cụ thể trong phạm vi hạn mức định kỳ dành cho nhau.
Về các lĩnh vực hoạt động khác như thanh toán, cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ, phái sinh, đồng tài trợ dự án, bảo hiểm phi nhân thọ, kinh doanh, đầu tư và môi giới chứng khoán, cho thuê tài chính… BIDV cam kết sẽ ưu tiên hỗ trợ trên cơ sở tuân thủ các điều kiện và qui định của pháp luật hiện hành.
Trong thời gian hiện nay, các bên thống nhất sẽ tích cực trao đổi và cung cấp thông tin hai chiều trên một số lĩnh vực như phòng ngừa rủi ro kinh doanh về doanh nghiệp, dự án; tỷ giá và lãi suất trên thị trường, giá vàng trong và ngoài nước, sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng...
“Thỏa thuận hợp tác giữa BIDV với 3 ngân hàng thương mại cổ phần lần này là hành động cụ thể trong tiến trình thực hiện cơ cấu lại hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ, để hỗ trợ tích cực cho ngân hàng hợp nhất. Đảm bảo mục tiêu sau hợp nhất 3 ngân hàng sẽ hình thành thành một ngân hàng có qui mô lớn hơn cả về năng lực tài chính, quản trị kinh doanh, phát huy thế mạnh của các ngân hàng trong một ngân hàng hợp nhất”, thông cáo từ BIDV cho biết.
Ngày 6/12/2011, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước (Tp.HCM), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tiến hành ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, toàn diện với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
Theo nội dung được các bên ký kết, các bên sẽ tiến hành hợp tác trong các lĩnh vực: quản trị, điều hành, kiểm soát, nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, tín dụng, tài trợ thương mại, thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế, ngân quỹ, thanh toán thẻ, quan hệ trao đổi và cung cấp thông tin, đào tạo và các quan hệ hợp tác kinh doanh khác trên cơ sở nhu cầu và khả năng của mỗi bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Về quản trị, điều hành, kiểm soát, các bên nhất trí rằng sau khi FicomBank, TinNghiaBank, SCB hợp nhất, đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị của “ngân hàng hợp nhất”, theo thẩm quyền của mình được xác định trong điều lệ của ngân hàng mới này sẽ bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban điều hành, trong đó có các chức danh do BIDV giới thiệu.
Về nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, BIDV sẽ cấp cho FicomBank, TinNghiaBank và SCB hạn mức chung và sẽ được “ngân hàng hợp nhất” kế thừa hạn mức đó nhằm hỗ trợ chi trả cho người gửi tiền.
Khi một bên có nhu cầu về tiền gửi hoặc mua bán ngoại tệ, các bên sẽ chào cho nhau mức giá ưu đãi phù hợp với điều kiện của các bên. Các bên cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện các giao dịch về vốn và kinh doanh tiền tệ khi có nhu cầu trên cơ sở các điều khoản thoả thuận trong các hợp đồng giao dịch cụ thể trong phạm vi hạn mức định kỳ dành cho nhau.
Về các lĩnh vực hoạt động khác như thanh toán, cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ, phái sinh, đồng tài trợ dự án, bảo hiểm phi nhân thọ, kinh doanh, đầu tư và môi giới chứng khoán, cho thuê tài chính… BIDV cam kết sẽ ưu tiên hỗ trợ trên cơ sở tuân thủ các điều kiện và qui định của pháp luật hiện hành.
Trong thời gian hiện nay, các bên thống nhất sẽ tích cực trao đổi và cung cấp thông tin hai chiều trên một số lĩnh vực như phòng ngừa rủi ro kinh doanh về doanh nghiệp, dự án; tỷ giá và lãi suất trên thị trường, giá vàng trong và ngoài nước, sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng...
“Thỏa thuận hợp tác giữa BIDV với 3 ngân hàng thương mại cổ phần lần này là hành động cụ thể trong tiến trình thực hiện cơ cấu lại hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ, để hỗ trợ tích cực cho ngân hàng hợp nhất. Đảm bảo mục tiêu sau hợp nhất 3 ngân hàng sẽ hình thành thành một ngân hàng có qui mô lớn hơn cả về năng lực tài chính, quản trị kinh doanh, phát huy thế mạnh của các ngân hàng trong một ngân hàng hợp nhất”, thông cáo từ BIDV cho biết.