Biệt thự thời Pháp tại Hà Nội bất ngờ đổ sập
Hiện Hà Nội có 1.586 biệt thự xây dựng từ thời Pháp thuộc, trong đó có 562 biệt thự tư nhân đang sử dụng
Khoảng 13h chiều 22/9, căn biệt thự cổ thời Pháp thuộc tại số 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội đã bất ngờ đổ sập.
Đến thời điểm 16h, các cơ quan chức năng đã xác định được một người bị thiệt mạng sau vụ tai nạn cùng 5 người bị thương nặng. Nhiều người khác được cho là đang mắc kẹt trong đống đổ nát sau khi căn nhà bị sập.
Căn biệt thự bị sập có diện tích khoảng 200 m2, nằm cách mặt đường Trần Hưng Đạo khoảng 50 m, cách ga Hà Nội khoảng 200 m. Toà nhà này đang là trụ sở của Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 1 thuộc Tổng công ty Đường sắt. Khu vực hội trường đổ sập của toà biệt thự đã được Tổng công ty Đường sắt cải tạo lại.
Đại diện lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả.
Thứ trưởng Lê Quang Hùng yêu cầu các lực lượng cứu hộ phải tập trung huy động tối đa các nguồn lực, bốc dỡ toàn bộ các phương tiện, vật liệu đổ nát để đưa người bị thương ra ngoài.
Các bệnh nhân bị thương được cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức. Một số bệnh viện lân cận như Bạch Mai cũng cho biết sẽ sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết.
Theo Thứ trưởng Hùng, hướng giải quyết sắp tới là tiếp tục đào bới và đưa những người bị thương ra ngoài, khoanh vùng và hạn chế cấm đi lại trong tầm ảnh hưởng của biệt thự, sau đó tháo dỡ phần đổ vỡ và cuối cùng là phải kiểm định lại các kết cấu còn lại.
Thống kê của Sở Xây dựng cho biết, hiện Hà Nội có 1.586 biệt thự xây dựng từ thời Pháp thuộc, trong đó có 562 biệt thự tư nhân đang sử dụng, 1.024 biệt thự thuộc sở hữu nhà nước, 42 biệt thự ở trung tâm chính trị Ba Đình không được phép tư nhân hoá, nằm trên các tuyến như Lê Hồng Phong, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng...
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hầu hết biệt thự đã xuống cấp nghiêm trọng, hàng trăm biệt thự bị cơi nới, lấn chiếm, thậm chí bị làm biến dạng, tình trạng tranh chấp tại đây rất phức tạp. Biệt thự thuộc sở hữu nhà nước hiện do hàng trăm cơ quan, doanh nghiệp quản lý, sử dụng.
Trước thực tế đó, cơ quan này cũng đã kiến nghị thành phố nên cho phép tư nhân được mua lại những biệt thự nói trên để họ có thể cải tạo, bảo tồn.
Đến thời điểm 16h, các cơ quan chức năng đã xác định được một người bị thiệt mạng sau vụ tai nạn cùng 5 người bị thương nặng. Nhiều người khác được cho là đang mắc kẹt trong đống đổ nát sau khi căn nhà bị sập.
Căn biệt thự bị sập có diện tích khoảng 200 m2, nằm cách mặt đường Trần Hưng Đạo khoảng 50 m, cách ga Hà Nội khoảng 200 m. Toà nhà này đang là trụ sở của Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 1 thuộc Tổng công ty Đường sắt. Khu vực hội trường đổ sập của toà biệt thự đã được Tổng công ty Đường sắt cải tạo lại.
Đại diện lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả.
Thứ trưởng Lê Quang Hùng yêu cầu các lực lượng cứu hộ phải tập trung huy động tối đa các nguồn lực, bốc dỡ toàn bộ các phương tiện, vật liệu đổ nát để đưa người bị thương ra ngoài.
Các bệnh nhân bị thương được cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức. Một số bệnh viện lân cận như Bạch Mai cũng cho biết sẽ sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết.
Theo Thứ trưởng Hùng, hướng giải quyết sắp tới là tiếp tục đào bới và đưa những người bị thương ra ngoài, khoanh vùng và hạn chế cấm đi lại trong tầm ảnh hưởng của biệt thự, sau đó tháo dỡ phần đổ vỡ và cuối cùng là phải kiểm định lại các kết cấu còn lại.
Thống kê của Sở Xây dựng cho biết, hiện Hà Nội có 1.586 biệt thự xây dựng từ thời Pháp thuộc, trong đó có 562 biệt thự tư nhân đang sử dụng, 1.024 biệt thự thuộc sở hữu nhà nước, 42 biệt thự ở trung tâm chính trị Ba Đình không được phép tư nhân hoá, nằm trên các tuyến như Lê Hồng Phong, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng...
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hầu hết biệt thự đã xuống cấp nghiêm trọng, hàng trăm biệt thự bị cơi nới, lấn chiếm, thậm chí bị làm biến dạng, tình trạng tranh chấp tại đây rất phức tạp. Biệt thự thuộc sở hữu nhà nước hiện do hàng trăm cơ quan, doanh nghiệp quản lý, sử dụng.
Trước thực tế đó, cơ quan này cũng đã kiến nghị thành phố nên cho phép tư nhân được mua lại những biệt thự nói trên để họ có thể cải tạo, bảo tồn.