Biểu tình lớn ở Trung Quốc, hàng chục người bị thương
Tại Hàng Châu ngày 10/5, người biểu tình đã lật ngược 30 xe ôtô, trong đó có nhiều xe bị hư hỏng và 2 xe cảnh sát bị phóng hỏa
Một cuộc biểu tình ở miền Đông Trung Quốc nhằm phản đối việc xây dựng một lò đốt rác đã biến thành bạo lực khiến ít nhất 39 người bị thương, trong đó có 29 cảnh sát.
Hãng tin AP dẫn nguồn Tân Hoa Xã cho biết, trong cuộc biểu tình diễn ra ở quận Yuhang thuộc thành phố Hàng Châu ngày 10/5, người biểu tình đã lật ngược 30 xe ôtô, trong đó có nhiều xe bị hư hỏng và 2 xe cảnh sát bị phóng hỏa.
Một tuyến đường nối giữa Hàng Châu với một thành phố khác bị người biểu tình chặn lại. Trong số những người bị thương, có một người biểu tình và một sỹ quan cảnh sát bị thương nặng.
Các cuộc biểu tình liên quan tới các vấn đề về môi trường đang gia tăng mạnh ở Trung Quốc. Người dân nước này ngày càng bất mãn với tình trạng ô nhiễm và các nhân tố gây độc hại cho sức khỏe do các cơ sở công nghiệp tạo ra. Nhiều người dân Trung Quốc cho rằng, Chính phủ đã có phản ứng chậm hoặc không đầy đủ trước tình trạng ô nhiễm môi trường. Điều này đang tạo ra một thách thức chính trị nghiêm trọng cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo AP.
Hàng nghìn người đã tham gia biểu tình phản đối việc xây nhà máy đốt rác ở Yuhang hôm thứ Bảy, bất chấp lời trấn an của chính quyền địa phương rằng dự án này sẽ không đe dọa sức khỏe người dân. Chính quyền đã nhượng bộ khi ra tuyên bố vào ngày Chủ Nhật (11/5) rằng, dự án nhà máy đốt rác sẽ không bắt đầu cho tới khi nào nhận được sự ủng hộ của dân chúng.
Cơ quan thực thi pháp luật của Hàng Châu cũng nói trên tài khoản mạng xã hội Weibo rằng, những người biểu tình phạm tội phá hoại hoặc các tội danh khác, nếu ra đầu thú, sẽ nhận được sự khoan hồng.
“Người dân Trung Quốc đang mất niềm tin vào cách Chính phủ xử lý những dự án như thế này”, ông Wu Yixiu, người đứng đầu chiến dịch của tổ chức môi trường Hòa bình xanh (Greenpeace) ở Đông Á, nhận định. “Quan niệm đang lên của người dân Trung Quốc là không đánh đổi môi trường và sức khỏe cho phát triển”.
Vào cuối tháng 3 vừa qua, các cuộc biểu tình phản đối dự án nhà máy hóa chất ở Maoming, Quảng Đông cũng đã biến thành bạo động. Chính quyền địa phương sau đó cam kết sẽ lấy ý kiến người dân về dự án này.
“Đây là một thông điệp rõ ràng cho Chính phủ Trung Quốc rằng, nếu họ áp đặt điều gì đó bằng sức mạnh, thì những chuyện như thế sẽ xảy ra”, ông Wu nói. “Tuy nhiên, đây là một kết quả không ai có lợi. Chính phủ thiệt vì họ cần phải tìm nơi để xử lý rác. Người dân cũng thiệt vì họ cần sống ở một nơi mà rác được xử lý đúng cách”.
Hãng tin AP dẫn nguồn Tân Hoa Xã cho biết, trong cuộc biểu tình diễn ra ở quận Yuhang thuộc thành phố Hàng Châu ngày 10/5, người biểu tình đã lật ngược 30 xe ôtô, trong đó có nhiều xe bị hư hỏng và 2 xe cảnh sát bị phóng hỏa.
Một tuyến đường nối giữa Hàng Châu với một thành phố khác bị người biểu tình chặn lại. Trong số những người bị thương, có một người biểu tình và một sỹ quan cảnh sát bị thương nặng.
Các cuộc biểu tình liên quan tới các vấn đề về môi trường đang gia tăng mạnh ở Trung Quốc. Người dân nước này ngày càng bất mãn với tình trạng ô nhiễm và các nhân tố gây độc hại cho sức khỏe do các cơ sở công nghiệp tạo ra. Nhiều người dân Trung Quốc cho rằng, Chính phủ đã có phản ứng chậm hoặc không đầy đủ trước tình trạng ô nhiễm môi trường. Điều này đang tạo ra một thách thức chính trị nghiêm trọng cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo AP.
Hàng nghìn người đã tham gia biểu tình phản đối việc xây nhà máy đốt rác ở Yuhang hôm thứ Bảy, bất chấp lời trấn an của chính quyền địa phương rằng dự án này sẽ không đe dọa sức khỏe người dân. Chính quyền đã nhượng bộ khi ra tuyên bố vào ngày Chủ Nhật (11/5) rằng, dự án nhà máy đốt rác sẽ không bắt đầu cho tới khi nào nhận được sự ủng hộ của dân chúng.
Cơ quan thực thi pháp luật của Hàng Châu cũng nói trên tài khoản mạng xã hội Weibo rằng, những người biểu tình phạm tội phá hoại hoặc các tội danh khác, nếu ra đầu thú, sẽ nhận được sự khoan hồng.
“Người dân Trung Quốc đang mất niềm tin vào cách Chính phủ xử lý những dự án như thế này”, ông Wu Yixiu, người đứng đầu chiến dịch của tổ chức môi trường Hòa bình xanh (Greenpeace) ở Đông Á, nhận định. “Quan niệm đang lên của người dân Trung Quốc là không đánh đổi môi trường và sức khỏe cho phát triển”.
Vào cuối tháng 3 vừa qua, các cuộc biểu tình phản đối dự án nhà máy hóa chất ở Maoming, Quảng Đông cũng đã biến thành bạo động. Chính quyền địa phương sau đó cam kết sẽ lấy ý kiến người dân về dự án này.
“Đây là một thông điệp rõ ràng cho Chính phủ Trung Quốc rằng, nếu họ áp đặt điều gì đó bằng sức mạnh, thì những chuyện như thế sẽ xảy ra”, ông Wu nói. “Tuy nhiên, đây là một kết quả không ai có lợi. Chính phủ thiệt vì họ cần phải tìm nơi để xử lý rác. Người dân cũng thiệt vì họ cần sống ở một nơi mà rác được xử lý đúng cách”.