Biểu tình lớn và nguy cơ bạo lực đe dọa cuộc gặp thượng đỉnh G20
Người biểu tình đã tuyên bố sẽ chặn những con đường ra vào thành phố
“Welcome to Hell” (tạm dịch: “Chào mừng đến với địa ngục”) là khẩu hiệu mà người biểu tình dùng để đón các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh khối G20 diễn ra tại thành phố cảng Hamburg của Đức vào ngày 7-8/7.
Hãng tin Reuters cho biết, cảnh sát Hamburg ước tính khoảng 100.000 người biểu tình sẽ có mặt tại thành phố này trong thời gian diễn ra thượng đỉnh G20, trong đó có khoảng 8.000 người bị cho là sẵn sàng có hành động bạo lực.
Đây được xem là một thách thức lớn đối với lực lượng được phân công làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho cuộc gặp của lãnh đạo 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi lớn nhất thế giới.
Một số cuộc biểu tình nhỏ hơn đã diễn ra ở Hamburg trong tuần này, nhưng bạo lực chưa xảy ra. Vào hôm thứ Tư, hơn 7.000 người biểu tình uống bia, chủ yếu là thanh niên trẻ đã giơ biểu ngữ lên án chủ nghĩa tư bản và các nhà lãnh đạo G20.
Tuy nhiên, trận hỏa hoạn tại một cửa hàng xe hơi Porsche tại phía Bắc thành phố khiến 8 chiếc xe hư hỏng có thể là tín hiệu báo trước cho những gì có thể xảy ra. Cảnh sát nói họ đang điều tra xem liệu đây có phải là một vụ phóng hỏa hay không.
Nhiều người dân Hamburg không vui với việc Thủ tướng Đức Angela Merkel chọn thành phố lớn thứ hai nước Đức làm nơi đăng cai thượng đỉnh G20, bởi họ lo ngại người biểu tình bạo lực có thể gây thiệt hại cho tài sản tại địa phương. Các hoạt động hàng ngày của người dân Hamburg cũng đang bị các biện pháp an ninh gây gián đoạn.
Khoảng 20.000 cảnh sát sẽ được triển khai để giám sát cuộc biểu tình được tổ chức bởi liên minh các nhóm chống chủ nghĩa tư bản. Người biểu tình đã tuyên bố sẽ chặn những con đường ra vào thành phố.
Theo một số ý kiến trong giới phân tích, bà Merkel đã dấn thân vào một canh bạc khi quyết định đăng cai thượng đỉnh G20 - nơi các nhà lãnh đạo sẽ bàn về hàng loạt vấn đề khó khăn, từ thương mại cho tới biến đổi khí hậu và sự phát triển của châu Phi - tại Hamburg, thành phố nơi bà sinh ra.
Nếu người biểu tình gây náo loạn lớn, danh tiếng của bà Merkel có thể bị ảnh hưởng vào thời điểm còn chưa đầy 3 tháng nữa là tới cuộc bầu cử mà bà muốn giành chiến thắng để lãnh đạo nước Đức nhiệm kỳ thứ tư.
Nhân sự bất mãn của người dân Hamburg với thượng đỉnh G20, hãng đồ uống Fritz Kola ở thành phố này đã mở một chiến dịch quảng cáo sử dụng hình ảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ngáy, đi kèm dòng chữ: “Wake up, man! Fritz Kola. Lots of caffeine” (tạm dịch: “Dậy đi ông ơi! Fritz Kola. Rất nhiều caffeine”).
Người biểu tình nói rằng G20 đã thất bại trong việc giải quyết nhiều vấn đề đe dọa hòa bình thế giới, bao gồm biến đổi khí hậu, bất bình đăng gia tăng, và xung đột bạo lực.
Một điều trớ trêu là người biểu tình tại Hamburg “không ưa” ông Trump, dù Tổng thống Mỹ và những nhà hoạt động chống chủ nghĩa tư bản có cùng một điểm chung: không tin tưởng toàn cầu hóa. Vấn đề nằm ở chỗ, ông Trump tới Hamburg để thúc đẩy những nguyên tắc thương mại đặt lợi ích của nước Mỹ lên trên hết.
“Ông Trump đến đây để thúc đẩy lợi ích của chính ông ấy và những người giàu nhất ở Mỹ”, một người biểu tình nói. “Chúng tôi yêu cầu tăng quyền lợi cho hàng triệu người châu Phi phải sống trong cảnh không có nổi mái nhà”.
Hãng tin Reuters cho biết, cảnh sát Hamburg ước tính khoảng 100.000 người biểu tình sẽ có mặt tại thành phố này trong thời gian diễn ra thượng đỉnh G20, trong đó có khoảng 8.000 người bị cho là sẵn sàng có hành động bạo lực.
Đây được xem là một thách thức lớn đối với lực lượng được phân công làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho cuộc gặp của lãnh đạo 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi lớn nhất thế giới.
Một số cuộc biểu tình nhỏ hơn đã diễn ra ở Hamburg trong tuần này, nhưng bạo lực chưa xảy ra. Vào hôm thứ Tư, hơn 7.000 người biểu tình uống bia, chủ yếu là thanh niên trẻ đã giơ biểu ngữ lên án chủ nghĩa tư bản và các nhà lãnh đạo G20.
Tuy nhiên, trận hỏa hoạn tại một cửa hàng xe hơi Porsche tại phía Bắc thành phố khiến 8 chiếc xe hư hỏng có thể là tín hiệu báo trước cho những gì có thể xảy ra. Cảnh sát nói họ đang điều tra xem liệu đây có phải là một vụ phóng hỏa hay không.
Nhiều người dân Hamburg không vui với việc Thủ tướng Đức Angela Merkel chọn thành phố lớn thứ hai nước Đức làm nơi đăng cai thượng đỉnh G20, bởi họ lo ngại người biểu tình bạo lực có thể gây thiệt hại cho tài sản tại địa phương. Các hoạt động hàng ngày của người dân Hamburg cũng đang bị các biện pháp an ninh gây gián đoạn.
Khoảng 20.000 cảnh sát sẽ được triển khai để giám sát cuộc biểu tình được tổ chức bởi liên minh các nhóm chống chủ nghĩa tư bản. Người biểu tình đã tuyên bố sẽ chặn những con đường ra vào thành phố.
Theo một số ý kiến trong giới phân tích, bà Merkel đã dấn thân vào một canh bạc khi quyết định đăng cai thượng đỉnh G20 - nơi các nhà lãnh đạo sẽ bàn về hàng loạt vấn đề khó khăn, từ thương mại cho tới biến đổi khí hậu và sự phát triển của châu Phi - tại Hamburg, thành phố nơi bà sinh ra.
Nếu người biểu tình gây náo loạn lớn, danh tiếng của bà Merkel có thể bị ảnh hưởng vào thời điểm còn chưa đầy 3 tháng nữa là tới cuộc bầu cử mà bà muốn giành chiến thắng để lãnh đạo nước Đức nhiệm kỳ thứ tư.
Nhân sự bất mãn của người dân Hamburg với thượng đỉnh G20, hãng đồ uống Fritz Kola ở thành phố này đã mở một chiến dịch quảng cáo sử dụng hình ảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ngáy, đi kèm dòng chữ: “Wake up, man! Fritz Kola. Lots of caffeine” (tạm dịch: “Dậy đi ông ơi! Fritz Kola. Rất nhiều caffeine”).
Người biểu tình nói rằng G20 đã thất bại trong việc giải quyết nhiều vấn đề đe dọa hòa bình thế giới, bao gồm biến đổi khí hậu, bất bình đăng gia tăng, và xung đột bạo lực.
Một điều trớ trêu là người biểu tình tại Hamburg “không ưa” ông Trump, dù Tổng thống Mỹ và những nhà hoạt động chống chủ nghĩa tư bản có cùng một điểm chung: không tin tưởng toàn cầu hóa. Vấn đề nằm ở chỗ, ông Trump tới Hamburg để thúc đẩy những nguyên tắc thương mại đặt lợi ích của nước Mỹ lên trên hết.
“Ông Trump đến đây để thúc đẩy lợi ích của chính ông ấy và những người giàu nhất ở Mỹ”, một người biểu tình nói. “Chúng tôi yêu cầu tăng quyền lợi cho hàng triệu người châu Phi phải sống trong cảnh không có nổi mái nhà”.