Bỏ phiếu chống, người Hy Lạp đặt một chân khỏi Eurozone
62% cử tri Hy Lạp nói “không” với đề xuất mới nhất của chủ nợ về cắt giảm chi tiêu và tăng thuế
Trong cuộc trưng cầu dân ý mang tính quyết định đối với số phận của Hy Lạp được tổ chức ngày 5/7, người dân nước này đã bỏ phiếu chống lại đề xuất của chủ nợ về tăng cường chính sách “thắt lưng buộc bụng” để đổi lấy tiền cứu trợ.
Kết quả này đặt cả châu Âu và Hy Lạp vào một tình thế nguy hiểm.
Trong 85% số phiếu đã được kiểm tính tới thời điểm gần 6h sáng nay theo giờ Việt Nam, 62% cử tri Hy Lạp ủng hộ Thủ tướng Alexis Tsipras và liên minh cánh tả Syriza của ông bằng cách nói “không” với đề xuất mới nhất của chủ nợ về cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Cũng theo số liệu từ Bộ Nội vụ Hy Lạp, chỉ có 38% cử tri bỏ phiếu thuận, thấp hơn mức dự báo được đưa ra trong các cuộc thăm dò trước đó.
Theo hãng tin Bloomberg, ông Tsipras gọi kết quả này là một “chiến thắng vĩ đại” và nói rằng nước này sẽ quay trở lại bàn đàm phán vào ngày thứ Hai (6/7) với một “tư thế mạnh mẽ”.
Như vậy, Thủ tướng Đức Angela Merkel và các đối tác trong Liên minh Châu Âu (EU) sẽ phải quyết định họ có phải tiếp tục tung tiền để cứu quốc gia nặng nợ nhất trong Eurozone hay không, khi mà dân Hy Lạp không chấp nhận phải siết chặt thêm ngân sách chính phủ.
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý cũng làm gia tăng khả năng Hy Lạp phải ra khỏi Eurozone, trong bối cảnh các nhà băng của nước này đã cạn tiền, và nền kinh tế đối mặt với khả năng sụp đổ toàn diện.
Lúc đầu giờ sáng nay, đồng Euro mất giá gần 1% so với đồng USD, còn khoảng 1,1 USD tương đương 1 Euro. Trong khi đó, giá vàng tăng khá mạnh, đứng ở mức 1.175 USD/oz vào lúc gần 6h theo giờ Việt Nam, cao hơn 8,3 USD/oz so với mức chốt vào cuối tuần trước ở New York.
Bà Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Eurozone họp thượng đỉnh vào ngày 7/7 để thảo luận về vấn đề Hy Lạp. Các ngân hàng lớn như JPMorgan Chase của Mỹ cùng dự báo rằng Hy Lạp sẽ ra khỏi Eurozone là kịch bản nhiều khả năng trở thành hiện thực nhất ở thời điểm này.
Ngày 6/7, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ bàn về gia hạn bơm vốn khẩn cấp cho các ngân hàng Hy Lạp. Đến nay, hệ thống nhà băng của nước này đã đóng cửa tròn một tuần với các biện pháp kiểm soát vốn được áp dụng để ngăn việc người dân ồ ạt rút tiền.
“Ưu tiên trước mắt của chúng tôi là lập lại hoạt động bình thường của hệ thống ngân hàng Hy Lạp”, Thủ tướng Tsipras nói sau khi có kết quả kiểm phiếu sơ bộ. “Tôi tin là ECB nhận thức đầy đủ được mặt nhân đạo của cuộc khủng hoảng ở đất nước chúng tôi”.
Vấn đề đặt ra lúc này là liệu các nhà lãnh đạo châu Âu có thể đàm phán với một chính phủ đã khước từ những điều kiện mà họ đặt ra để được ở lại trong liên minh tiền tệ gồm 19 thành viên. Trước đây, Bồ Đào Nha và Ireland đã phải chấp nhận những điều kiện tương tự và hoàn tất chương trình viện trợ để thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ giống như ở Hy Lạp.
Kết quả này đặt cả châu Âu và Hy Lạp vào một tình thế nguy hiểm.
Trong 85% số phiếu đã được kiểm tính tới thời điểm gần 6h sáng nay theo giờ Việt Nam, 62% cử tri Hy Lạp ủng hộ Thủ tướng Alexis Tsipras và liên minh cánh tả Syriza của ông bằng cách nói “không” với đề xuất mới nhất của chủ nợ về cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Cũng theo số liệu từ Bộ Nội vụ Hy Lạp, chỉ có 38% cử tri bỏ phiếu thuận, thấp hơn mức dự báo được đưa ra trong các cuộc thăm dò trước đó.
Theo hãng tin Bloomberg, ông Tsipras gọi kết quả này là một “chiến thắng vĩ đại” và nói rằng nước này sẽ quay trở lại bàn đàm phán vào ngày thứ Hai (6/7) với một “tư thế mạnh mẽ”.
Như vậy, Thủ tướng Đức Angela Merkel và các đối tác trong Liên minh Châu Âu (EU) sẽ phải quyết định họ có phải tiếp tục tung tiền để cứu quốc gia nặng nợ nhất trong Eurozone hay không, khi mà dân Hy Lạp không chấp nhận phải siết chặt thêm ngân sách chính phủ.
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý cũng làm gia tăng khả năng Hy Lạp phải ra khỏi Eurozone, trong bối cảnh các nhà băng của nước này đã cạn tiền, và nền kinh tế đối mặt với khả năng sụp đổ toàn diện.
Lúc đầu giờ sáng nay, đồng Euro mất giá gần 1% so với đồng USD, còn khoảng 1,1 USD tương đương 1 Euro. Trong khi đó, giá vàng tăng khá mạnh, đứng ở mức 1.175 USD/oz vào lúc gần 6h theo giờ Việt Nam, cao hơn 8,3 USD/oz so với mức chốt vào cuối tuần trước ở New York.
Bà Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Eurozone họp thượng đỉnh vào ngày 7/7 để thảo luận về vấn đề Hy Lạp. Các ngân hàng lớn như JPMorgan Chase của Mỹ cùng dự báo rằng Hy Lạp sẽ ra khỏi Eurozone là kịch bản nhiều khả năng trở thành hiện thực nhất ở thời điểm này.
Ngày 6/7, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ bàn về gia hạn bơm vốn khẩn cấp cho các ngân hàng Hy Lạp. Đến nay, hệ thống nhà băng của nước này đã đóng cửa tròn một tuần với các biện pháp kiểm soát vốn được áp dụng để ngăn việc người dân ồ ạt rút tiền.
“Ưu tiên trước mắt của chúng tôi là lập lại hoạt động bình thường của hệ thống ngân hàng Hy Lạp”, Thủ tướng Tsipras nói sau khi có kết quả kiểm phiếu sơ bộ. “Tôi tin là ECB nhận thức đầy đủ được mặt nhân đạo của cuộc khủng hoảng ở đất nước chúng tôi”.
Vấn đề đặt ra lúc này là liệu các nhà lãnh đạo châu Âu có thể đàm phán với một chính phủ đã khước từ những điều kiện mà họ đặt ra để được ở lại trong liên minh tiền tệ gồm 19 thành viên. Trước đây, Bồ Đào Nha và Ireland đã phải chấp nhận những điều kiện tương tự và hoàn tất chương trình viện trợ để thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ giống như ở Hy Lạp.