Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Tôi không giấu nợ”
“Tôi không giấu nợ vì nếu vỡ nợ thì Bộ chịu trách nhiệm đầu tiên”, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh trả lời chất vấn về nợ công trước Quốc hội
“Tôi không giấu nợ vì nếu vỡ nợ thì bộ trưởng chịu trách nhiệm đầu tiên”, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh trả lời chất vấn về nợ công trước Quốc hội.
Được cả Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Công Thương cùng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “trợ giúp”, song phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh sáng 10/6 vẫn chưa thể nhận được sự đồng tình cao của nhiều đại biểu nêu chất vấn trực tiếp.
“Bộ trưởng đi thẳng vào vấn đề, không cần nói dài quá”, điều hành phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng ba lần nhắc nhở Bộ trưởng Ninh.
Con số về nợ là chính xác
Dù đã giải trình nhiều lần tại các phiên thảo luận nhưng vấn đề nợ công vẫn xuất hiện ở không ít chất vấn.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính gửi đến Quốc hội thì nợ quốc gia của Việt Nam đến 31/12/2009 chiếm 38,9% GDP; nợ Chính phủ chiếm 41,9% GDP, trong đó nợ trong nước chiếm 41,2%, nợ nước ngoài chiếm 58,8%.
Tuy nhiên, đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng, những con số này chưa bao quát hết tình hình nợ công của Việt Nam. Đừng để nhân dân quá lo lắng như việc vay thêm đầu tư đường sắt cao tốc như hiện nay, ông Minh nói.
Bộ trưởng khẳng định “chúng tôi đưa ra con số nợ công, nợ quốc gia và nợ chính phủ là chính xác, đã bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước tự vay, tự trả, nợ doanh nghiệp do Chính phủ bảo lãnh”.
"Tôi không giấu nợ vì nếu vỡ nợ thì Bộ Tài chính chịu trách nhiệm đầu tiên", ông khẳng định. Điều vô cùng quan trọng, theo Bộ trưởng, là “đến nay không có khoản nợ nào đến hạn mà không trả được, không có nợ quá hạn và nợ xấu”.
“Đề nghị Bộ trưởng nghiên cứu kỹ hơn để trả lời câu hỏi của tôi kỹ hơn về nợ công”, đại biểu Ngô Văn Minh đề nghị.
Cũng liên quan đến chuyện chi tiêu, trả lời chất vấn của một số vị đại biểu về vấn đề bội chi, Bộ trưởng cho biết, trong năm 2009, 2010 bội chi Việt Nam cao nhưng không đáng lo ngại vì các nước bội chi gấp 2-3 lần Việt Nam, trong khi đó bội chi của Việt Nam chỉ tăng từ 5% lên 6,9% GDP.
Theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ sẽ giảm dần mức bội chi trong một số năm tiếp theo, làm sao đến năm 2020 bội chi còn 3%. Trước mắt, năm 2010 sẽ giảm dần bội chi xuống 6,2% theo như hướng Quốc hội đã bàn, bộ trưởng nói.
Ngân hàng lãi lớn, doanh nghiệp khó khăn?
Đại biểu Phạm Xuân Thường nêu thực tế năm 2009, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó khăn, một số có nguy cơ phá sản nhưng các ngân hàng lại lãi cực lớn.
Ngân hàng lãi ít nhất là 2.300 tỷ bằng 26%, lãi nhiều nhất 5.004 tỷ bằng 54%, cử tri cho rằng chính các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất cho vay tới 19, 20%/năm, đẩy các doanh nghiệp vào khó khăn để buộc Chính phủ phải đưa ra gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp.
Thực chất phần lớn số tiền Chính phủ hỗ trợ rơi vào các ngân hàng và lý do buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay là không chính đáng, Bộ trưởng thấy cử tri nêu có đúng không? ông Thường chất vấn.
Về câu hỏi này, theo Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, trong bối cảnh kinh tế năm 2009, Chính phủ có chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp. Quý 2/2009 tăng trưởng khá hơn, đến cuối năm là 6,9%. Việc doanh nghiệp khó khăn nhưng ngân hàng lại lãi lớn, chúng tôi đứng ở khía cạnh cơ quan tài chính, có kiểm tra các báo cáo nhưng không đi quá sâu.
Được mời "chia lửa", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu cho biết: ngay từ khi đưa ra giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, Chính phủ và các thành viên chính phủ đã đặt ra giải pháp ngân hàng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.
Nhiều ngân hàng không tăng phần lợi nhuận so với năm 2008, một số ngân hàng có tăng, một số ngân hàng không tăng, có một số ngân hàng giảm. Nhưng tổng thể thì lợi nhuận của các ngân hàng thương mại năm 2009 là 29321 tỷ tăng 55%, Thống đốc thông tin.
Nhưng nguyên nhân chính là do tăng tổng tài sản hoạt động của họ lên 36%, trong đó phần vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại tăng 33%.
Theo Thống đốc, một số ngân hàng đẩy mạnh các hoạt động ngoài tín dụng. Ví dụ, Ngân hàng quân đội chuyển mạnh phần trong cơ cấu lợi nhuận của năm 2009, phần mua bán chứng khoán tăng 213%, phần dịch vụ của Ngân hàng quân đội tăng 99%, trong khi phần thu tín dụng cho vay chỉ tăng 29%.
Ngân hàng cổ phần xuất nhập khẩu Tp. HCM trong cơ cấu lợi nhuận tăng của họ thì phần mua bán chứng khoán tăng 354%, dịch vụ tăng 93%, hoạt động tín dụng tăng 50%.
Riêng năm 2010, quý 1 thu chi tài chính của các ngân hàng thương mại giảm so với cùng kỳ 7,94%, Thống đốc cho biết.
"Nóng bỏng" SCIC
“Tôi nghe nói Bộ trưởng đang kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị SCIC, có đúng không? Trên thế giới có nơi nào làm thế không?”, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết mở đầu phiên chất vấn.
“Đúng là tôi đang kiêm, SCIC là một tổng công ty đặc thù, đang tiếp nhận quản lý khoảng 911 doanh nghiệp Nhà nước, nhưng mới chiếm có 1,8% số vốn Nhà nước (7.000 tỷ đồng); phần còn lại thuộc sự quản lý của các tập đoàn, tổng công ty. Do là mô hình quản lý mới nên Bộ trưởng Bộ Tài chính được Thủ tướng giao kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Trên thế giới cũng có mô hình này ở Singapore và do Thủ tướng làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị”, ông Ninh giải thích.
Bộ trưởng nói thêm, dư luận hiểu chưa rõ về thu nhập và tiền lương của lãnh đạo SCIC, vì nhiều khoản là thu nhập chứ không phải là lương như tiền đồng phục, khoán điện thoại, tiền ăn trưa…
“Dư luận không quan tâm nhất đến lương là bao nhiêu, mà là thực hiện tính lương như thế nào, có đúng các quy định không. Tại sao có tập đoàn tổng công ty Nhà nước lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà vẫn trả lương người đứng đầu 5 tỷ đồng một năm?”, đại biểu Thuyết tiếp tục đứng dậy.
“Chúng tôi không phải cơ quan duyệt lương mà chỉ tham gia với các bộ về chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu nộp ngân sách để làm căn cứ tiền lương, xác định theo doanh thu và cấp bậc”, người đứng đầu ngành tài chính trả lời.
Vẫn liên quan đến SCIC, đại biểu Trần Du Lịch “đồng tình với quan điểm làm lợi cho đất nước thì được hưởng thu nhập xứng đáng. Nhưng với SCIC, một tổng công ty vừa mới được thành lập, đề nghị làm rõ phần lợi nào thực sự là SCIC làm ra, phần nào "doanh nghiệp người ta mới giao cho anh để anh ngồi anh chia cổ tức, chứ anh chưa làm gì cả. Vườn cây ta trồng sẵn rồi, bây giờ anh hái quả, ".
“Gói” lại phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh vấn đề ở đây không hẳn là lương mà tổng thu nhập có hợp lý không, có hài hòa không. “Có lẽ các vị bộ trưởng khác và Phó thủ tướng sẽ làm rõ thêm vì vấn đề này liên quan đến tất cả các tổng công ty khác nữa, không phải chỉ có SCIC. ”, Chủ tịch nói.
Được cả Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Công Thương cùng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước “trợ giúp”, song phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh sáng 10/6 vẫn chưa thể nhận được sự đồng tình cao của nhiều đại biểu nêu chất vấn trực tiếp.
“Bộ trưởng đi thẳng vào vấn đề, không cần nói dài quá”, điều hành phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng ba lần nhắc nhở Bộ trưởng Ninh.
Con số về nợ là chính xác
Dù đã giải trình nhiều lần tại các phiên thảo luận nhưng vấn đề nợ công vẫn xuất hiện ở không ít chất vấn.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính gửi đến Quốc hội thì nợ quốc gia của Việt Nam đến 31/12/2009 chiếm 38,9% GDP; nợ Chính phủ chiếm 41,9% GDP, trong đó nợ trong nước chiếm 41,2%, nợ nước ngoài chiếm 58,8%.
Tuy nhiên, đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng, những con số này chưa bao quát hết tình hình nợ công của Việt Nam. Đừng để nhân dân quá lo lắng như việc vay thêm đầu tư đường sắt cao tốc như hiện nay, ông Minh nói.
Bộ trưởng khẳng định “chúng tôi đưa ra con số nợ công, nợ quốc gia và nợ chính phủ là chính xác, đã bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước tự vay, tự trả, nợ doanh nghiệp do Chính phủ bảo lãnh”.
"Tôi không giấu nợ vì nếu vỡ nợ thì Bộ Tài chính chịu trách nhiệm đầu tiên", ông khẳng định. Điều vô cùng quan trọng, theo Bộ trưởng, là “đến nay không có khoản nợ nào đến hạn mà không trả được, không có nợ quá hạn và nợ xấu”.
“Đề nghị Bộ trưởng nghiên cứu kỹ hơn để trả lời câu hỏi của tôi kỹ hơn về nợ công”, đại biểu Ngô Văn Minh đề nghị.
Cũng liên quan đến chuyện chi tiêu, trả lời chất vấn của một số vị đại biểu về vấn đề bội chi, Bộ trưởng cho biết, trong năm 2009, 2010 bội chi Việt Nam cao nhưng không đáng lo ngại vì các nước bội chi gấp 2-3 lần Việt Nam, trong khi đó bội chi của Việt Nam chỉ tăng từ 5% lên 6,9% GDP.
Theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ sẽ giảm dần mức bội chi trong một số năm tiếp theo, làm sao đến năm 2020 bội chi còn 3%. Trước mắt, năm 2010 sẽ giảm dần bội chi xuống 6,2% theo như hướng Quốc hội đã bàn, bộ trưởng nói.
Ngân hàng lãi lớn, doanh nghiệp khó khăn?
Đại biểu Phạm Xuân Thường nêu thực tế năm 2009, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó khăn, một số có nguy cơ phá sản nhưng các ngân hàng lại lãi cực lớn.
Ngân hàng lãi ít nhất là 2.300 tỷ bằng 26%, lãi nhiều nhất 5.004 tỷ bằng 54%, cử tri cho rằng chính các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất cho vay tới 19, 20%/năm, đẩy các doanh nghiệp vào khó khăn để buộc Chính phủ phải đưa ra gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp.
Thực chất phần lớn số tiền Chính phủ hỗ trợ rơi vào các ngân hàng và lý do buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay là không chính đáng, Bộ trưởng thấy cử tri nêu có đúng không? ông Thường chất vấn.
Về câu hỏi này, theo Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, trong bối cảnh kinh tế năm 2009, Chính phủ có chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp. Quý 2/2009 tăng trưởng khá hơn, đến cuối năm là 6,9%. Việc doanh nghiệp khó khăn nhưng ngân hàng lại lãi lớn, chúng tôi đứng ở khía cạnh cơ quan tài chính, có kiểm tra các báo cáo nhưng không đi quá sâu.
Được mời "chia lửa", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu cho biết: ngay từ khi đưa ra giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, Chính phủ và các thành viên chính phủ đã đặt ra giải pháp ngân hàng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.
Nhiều ngân hàng không tăng phần lợi nhuận so với năm 2008, một số ngân hàng có tăng, một số ngân hàng không tăng, có một số ngân hàng giảm. Nhưng tổng thể thì lợi nhuận của các ngân hàng thương mại năm 2009 là 29321 tỷ tăng 55%, Thống đốc thông tin.
Nhưng nguyên nhân chính là do tăng tổng tài sản hoạt động của họ lên 36%, trong đó phần vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại tăng 33%.
Theo Thống đốc, một số ngân hàng đẩy mạnh các hoạt động ngoài tín dụng. Ví dụ, Ngân hàng quân đội chuyển mạnh phần trong cơ cấu lợi nhuận của năm 2009, phần mua bán chứng khoán tăng 213%, phần dịch vụ của Ngân hàng quân đội tăng 99%, trong khi phần thu tín dụng cho vay chỉ tăng 29%.
Ngân hàng cổ phần xuất nhập khẩu Tp. HCM trong cơ cấu lợi nhuận tăng của họ thì phần mua bán chứng khoán tăng 354%, dịch vụ tăng 93%, hoạt động tín dụng tăng 50%.
Riêng năm 2010, quý 1 thu chi tài chính của các ngân hàng thương mại giảm so với cùng kỳ 7,94%, Thống đốc cho biết.
"Nóng bỏng" SCIC
“Tôi nghe nói Bộ trưởng đang kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị SCIC, có đúng không? Trên thế giới có nơi nào làm thế không?”, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết mở đầu phiên chất vấn.
“Đúng là tôi đang kiêm, SCIC là một tổng công ty đặc thù, đang tiếp nhận quản lý khoảng 911 doanh nghiệp Nhà nước, nhưng mới chiếm có 1,8% số vốn Nhà nước (7.000 tỷ đồng); phần còn lại thuộc sự quản lý của các tập đoàn, tổng công ty. Do là mô hình quản lý mới nên Bộ trưởng Bộ Tài chính được Thủ tướng giao kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Trên thế giới cũng có mô hình này ở Singapore và do Thủ tướng làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị”, ông Ninh giải thích.
Bộ trưởng nói thêm, dư luận hiểu chưa rõ về thu nhập và tiền lương của lãnh đạo SCIC, vì nhiều khoản là thu nhập chứ không phải là lương như tiền đồng phục, khoán điện thoại, tiền ăn trưa…
“Dư luận không quan tâm nhất đến lương là bao nhiêu, mà là thực hiện tính lương như thế nào, có đúng các quy định không. Tại sao có tập đoàn tổng công ty Nhà nước lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà vẫn trả lương người đứng đầu 5 tỷ đồng một năm?”, đại biểu Thuyết tiếp tục đứng dậy.
“Chúng tôi không phải cơ quan duyệt lương mà chỉ tham gia với các bộ về chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu nộp ngân sách để làm căn cứ tiền lương, xác định theo doanh thu và cấp bậc”, người đứng đầu ngành tài chính trả lời.
Vẫn liên quan đến SCIC, đại biểu Trần Du Lịch “đồng tình với quan điểm làm lợi cho đất nước thì được hưởng thu nhập xứng đáng. Nhưng với SCIC, một tổng công ty vừa mới được thành lập, đề nghị làm rõ phần lợi nào thực sự là SCIC làm ra, phần nào "doanh nghiệp người ta mới giao cho anh để anh ngồi anh chia cổ tức, chứ anh chưa làm gì cả. Vườn cây ta trồng sẵn rồi, bây giờ anh hái quả, ".
“Gói” lại phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh vấn đề ở đây không hẳn là lương mà tổng thu nhập có hợp lý không, có hài hòa không. “Có lẽ các vị bộ trưởng khác và Phó thủ tướng sẽ làm rõ thêm vì vấn đề này liên quan đến tất cả các tổng công ty khác nữa, không phải chỉ có SCIC. ”, Chủ tịch nói.