Bộ trưởng kinh tế ASEAN sẽ bàn về tăng trưởng bền vững
Hội nghị AEC 4 và AEM 42 là các sự kiện thường niên quan trọng nhất của ASEAN trong năm 2010
Từ 22-28/8, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN lần thứ 4 (AEC 4), Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42 (AEM 42) và các sự kiện liên quan sẽ diễn ra tại Đà Nẵng.
Các hội nghị lần này sẽ thu hút sự tham dự của 10 Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN và 8 đối tác là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc,New Zealand, Ấn Độ, EU, Nga. Ngoài ra, còn có sự tham dự của số lượng lớn các doanh nghiệp.
Với tư cách là chủ nhà Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng sẽ điều hành các phiên họp xoay quanh chủ đề “Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Cộng đồng vì sự tăng trưởng năng động và bền vững”.
“Điều này khẳng định hướng đi mới của ASEAN không chỉ coi trọng mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn hướng đến sự phát triển cân bằng, ổn định và bền vững”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, cho biết tại buổi họp báo diễn ra chiều 10/8.
Hội nghị AEM 42 và các hội nghị liên quan cũng là dịp để các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thảo luận những định hướng lớn, các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN, thực hiện thành công mục tiêu thiết lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, để báo cáo lên Hội nghị AEC 4 và từ đó thông tin tới lãnh đạo các nước tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 sẽ họp vào tháng 10/2010, tại Hà Nội.
Nhân dịp này, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và các bên đối tác cũng sẽ tiến hành tham vấn nhằm đánh giá việc thực thi các hiệp định khu vực thương mại tự do, thảo luận các biện pháp thúc đẩy đàm phán các thỏa thuận thương mại mới và xác định hướng hợp tác lớn giữa ASEAN với các đối tác.
Đặc biệt, đây là lần đầu tiên ASEAN và Nga sẽ có đối thoại ở cấp Bộ trưởng Kinh tế nhằm thảo luận định hướng tăng cường hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai bên trong thời gian tới.
Ngoài những hoạt động theo thông lệ, với tư cách chủ nhà, Việt Nam còn chủ động đề xuất một số sáng kiến hợp tác mới như mở rộng đối thoại nhiều chiều với các doanh nghiệp trong tiến trình hoạch định chính sách khu vực, tổ chức phiên tham vấn lần đầu tiên với các Bộ trưởng Kinh tế Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (CLMV), nhằm thảo luận biện pháp giúp đẩy nhanh việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa CLMV và các thành viên ASEAN phát triển hơn.
Các hội nghị lần này sẽ thu hút sự tham dự của 10 Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN và 8 đối tác là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc,New Zealand, Ấn Độ, EU, Nga. Ngoài ra, còn có sự tham dự của số lượng lớn các doanh nghiệp.
Với tư cách là chủ nhà Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng sẽ điều hành các phiên họp xoay quanh chủ đề “Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Cộng đồng vì sự tăng trưởng năng động và bền vững”.
“Điều này khẳng định hướng đi mới của ASEAN không chỉ coi trọng mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn hướng đến sự phát triển cân bằng, ổn định và bền vững”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, cho biết tại buổi họp báo diễn ra chiều 10/8.
Hội nghị AEM 42 và các hội nghị liên quan cũng là dịp để các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thảo luận những định hướng lớn, các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN, thực hiện thành công mục tiêu thiết lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, để báo cáo lên Hội nghị AEC 4 và từ đó thông tin tới lãnh đạo các nước tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 sẽ họp vào tháng 10/2010, tại Hà Nội.
Nhân dịp này, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và các bên đối tác cũng sẽ tiến hành tham vấn nhằm đánh giá việc thực thi các hiệp định khu vực thương mại tự do, thảo luận các biện pháp thúc đẩy đàm phán các thỏa thuận thương mại mới và xác định hướng hợp tác lớn giữa ASEAN với các đối tác.
Đặc biệt, đây là lần đầu tiên ASEAN và Nga sẽ có đối thoại ở cấp Bộ trưởng Kinh tế nhằm thảo luận định hướng tăng cường hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai bên trong thời gian tới.
Ngoài những hoạt động theo thông lệ, với tư cách chủ nhà, Việt Nam còn chủ động đề xuất một số sáng kiến hợp tác mới như mở rộng đối thoại nhiều chiều với các doanh nghiệp trong tiến trình hoạch định chính sách khu vực, tổ chức phiên tham vấn lần đầu tiên với các Bộ trưởng Kinh tế Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (CLMV), nhằm thảo luận biện pháp giúp đẩy nhanh việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa CLMV và các thành viên ASEAN phát triển hơn.