Bộ trưởng Thăng: “Đặt các trạm thu phí là đúng quy định”
Người đứng đầu ngành giao thông lý giải việc đặt các trạm thu phí đường bộ hiện nay mà theo phản ánh của người dân là quá dày đặc
“Tôi khẳng định tất cả những trạm thu phí đang được đặt hiện nay là phù hợp đúng với quy định của Thông tư 159 của Bộ Tài chính”.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 27/5, trước câu hỏi của báo giới về việc ngành giao thông đang thực hiện “phí chồng phí” mà biểu hiện là việc có quá nhiều trạm thu phí bất hợp lý, trong khi phí đường bộ người dân vẫn phải đóng hàng năm.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, việc thực hiện xã hội hoá đầu tư hạ tầng giao thông trong thời gian qua là một chủ trương đúng và đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, để đẩy mạnh xã hội hóa phải có cơ chế chính sách cho nhà đầu tư thu hồi vốn.
Việc đặt trạm thu phí thực hiện theo Thông tư 159 của Bộ Tài chính. Trong quy định này, trạm thu phí cách nhau 70km, nếu không đủ 70km thì trước khi lập trạm thu phí phải có sự thỏa thuận của Bộ Tài chính và UBND các địa phương.
“Lâu nay chúng ta hiểu nhầm là 70km mới là đúng, còn dưới 70km là sai. 70km cũng đúng, dưới 70km cũng đúng nhưng phải có sự thỏa thuận trước mới được đầu tư. Việc thực hiện đặt các trạm thu phí là hoàn toàn đúng theo quy định”, ông Thăng nói.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Thăng, vị trí một số trạm thu phí nhỏ hơn 70 km vì có mấy lý do.
Thứ nhất là đầu tư công trình tập trung, ví dụ năm 2008, quyết định đầu tư cầu Đồng Nai, rồi đầu tư cầu Cổ Chiên và vừa thông xe, đi rút ngắn được 70 km từ Trà Vinh lên Bến Tre. Làm một cây cầu cho nên không thể đảm bảo được 70km, vì vậy, cầu Cổ Chiên cách trạm thu phí cầu Rạch Miễu hơn 50 km nhưng hoàn toàn theo đúng quy định chứ không phải sai và vị trí đặt trạm phải có sự thỏa thuận giữa địa phương với Bộ Tài chính thì Bộ Giao thông Vận tải mới ra quyết định đặt trạm.
Có một loại nữa là trạm thu phí cự ly khoảng 70km nhưng nếu đặt đúng 70km thì lại vào giữa thành phố, giữa thị xã hoặc giữa khu dân cư nên theo đề nghị của địa phương, Bộ phải thỏa thuận với nhà đầu tư, với địa phương, với Bộ Tài chính để đặt “linh hoạt” một chút trong cự ly chung là 70 km, nhưng ở vị trí thuận lợi hơn cho người dân, và vẫn hoàn toàn đúng theo quy định.
Còn vấn đề quy hoạch trạm thu phí, cùng với việc đẩy nhanh xã hội hóa, Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương xây dựng quy hoạch các trạm thu phí trên cả nước. Hiện Bộ đang làm, sau khi hoàn chỉnh đầy đủ, lấy ý kiến của các địa phương, các bộ, ngành, chúng tôi sẽ trình Chính phủ phê duyệt và thực hiện.
Cũng theo Bộ trưởng Thăng, Thông tư 159 quy định đặt trạm thu phí không căn cứ vào quy hoạch vì quy hoạch đặt trạm thu phí là chỉ đạo mới đây của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, tháng 6/2014. Đây là phần bổ sung, hoàn toàn tách bạch với quy định đặt trạm thu phí và Bộ đang tích cực triển khai.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 27/5, trước câu hỏi của báo giới về việc ngành giao thông đang thực hiện “phí chồng phí” mà biểu hiện là việc có quá nhiều trạm thu phí bất hợp lý, trong khi phí đường bộ người dân vẫn phải đóng hàng năm.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, việc thực hiện xã hội hoá đầu tư hạ tầng giao thông trong thời gian qua là một chủ trương đúng và đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, để đẩy mạnh xã hội hóa phải có cơ chế chính sách cho nhà đầu tư thu hồi vốn.
Việc đặt trạm thu phí thực hiện theo Thông tư 159 của Bộ Tài chính. Trong quy định này, trạm thu phí cách nhau 70km, nếu không đủ 70km thì trước khi lập trạm thu phí phải có sự thỏa thuận của Bộ Tài chính và UBND các địa phương.
“Lâu nay chúng ta hiểu nhầm là 70km mới là đúng, còn dưới 70km là sai. 70km cũng đúng, dưới 70km cũng đúng nhưng phải có sự thỏa thuận trước mới được đầu tư. Việc thực hiện đặt các trạm thu phí là hoàn toàn đúng theo quy định”, ông Thăng nói.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Thăng, vị trí một số trạm thu phí nhỏ hơn 70 km vì có mấy lý do.
Thứ nhất là đầu tư công trình tập trung, ví dụ năm 2008, quyết định đầu tư cầu Đồng Nai, rồi đầu tư cầu Cổ Chiên và vừa thông xe, đi rút ngắn được 70 km từ Trà Vinh lên Bến Tre. Làm một cây cầu cho nên không thể đảm bảo được 70km, vì vậy, cầu Cổ Chiên cách trạm thu phí cầu Rạch Miễu hơn 50 km nhưng hoàn toàn theo đúng quy định chứ không phải sai và vị trí đặt trạm phải có sự thỏa thuận giữa địa phương với Bộ Tài chính thì Bộ Giao thông Vận tải mới ra quyết định đặt trạm.
Có một loại nữa là trạm thu phí cự ly khoảng 70km nhưng nếu đặt đúng 70km thì lại vào giữa thành phố, giữa thị xã hoặc giữa khu dân cư nên theo đề nghị của địa phương, Bộ phải thỏa thuận với nhà đầu tư, với địa phương, với Bộ Tài chính để đặt “linh hoạt” một chút trong cự ly chung là 70 km, nhưng ở vị trí thuận lợi hơn cho người dân, và vẫn hoàn toàn đúng theo quy định.
Còn vấn đề quy hoạch trạm thu phí, cùng với việc đẩy nhanh xã hội hóa, Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương xây dựng quy hoạch các trạm thu phí trên cả nước. Hiện Bộ đang làm, sau khi hoàn chỉnh đầy đủ, lấy ý kiến của các địa phương, các bộ, ngành, chúng tôi sẽ trình Chính phủ phê duyệt và thực hiện.
Cũng theo Bộ trưởng Thăng, Thông tư 159 quy định đặt trạm thu phí không căn cứ vào quy hoạch vì quy hoạch đặt trạm thu phí là chỉ đạo mới đây của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, tháng 6/2014. Đây là phần bổ sung, hoàn toàn tách bạch với quy định đặt trạm thu phí và Bộ đang tích cực triển khai.