Bộ trưởng Thăng muốn hoãn tăng phí đường bộ
Đề nghị các nhà đầu tư chưa tăng phí đường bộ các dự án giao thông BOT từ đầu 2016
Ngày 25/12, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã ký văn bản gửi Bộ Tài chính cùng các nhà đầu tư, doanh nghiệp về việc thu phí sử dụng đường bộ hoàn vốn dự án BOT.
Văn bản này cho biết, thực hiện chủ trương thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong thời gian qua, các nhà đầu tư đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải triển khai đầu tư nhiều dự án hạ tầng đường bộ theo hình thức BOT. Đến nay, nhiều dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, thu phí, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự đi lại của người dân, góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.
Trong quá trình thương thảo hợp đồng dự án, Bộ Giao thông Vận tải và các nhà đầu tư đã căn cứ vào dự kiến mức tăng trưởng chỉ số trượt giá (CPI) và mức phí trần quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 159/2013 để đưa ra lộ trình tăng mức phí cho từng giai đoạn, trong đó có lộ trình tăng phí từ 1/1/2016.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay do sự điều hành chặt chẽ, sát sao, hiệu quả của Chính phủ nên chỉ số trượt giá thấp hơn nhiều so với mức dự kiến.
Do vậy, để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, nhất là phù hợp với mức giảm chỉ số trượt giá CPI thực tế so với dự kiến trong các hợp đồng BOT đã ký, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT đã có lộ trình tăng phí từ 1/1/2016 tạm thời lùi thời hạn tăng phí đến 1/6/2016, đồng thời căn cứ tình hình thực tế, chỉ số trượt giá để tính toán điều chỉnh mức phí cho phù hợp, thỏa thuận với UBND cấp tỉnh và Bộ Giao thông Vận tải để đề nghị Bộ Tài chính xem xét quyết định điều chỉnh thông tư thu phí sử dụng đường bộ, dự thảo phụ lục hợp đồng BOT để điều chỉnh cho phù hợp.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, hiện cả nước có 23 dự án BOT đã có lộ trình tăng phí từ đầu 2016, trong đó có một số tuyến quan trọng nằm trên quốc lộ 1 như: Tuyến tránh thành phố Vinh, duy tu cầu Bến Thuỷ 2; tuyến tránh thành phố Hà Tĩnh; tránh thành phố Đồng Hới, dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn Phan Rang - Tháp Chàm; dự án cải tạo đoạn Phan Thiết - Đồng Nai...
Ngoài ra, một số tuyến đường khác cũng đã có lộ trình tăng phí sử dụng như cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên (quốc lộ 14); Hoà Lạc - Hoà Bình, Xuân Mai - Hoà Bình...
Văn bản này cho biết, thực hiện chủ trương thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong thời gian qua, các nhà đầu tư đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải triển khai đầu tư nhiều dự án hạ tầng đường bộ theo hình thức BOT. Đến nay, nhiều dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, thu phí, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự đi lại của người dân, góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.
Trong quá trình thương thảo hợp đồng dự án, Bộ Giao thông Vận tải và các nhà đầu tư đã căn cứ vào dự kiến mức tăng trưởng chỉ số trượt giá (CPI) và mức phí trần quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 159/2013 để đưa ra lộ trình tăng mức phí cho từng giai đoạn, trong đó có lộ trình tăng phí từ 1/1/2016.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay do sự điều hành chặt chẽ, sát sao, hiệu quả của Chính phủ nên chỉ số trượt giá thấp hơn nhiều so với mức dự kiến.
Do vậy, để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, nhất là phù hợp với mức giảm chỉ số trượt giá CPI thực tế so với dự kiến trong các hợp đồng BOT đã ký, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT đã có lộ trình tăng phí từ 1/1/2016 tạm thời lùi thời hạn tăng phí đến 1/6/2016, đồng thời căn cứ tình hình thực tế, chỉ số trượt giá để tính toán điều chỉnh mức phí cho phù hợp, thỏa thuận với UBND cấp tỉnh và Bộ Giao thông Vận tải để đề nghị Bộ Tài chính xem xét quyết định điều chỉnh thông tư thu phí sử dụng đường bộ, dự thảo phụ lục hợp đồng BOT để điều chỉnh cho phù hợp.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, hiện cả nước có 23 dự án BOT đã có lộ trình tăng phí từ đầu 2016, trong đó có một số tuyến quan trọng nằm trên quốc lộ 1 như: Tuyến tránh thành phố Vinh, duy tu cầu Bến Thuỷ 2; tuyến tránh thành phố Hà Tĩnh; tránh thành phố Đồng Hới, dự án mở rộng quốc lộ 1 đoạn Phan Rang - Tháp Chàm; dự án cải tạo đoạn Phan Thiết - Đồng Nai...
Ngoài ra, một số tuyến đường khác cũng đã có lộ trình tăng phí sử dụng như cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên (quốc lộ 14); Hoà Lạc - Hoà Bình, Xuân Mai - Hoà Bình...