Bộ Xây dựng nêu quan điểm vụ tranh chấp tại dự án Dương Nội
Thanh tra Bộ Xây dựng khẳng định, về nguyên tắc toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng nhà chung cư đều được tính vào giá bán các căn hộ
Bộ Xây dựng vừa có ý kiến về những tranh chấp diện tích căn hộ tại dự án Dương Nội do tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư.
Trong công văn gửi tập đoàn Nam Cường ngày 7/11, Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, sau khi nhận được ý kiến phản ánh về tranh chấp diện tích căn hộ chung cư giữa khách hàng và chủ đầu tư tại dự án Dương Nội, cơ quan này đã tiến hành kiểm tra và đối chiếu các quy định hiện hành với các theo quy định của pháp luật liên quan đến nhà ở chung cư mà cụ thể là Nghị định 71/2010 của Chính phủ, Thông tư số 16/2010 của Bộ Xây dựng cũng như hướng dẫn của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản…
Qua đó, Thanh tra Bộ nhận thấy rằng, trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội với các hộ dân, doanh nghiệp này đã cung cấp rõ ràng, minh bạch thông tin về giá bán nhà dựa trên cách tính diện tích nào, cụ thể là diện tích nhà tính theo tim tường quy định trong phụ lục hợp đồng để người mua biết rõ trước khi thanh toán và nhận nhà vào ở. Thanh tra Bộ cho biết, đối với phương thức xác định kích thước từ tim tường thì diện tích sàn căn hộ không phải trừ diện tích thuộc sở hữu chung.
Trong quá trình mua bán, hai bên cùng ký hợp đồng mua bán và thống nhất các chi tiết kỹ thuật và đặc điểm của căn hộ, sơ đồ mặt bằng căn hộ được liệt kê cụ thể tại phụ lục đính kèm hợp đồng và diện tích văn hộ được tính theo tim tường, diện tích sàn căn hộ không phải trừ diện tích thuộc sở hữu chung như cột, tường chịu lực.
Cũng theo Thanh tra Bộ Xây dựng, hợp đồng được ký kết giữa tập đoàn Nam Cường và khách hàng dựa trên cơ sở tự nguyện, tự thoả thuận giữa hai bên. Chính vì vậy, việc tập đoàn Nam Cường tính diện tích căn hộ chung cư theo tim tường là không trái với các quy định của pháp luật về nhà ở.
Thanh tra Bộ Xây dựng khẳng định, về nguyên tắc thì toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng công trình nhà chung cư bao gồm phần móng, khung, cột, tường chịu lực, phần căn hộ, hàng lang, cầu thang… cả phần sở hữu riêng của căn hộ và phần sở hữu chung đều được tính vào giá bán các căn hộ.
Trước đó, trả lời VnEconomy, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản cũng khẳng định, việc tính diện tích sàn căn hộ theo một trong hai phương pháp là xác định kích thước thông thuỷ hoặc xác định kích thước tim tường nêu tại thông tư số 16 đều không gây thiệt hại về quyền lợi cho người mua căn hộ, cũng như mang thêm lợi luận cho bên bán.
Đặc biệt, theo ông Hà, trong nguyên lý xây dựng, không có xảy ra việc khi tính giá theo kích thước thông thủy thì căn hộ mua sẽ rẻ tiền hơn so với giá mua căn hộ được tính theo kích thước từ tim tường.
Trong công văn gửi tập đoàn Nam Cường ngày 7/11, Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, sau khi nhận được ý kiến phản ánh về tranh chấp diện tích căn hộ chung cư giữa khách hàng và chủ đầu tư tại dự án Dương Nội, cơ quan này đã tiến hành kiểm tra và đối chiếu các quy định hiện hành với các theo quy định của pháp luật liên quan đến nhà ở chung cư mà cụ thể là Nghị định 71/2010 của Chính phủ, Thông tư số 16/2010 của Bộ Xây dựng cũng như hướng dẫn của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản…
Qua đó, Thanh tra Bộ nhận thấy rằng, trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội với các hộ dân, doanh nghiệp này đã cung cấp rõ ràng, minh bạch thông tin về giá bán nhà dựa trên cách tính diện tích nào, cụ thể là diện tích nhà tính theo tim tường quy định trong phụ lục hợp đồng để người mua biết rõ trước khi thanh toán và nhận nhà vào ở. Thanh tra Bộ cho biết, đối với phương thức xác định kích thước từ tim tường thì diện tích sàn căn hộ không phải trừ diện tích thuộc sở hữu chung.
Trong quá trình mua bán, hai bên cùng ký hợp đồng mua bán và thống nhất các chi tiết kỹ thuật và đặc điểm của căn hộ, sơ đồ mặt bằng căn hộ được liệt kê cụ thể tại phụ lục đính kèm hợp đồng và diện tích văn hộ được tính theo tim tường, diện tích sàn căn hộ không phải trừ diện tích thuộc sở hữu chung như cột, tường chịu lực.
Cũng theo Thanh tra Bộ Xây dựng, hợp đồng được ký kết giữa tập đoàn Nam Cường và khách hàng dựa trên cơ sở tự nguyện, tự thoả thuận giữa hai bên. Chính vì vậy, việc tập đoàn Nam Cường tính diện tích căn hộ chung cư theo tim tường là không trái với các quy định của pháp luật về nhà ở.
Thanh tra Bộ Xây dựng khẳng định, về nguyên tắc thì toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng công trình nhà chung cư bao gồm phần móng, khung, cột, tường chịu lực, phần căn hộ, hàng lang, cầu thang… cả phần sở hữu riêng của căn hộ và phần sở hữu chung đều được tính vào giá bán các căn hộ.
Trước đó, trả lời VnEconomy, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản cũng khẳng định, việc tính diện tích sàn căn hộ theo một trong hai phương pháp là xác định kích thước thông thuỷ hoặc xác định kích thước tim tường nêu tại thông tư số 16 đều không gây thiệt hại về quyền lợi cho người mua căn hộ, cũng như mang thêm lợi luận cho bên bán.
Đặc biệt, theo ông Hà, trong nguyên lý xây dựng, không có xảy ra việc khi tính giá theo kích thước thông thủy thì căn hộ mua sẽ rẻ tiền hơn so với giá mua căn hộ được tính theo kích thước từ tim tường.