Cà phê cuối tuần: “Cái khó hiện nay chính là tâm lý”
Điểm mấu chốt để gỡ khó cho doanh nghiệp, dưới góc nhìn của một doanh nhân kỳ cựu tại Tp.HCM
“Mời nhà báo xuống thăm xưởng sản xuất, sau đó ta lại trao đổi tiếp”, ông Nguyễn Dương Hiệu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thương mại (Lidovit) tại Tp.HCM bất chợt đưa ra lời đề nghị sau khi xem đồng hồ.
Lúc ấy là gần 16 giờ, nhà máy sẽ ngừng hoạt động cho đến 22 giờ, để tránh phải trả tiền điện giờ cao điểm. Và đó, theo Tổng giám đốc Hiệu, chỉ là một trong nhiều biện pháp để tiết kiệm, tiết kiệm và… tiết kiệm của công ty mà thôi.
Khá kiệm lời khi nói trả lời các câu hỏi về chính Lidovit, song vị “lão tướng” ngành cơ khí lại dành không ít thời gian tâm tư về sự phát triển của công nghiệp phụ trợ, trong bối cảnh chung đang rất khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp.
Và, điều mà ông nhắc đi nhắc lại suốt cuộc trao đổi là cần khởi động lại tâm lý doanh nghiệp, bằng các thông điệp chính sách ổn định, dài hơi hơn.
Tiêu chí… mắc cười
Thưa ông, trực tiếp điều hành doanh nghiệp, hẳn ông có điều kiện cảm nhận rõ tác động chính sách hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Năm 2011 khi doanh nghiệp đã rất khó khăn nhiều ý kiến nhận định sang 2012 tình hình sẽ khá hơn mà hóa ra là ngược lại. Tuy vậy hai năm nay doanh thu của Lidovit vẫn tăng từ 20 - 30% vì sản phẩm của chúng tôi đã có thương hiệu, uy tín cả trong nước và quốc tế.
Là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên Lidovit vẫn nằm trong diện được hỗ trợ tại Nghị quyết 13 của Chính phủ. Nhưng mà tôi mở ngoặc nói thêm cái chuyện “nhỏ và vừa” này chút xíu, vì tôi thấy mắc cười khi quy định có 300 lao động trở xuống hoặc vốn điều lệ 10 tỷ đồng trở xuống là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Như thế là không phù hợp với thực tế hiện nay , cần được xem xét lại cho phù hợp, bởi chưa chắc có 400 - 500 lao động đã là doanh nghiệp lớn. Với quy định như thế, có thể còn dẫn đến tình trạng “lách” không mở rộng quy mô để vẫn nằm trong diện được hỗ trợ.
Tất nhiên chính sách hỗ trợ của nhà nước rất cần, rất tốt, song Nghị quyết 13 theo tôi cũng chỉ là giải pháp cấp thời để “chữa cháy”, giảm sốt chứ chưa phải dài hạn. Chưa kể khi thực hiện mới thấy vấn đề.
Chẳng hạn, Chính phủ cho giãn thời gian nộp thuế VAT, nhưng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính thì hàng nhập khẩu lại không thuộc diện này, không hiểu ý của “ông” này ra sao?
Hàng hóa chúng tôi bán từ từ, nhưng khi nhập nguyên liệu (trong nước không có) thì nhập cả lô, 1.000 - 2.000 tấn thép mỗi lần, nếu được chậm thì cũng có 7 - 8 tỷ đồng vốn không chịu lãi, cũng đỡ khó khăn hơn. Nhưng quy định vậy thì 30 ngày phải nộp liền. Vì thế, theo tôi cần phân biệt để hỗ trợ cho đúng và sát, nếu anh nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ thì không được miễn, còn nhập vật tư sản xuất thì nên cho chậm.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần điều chỉnh Thông tư 03 hỗ trợ cho vay ngoại tệ với các doanh nghiệp nhập vật tư nguyên liệu để sản xuất. Hiện nay thông tư này quy định chỉ cho vay ngoại tệ khi có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất để trả nợ, như thế sẽ rất khó cho các doanh nghiệp nhập khẩu vật tư nguyên liệu để sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, hàng hóa chất lượng.
Với chính sách hỗ trợ chung cũng cần phân loại đối tượng để hỗ trợ cho từng nhóm, ví dụ nhóm A là công nghiệp phụ trợ, nhóm B là bất động sản… Các nhóm đều cần được hỗ trợ vì với doanh nghiệp quan trọng nhất là thị trường. Ông bất động sản không bán được hàng, tôi cũng ế ốc vít, vì phải có nhà mới mới cần sắm đồ gỗ mới, quạt mới chứ.
Bởi vậy, tôi cho là việc hỗ trợ thị trường, tăng sức mua chỉ qua việc giãn thời hạn nộp thuế VAT là chưa đủ, chưa rõ ràng, chưa ăn thua gì cả.
Vâng, thị trường quả là vấn đề rất nan giải, song lãi suất, theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp cũng có vai trò rất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, ông có cùng quan điểm?
Đúng là với mức lãi suất vừa qua thì phần lớn lợi nhuận các doanh nghiệp chỉ dành để trả lãi chứ khó có thể dành cho đầu tư phát triển và nâng cao thu nhập cho người lao động được.
Hiện nay cho dù lãi suất đang được điều chỉnh giảm song dưới 15% hay thấp nhất là ở mức 12% cũng rất cao, gấp 3 lần so với nhiều nước trong khu vực rồi.
Riêng doanh nghiệp chúng tôi thì tiếp cận vốn không khó lắm vì có uy tín với ngân hàng, trả nợ đúng hạn hết, nhưng như tôi nói, các khoản vay cũ lãi suất vẫn rất cao.
Tại nghị trường và không ít diễn đàn khá đã có nhiều ý kiến “phê” các cơ quan quản lý nhà nước, khi ban hành các chính sách để hỗ trợ công nghiệp phụ trợ còn thể hiện sự lúng túng, không đồng bộ, chưa thực sự tác động, hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành công nghiệp phụ trợ. Vậy nguyên nhân nào giúp Lidovit không những không lúng túng mà còn khá vững vàng, thưa ông?
Tôi học chuyên ngành cơ khí, đam mê nhất vẫn là ngành cơ khí, và năm 1988 là một trong những người xây dựng Lidovit ngay từ đầu với mong muốn phát triển công nghiệp phụ trợ.
Nhưng mà tôi nghĩ sự “lúng túng” của ngành này hiện nay có lẽ cùng do từ phụ trợ đôi khi bị “coi thường”, nếu nói đúng bản chất của ngành này là sản xuất các linh kiện, chi tiết thay thế hàng nhập khẩu và nâng cao giá trị hàng Việt thì cách hiểu và sự quan tâm có khi lại khác ngay.
Việc thay thế hàng nhập khẩu là cực kỳ quan trọng. Nhìn rộng ra toàn ngành hiện nay, như dệt may xuất khẩu rất nhiều nhưng phải nhập vải vóc và phụ kiện rất lớn nên kim ngạch có thể cao nhưng giá trị gia công là chủ yếu thôi. Vì thế nếu công nghiệp phụ trợ phát triển thì sẽ giảm nhập siêu và tăng sự ổn định cũng như giá trị gia tăng của các chuỗi công đoạn sản xuất ra sản phẩm cuối cùng.
Với Lidovit nói riêng và ngành cơ khí của Việt Nam nói chung đang có những lợi thế nhất định so với nhiều đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc.
Vì Trung Quốc đang bị áp mức thuế chống bán phá giá sản phẩm cơ khí vào thị trường châu Âu 50 - 60%, còn Việt Nam chỉ phải chịu ở mức 5% đổ lại. Chính nhờ lợi thế này mà chúng tôi đã kết nối được với khá nhiều đối tác châu Âu.
Nhưng ở chính ngay thị trường Việt Nam, thì mối lo lớn lại đến từ “anh bạn” Trung Quốc này, khi mà có đến khoảng 90% các linh kiện, phụ tùng của các nhà máy láp ráp trong nước nhập từ Trung Quốc.
Và đây chính là cản ngại lớn của công nghiệp phụ trợ Việt Nam, thưa ông?
Đúng thế, Việt Nam đang nhập siêu từ Trung Quốc, hiện đang góp phần rất lớn để tiêu thụ hàng tồn kho cho họ nữa. “Ông” Trung Quốc này khôn lắm, khi bị áp thuế chống bán phá giá ở châu Âu thì lập tức “chạy vòng” qua Việt Nam rồi mới xuất đi để chịu thuế thấp.
Nếu hàng của họ giá rẻ, chất lượng tốt thì nhập là bình thường, song thực tế là hàng Trung Quốc chất lượng thấp, tồn kho nhiều nên họ mới “đẩy” đi với giá thấp.
Mặt khác chính sách thuế của Việt Nam đối với phụ tùng linh kiện khi cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp sản xuất trong nước sau đó xuất khẩu vẫn bị coi là bán ở nội địa, trong khi đó nếu nhập linh kiện phụ tùng của Trung Quốc về lắp ráp xuất khẩu thì được miễn thuế. Trung Quốc hiện nay lại có chính sách trợ giá xuất khẩu nên hàng của họ cạnh tranh rất mạnh với hàng Việt.
Để khuyến khích công nghiệp phụ trợ trong nước thì Việt Nam cần phải có hàng rào kỹ thuật để hàng trong nước có thể cạnh tranh lành mạnh với hàng Trung Quốc. Không chỉ với riêng ốc vít mà các ngành khác cũng cần phải như vậy thì mới hỗ trợ thị trường được.
Vậy theo ông đã đến lúc cần có luật về công nghiệp phụ trợ, như đề xuất của đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM?
Khi chưa có luật thì theo tôi cần có chính sách, có biện pháp mang tính kỹ thuật trong quyền hạn của mình và không vi phạm cam kết quốc tế. Nếu coi các nhà máy đang sản xuất linh kiện cho sản phẩm lắp ráp xuất khẩu nằm trong quy trình khép kín thì sẽ tránh được tình trạng thuế chồng thuế như hiện nay. Cũng giống như ở nhiều nước tổ chức hệ thống lắp ráp theo hình tháp, trên cùng là ông lắp ráp, bên dưới là các nhà cung cấp, nhà nước chỉ nắm cái ông ở khâu cuối cùng thôi. Như thế mới có thể tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trong chuỗi đó được.
Tâm lý kinh doanh rất quan trọng
TS. Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội Tp.HCM, mới đây đã nói với báo chí rằng “Nền kinh tế rơi vào suy giảm kép, tinh thần doanh nhân Việt đang xuống dốc”, ông có đồng cảm?
Tình hình xấu thì đúng là xấu thiệt nhưng như thế không có nghĩa là mình cứ ngồi than trời. Điều mà các doanh nghiệp cần làm trong lúc này là triệt để tiết kiệm, điều chỉnh để có chi phí hợp lý nhất, giữ vững thị trường trọng điểm và tích cực chuẩn bị cho sự phát triển sau này.
Quan trọng nữa là có giải pháp hỗ trợ nhau tạo ra sản phẩm cạnh tranh, các doanh nghiệp phải kết nối với nhau, chia sẻ với nhau để bên cạnh thị trường trong nước phải bán được hàng ra nước ngoài. Lúc này, việc kết nối doanh nghiệp rất quan trọng.
Đùng là tình hình rất xấu, nhưng theo tôi nếu có giải pháp quyết liệt, có điều chỉnh và không bi quan thì vượt qua được. Kinh doanh cũng như thể thao, tâm lý kinh doanh quan trọng lắm, nếu doanh nghiệp hy vọng mọi chuyện tốt lên thì sẽ làm tới, tất nhiên không phải hy vọng suông mà trên cơ sở phân tích, tính toán cụ thể. Chứ nếu để người ta hết tinh thần rồi, nản chí rồi thì đã khó thì còn khó hơn, đã thua còn thua hơn.
Bởi thế, ngoài các chính sách hỗ trợ hiện nay, rất cần khởi động tâm lý doanh nghiệp để họ yên tâm vượt khó.
Khởi động cách nào là tốt nhất, theo ông?
Thay vì “chữa cháy” như hiện nay thì nhà nước cần có chính sách ổn định trong trung hạn. Còn với rủi ro từ các chính sách vĩ mô như hiện tại, chẳng có doanh nghiệp nào dám vẽ ra bài toán kinh doanh dài hơi hơn, làm sao mà phát triển được?
Nhà nước phải khẳg định chiến lược trung hạn đi kèm với thông điệp ổn định về chính sách đất đai, lãi suất, CPI… Tất nhiên có thể có thay đổi, nhưng không được thay đổi theo chiều hướng xấu hơn thì tâm lý doanh nghiệp mới ổn định, mới yên tâm đầu tư lâu dài.
Mình cứ hay nói ảnh hưởng từ bên ngoài, nhưng chả phải tình hình các nước trong khu vực đều khó khăn cả mà CPI và lãi suất của họ luôn thấp đấy sao?
Tôi nghĩ để tạo sự căn cơ ổn định thì đôi khi cũng phải “bỏ con săn sắt bắt con cá rô” cân đối đầu tư ngắn hạn và dài hạn và khơi thông được cả nguồn đầu tư đang “chết” như lượng vàng rất lớn ở trong dân chẳng hạn.
Một điều nữa cũng rất quan trọng là khi nhà nước ban hành các chính sách mới liên quan đến doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề để sát với thực tế, phù hợp, khách quan, hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực hơn. Và quan trọng là tạo được niềm tin, hy vọng có sự ổn định để yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh, có như vậy mới có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt được.
Tôi vẫn muốn nhấn mạnh, cái khó hiện nay chính là yếu tố tâm lý, nguy nhất là bất ổn xã hội. Khi doanh nghiệp “chết”, người lao động mà mất việc quá nhiều thì xã hội bất ổn gây nên rất nhiều chuyện phức tạp. Vì vậy cần khởi động lại tâm lý cho doanh nghiệp Việt, hỗ trợ họ bằng chính sách sát đúng để họ vượt qua khó khăn ngắn hạn và phát triển trong dài hạn.
Lúc ấy là gần 16 giờ, nhà máy sẽ ngừng hoạt động cho đến 22 giờ, để tránh phải trả tiền điện giờ cao điểm. Và đó, theo Tổng giám đốc Hiệu, chỉ là một trong nhiều biện pháp để tiết kiệm, tiết kiệm và… tiết kiệm của công ty mà thôi.
Khá kiệm lời khi nói trả lời các câu hỏi về chính Lidovit, song vị “lão tướng” ngành cơ khí lại dành không ít thời gian tâm tư về sự phát triển của công nghiệp phụ trợ, trong bối cảnh chung đang rất khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp.
Và, điều mà ông nhắc đi nhắc lại suốt cuộc trao đổi là cần khởi động lại tâm lý doanh nghiệp, bằng các thông điệp chính sách ổn định, dài hơi hơn.
Tiêu chí… mắc cười
Thưa ông, trực tiếp điều hành doanh nghiệp, hẳn ông có điều kiện cảm nhận rõ tác động chính sách hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Năm 2011 khi doanh nghiệp đã rất khó khăn nhiều ý kiến nhận định sang 2012 tình hình sẽ khá hơn mà hóa ra là ngược lại. Tuy vậy hai năm nay doanh thu của Lidovit vẫn tăng từ 20 - 30% vì sản phẩm của chúng tôi đã có thương hiệu, uy tín cả trong nước và quốc tế.
Là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên Lidovit vẫn nằm trong diện được hỗ trợ tại Nghị quyết 13 của Chính phủ. Nhưng mà tôi mở ngoặc nói thêm cái chuyện “nhỏ và vừa” này chút xíu, vì tôi thấy mắc cười khi quy định có 300 lao động trở xuống hoặc vốn điều lệ 10 tỷ đồng trở xuống là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Như thế là không phù hợp với thực tế hiện nay , cần được xem xét lại cho phù hợp, bởi chưa chắc có 400 - 500 lao động đã là doanh nghiệp lớn. Với quy định như thế, có thể còn dẫn đến tình trạng “lách” không mở rộng quy mô để vẫn nằm trong diện được hỗ trợ.
Tất nhiên chính sách hỗ trợ của nhà nước rất cần, rất tốt, song Nghị quyết 13 theo tôi cũng chỉ là giải pháp cấp thời để “chữa cháy”, giảm sốt chứ chưa phải dài hạn. Chưa kể khi thực hiện mới thấy vấn đề.
Chẳng hạn, Chính phủ cho giãn thời gian nộp thuế VAT, nhưng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính thì hàng nhập khẩu lại không thuộc diện này, không hiểu ý của “ông” này ra sao?
Hàng hóa chúng tôi bán từ từ, nhưng khi nhập nguyên liệu (trong nước không có) thì nhập cả lô, 1.000 - 2.000 tấn thép mỗi lần, nếu được chậm thì cũng có 7 - 8 tỷ đồng vốn không chịu lãi, cũng đỡ khó khăn hơn. Nhưng quy định vậy thì 30 ngày phải nộp liền. Vì thế, theo tôi cần phân biệt để hỗ trợ cho đúng và sát, nếu anh nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ thì không được miễn, còn nhập vật tư sản xuất thì nên cho chậm.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần điều chỉnh Thông tư 03 hỗ trợ cho vay ngoại tệ với các doanh nghiệp nhập vật tư nguyên liệu để sản xuất. Hiện nay thông tư này quy định chỉ cho vay ngoại tệ khi có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất để trả nợ, như thế sẽ rất khó cho các doanh nghiệp nhập khẩu vật tư nguyên liệu để sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, hàng hóa chất lượng.
Với chính sách hỗ trợ chung cũng cần phân loại đối tượng để hỗ trợ cho từng nhóm, ví dụ nhóm A là công nghiệp phụ trợ, nhóm B là bất động sản… Các nhóm đều cần được hỗ trợ vì với doanh nghiệp quan trọng nhất là thị trường. Ông bất động sản không bán được hàng, tôi cũng ế ốc vít, vì phải có nhà mới mới cần sắm đồ gỗ mới, quạt mới chứ.
Bởi vậy, tôi cho là việc hỗ trợ thị trường, tăng sức mua chỉ qua việc giãn thời hạn nộp thuế VAT là chưa đủ, chưa rõ ràng, chưa ăn thua gì cả.
Vâng, thị trường quả là vấn đề rất nan giải, song lãi suất, theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp cũng có vai trò rất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, ông có cùng quan điểm?
Đúng là với mức lãi suất vừa qua thì phần lớn lợi nhuận các doanh nghiệp chỉ dành để trả lãi chứ khó có thể dành cho đầu tư phát triển và nâng cao thu nhập cho người lao động được.
Hiện nay cho dù lãi suất đang được điều chỉnh giảm song dưới 15% hay thấp nhất là ở mức 12% cũng rất cao, gấp 3 lần so với nhiều nước trong khu vực rồi.
Riêng doanh nghiệp chúng tôi thì tiếp cận vốn không khó lắm vì có uy tín với ngân hàng, trả nợ đúng hạn hết, nhưng như tôi nói, các khoản vay cũ lãi suất vẫn rất cao.
Tại nghị trường và không ít diễn đàn khá đã có nhiều ý kiến “phê” các cơ quan quản lý nhà nước, khi ban hành các chính sách để hỗ trợ công nghiệp phụ trợ còn thể hiện sự lúng túng, không đồng bộ, chưa thực sự tác động, hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành công nghiệp phụ trợ. Vậy nguyên nhân nào giúp Lidovit không những không lúng túng mà còn khá vững vàng, thưa ông?
Tôi học chuyên ngành cơ khí, đam mê nhất vẫn là ngành cơ khí, và năm 1988 là một trong những người xây dựng Lidovit ngay từ đầu với mong muốn phát triển công nghiệp phụ trợ.
Nhưng mà tôi nghĩ sự “lúng túng” của ngành này hiện nay có lẽ cùng do từ phụ trợ đôi khi bị “coi thường”, nếu nói đúng bản chất của ngành này là sản xuất các linh kiện, chi tiết thay thế hàng nhập khẩu và nâng cao giá trị hàng Việt thì cách hiểu và sự quan tâm có khi lại khác ngay.
Việc thay thế hàng nhập khẩu là cực kỳ quan trọng. Nhìn rộng ra toàn ngành hiện nay, như dệt may xuất khẩu rất nhiều nhưng phải nhập vải vóc và phụ kiện rất lớn nên kim ngạch có thể cao nhưng giá trị gia công là chủ yếu thôi. Vì thế nếu công nghiệp phụ trợ phát triển thì sẽ giảm nhập siêu và tăng sự ổn định cũng như giá trị gia tăng của các chuỗi công đoạn sản xuất ra sản phẩm cuối cùng.
Với Lidovit nói riêng và ngành cơ khí của Việt Nam nói chung đang có những lợi thế nhất định so với nhiều đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc.
Vì Trung Quốc đang bị áp mức thuế chống bán phá giá sản phẩm cơ khí vào thị trường châu Âu 50 - 60%, còn Việt Nam chỉ phải chịu ở mức 5% đổ lại. Chính nhờ lợi thế này mà chúng tôi đã kết nối được với khá nhiều đối tác châu Âu.
Nhưng ở chính ngay thị trường Việt Nam, thì mối lo lớn lại đến từ “anh bạn” Trung Quốc này, khi mà có đến khoảng 90% các linh kiện, phụ tùng của các nhà máy láp ráp trong nước nhập từ Trung Quốc.
Và đây chính là cản ngại lớn của công nghiệp phụ trợ Việt Nam, thưa ông?
Đúng thế, Việt Nam đang nhập siêu từ Trung Quốc, hiện đang góp phần rất lớn để tiêu thụ hàng tồn kho cho họ nữa. “Ông” Trung Quốc này khôn lắm, khi bị áp thuế chống bán phá giá ở châu Âu thì lập tức “chạy vòng” qua Việt Nam rồi mới xuất đi để chịu thuế thấp.
Nếu hàng của họ giá rẻ, chất lượng tốt thì nhập là bình thường, song thực tế là hàng Trung Quốc chất lượng thấp, tồn kho nhiều nên họ mới “đẩy” đi với giá thấp.
Mặt khác chính sách thuế của Việt Nam đối với phụ tùng linh kiện khi cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp sản xuất trong nước sau đó xuất khẩu vẫn bị coi là bán ở nội địa, trong khi đó nếu nhập linh kiện phụ tùng của Trung Quốc về lắp ráp xuất khẩu thì được miễn thuế. Trung Quốc hiện nay lại có chính sách trợ giá xuất khẩu nên hàng của họ cạnh tranh rất mạnh với hàng Việt.
Để khuyến khích công nghiệp phụ trợ trong nước thì Việt Nam cần phải có hàng rào kỹ thuật để hàng trong nước có thể cạnh tranh lành mạnh với hàng Trung Quốc. Không chỉ với riêng ốc vít mà các ngành khác cũng cần phải như vậy thì mới hỗ trợ thị trường được.
Vậy theo ông đã đến lúc cần có luật về công nghiệp phụ trợ, như đề xuất của đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM?
Khi chưa có luật thì theo tôi cần có chính sách, có biện pháp mang tính kỹ thuật trong quyền hạn của mình và không vi phạm cam kết quốc tế. Nếu coi các nhà máy đang sản xuất linh kiện cho sản phẩm lắp ráp xuất khẩu nằm trong quy trình khép kín thì sẽ tránh được tình trạng thuế chồng thuế như hiện nay. Cũng giống như ở nhiều nước tổ chức hệ thống lắp ráp theo hình tháp, trên cùng là ông lắp ráp, bên dưới là các nhà cung cấp, nhà nước chỉ nắm cái ông ở khâu cuối cùng thôi. Như thế mới có thể tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trong chuỗi đó được.
Tâm lý kinh doanh rất quan trọng
TS. Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội Tp.HCM, mới đây đã nói với báo chí rằng “Nền kinh tế rơi vào suy giảm kép, tinh thần doanh nhân Việt đang xuống dốc”, ông có đồng cảm?
Tình hình xấu thì đúng là xấu thiệt nhưng như thế không có nghĩa là mình cứ ngồi than trời. Điều mà các doanh nghiệp cần làm trong lúc này là triệt để tiết kiệm, điều chỉnh để có chi phí hợp lý nhất, giữ vững thị trường trọng điểm và tích cực chuẩn bị cho sự phát triển sau này.
Quan trọng nữa là có giải pháp hỗ trợ nhau tạo ra sản phẩm cạnh tranh, các doanh nghiệp phải kết nối với nhau, chia sẻ với nhau để bên cạnh thị trường trong nước phải bán được hàng ra nước ngoài. Lúc này, việc kết nối doanh nghiệp rất quan trọng.
Đùng là tình hình rất xấu, nhưng theo tôi nếu có giải pháp quyết liệt, có điều chỉnh và không bi quan thì vượt qua được. Kinh doanh cũng như thể thao, tâm lý kinh doanh quan trọng lắm, nếu doanh nghiệp hy vọng mọi chuyện tốt lên thì sẽ làm tới, tất nhiên không phải hy vọng suông mà trên cơ sở phân tích, tính toán cụ thể. Chứ nếu để người ta hết tinh thần rồi, nản chí rồi thì đã khó thì còn khó hơn, đã thua còn thua hơn.
Bởi thế, ngoài các chính sách hỗ trợ hiện nay, rất cần khởi động tâm lý doanh nghiệp để họ yên tâm vượt khó.
Khởi động cách nào là tốt nhất, theo ông?
Thay vì “chữa cháy” như hiện nay thì nhà nước cần có chính sách ổn định trong trung hạn. Còn với rủi ro từ các chính sách vĩ mô như hiện tại, chẳng có doanh nghiệp nào dám vẽ ra bài toán kinh doanh dài hơi hơn, làm sao mà phát triển được?
Nhà nước phải khẳg định chiến lược trung hạn đi kèm với thông điệp ổn định về chính sách đất đai, lãi suất, CPI… Tất nhiên có thể có thay đổi, nhưng không được thay đổi theo chiều hướng xấu hơn thì tâm lý doanh nghiệp mới ổn định, mới yên tâm đầu tư lâu dài.
Mình cứ hay nói ảnh hưởng từ bên ngoài, nhưng chả phải tình hình các nước trong khu vực đều khó khăn cả mà CPI và lãi suất của họ luôn thấp đấy sao?
Tôi nghĩ để tạo sự căn cơ ổn định thì đôi khi cũng phải “bỏ con săn sắt bắt con cá rô” cân đối đầu tư ngắn hạn và dài hạn và khơi thông được cả nguồn đầu tư đang “chết” như lượng vàng rất lớn ở trong dân chẳng hạn.
Một điều nữa cũng rất quan trọng là khi nhà nước ban hành các chính sách mới liên quan đến doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề để sát với thực tế, phù hợp, khách quan, hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực hơn. Và quan trọng là tạo được niềm tin, hy vọng có sự ổn định để yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh, có như vậy mới có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt được.
Tôi vẫn muốn nhấn mạnh, cái khó hiện nay chính là yếu tố tâm lý, nguy nhất là bất ổn xã hội. Khi doanh nghiệp “chết”, người lao động mà mất việc quá nhiều thì xã hội bất ổn gây nên rất nhiều chuyện phức tạp. Vì vậy cần khởi động lại tâm lý cho doanh nghiệp Việt, hỗ trợ họ bằng chính sách sát đúng để họ vượt qua khó khăn ngắn hạn và phát triển trong dài hạn.