Cà phê cuối tuần: “Chính phủ quần quật hơn cả nông dân”
Đại biểu Quốc hội - doanh nhân nói về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó
Nói lên mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp về sự điều hành chung sâu sát và linh hoạt hơn trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, song đại biểu Quốc hội - doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường cũng nhìn nhận rằng "trên thực tế Chính phủ làm việc quần quật hơn cả nông dân".
Phần "nghề nghiệp chức vụ" trong thông tin chi tiết về đại biểu Quốc hội khóa 13, bà Nguyệt Hường trên trang tin điện tử Quốc hội Việt Nam cho thấy bà đang giữ khá nhiều chức vụ bên cạnh vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam.
Theo đó, hiện nữ đại biểu này là Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Hội đồng Nữ doanh nhân thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài; Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam; Phó chủ tịch Hiệp hội Công thương thành phố Hà Nội.
Có lẽ sự "ôm đồm" này đã giúp bà khá chắc chắn khi đưa ra con số hiện hơn 60% doanh nghiệp đang ở trong tình trạng rất khó khăn, trong "cà phê cuối tuần" với VnEconomy.
Thưa bà, gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp 29.000 tỷ đồng vừa được Chính phủ công bố vẫn đang là vấn đề rất thời sự. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, nhiều doanh nghiệp đã yếu lắm rồi, không thể "ăn uống" gì được nữa nên gói hỗ trợ này cũng không có ý nghĩa nhiều lắm?
Con số doanh nghiệp khó khăn thì không nói chính xác đến 100% được nhưng nhìn chung tình hình các doanh nghiệp đều rất khó. Đặc trưng Việt Nam là nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng hiện nay sức mua giảm. Mình đi chợ cũng phải tính toán thì đời sống của nhiều người sẽ rất khó khăn, dù CPI có giảm và lương đã được điều chỉnh.
Hơn nữa các doanh nghiệp đều vay vốn rất nhiều từ ngân hàng, trung hạn ngắn hạn đều vay ngân hàng trong khi ngay từ tháng 2/2011 đã thắt chặt tín dụng rồi. Trong khi tài sản đảm bảo trước đây khi bất động sản giá cao thì khác với giá thấp hiện nay. Tuy nhiên đó không phải lỗi tại ngân hàng.
Hẳn bà còn nhớ, tại kỳ họp Quốc hội thứ hai vào tháng 10/2011, có đại biểu - doanh nhân đã "mong Chính phủ nhìn thẳng vào thực trạng là đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ở trong tình trạng dở sống, dở chết. Nếu không có thêm các hỗ trợ tích cực hơn thì phần lớn số doanh nghiệp này sẽ không còn tồn tại sau một năm nữa với hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho cả nền kinh tế". Vậy nên hơn nửa năm sau mới có gói giải pháp hỗ trợ, theo một số nhận xét cả trong và ngoài Ủy ban Kinh tế là chậm, bà có đồng tình?
Trên thực tế thì doanh nghiệp cũng đã nhìn thấy khó khăn rồi, từ tháng 10 năm ngoái các hiệp hội và đại biểu đã đưa ra cảnh báo về tình trạng khó khăn của doanh nghiệp rồi. Tình hình thực sự rất khó khăn nhưng mình phải lựa chọn, phải ưu tiên, cái gì cũng muốn thì không bao giờ giải quyết được gì.
Muc tiêu ưu tiên là phải ổn định kinh tế vĩ mô thì không còn cách nào khác phải thắt chặt tiền tệ để hạ CPI. Theo tôi thì Chính phủ đã điều hành đúng hướng, có chăng còn băn khoăn ở sự đo lường về khó khăn và sức chịu đựng của doanh nghiệp, có người nói với tôi là có thể chậm, để các doanh nghiệp khó quá rồi, không thể gượng được nữa, giống bệnh nhân ốm quá không thể cố được nữa.
Nhưng mà tôi nghĩ thị trường luôn có sự lựa chọn tự nhiên, sẽ có doanh nghiệp vẫn phát triển tốt và có doanh nghiệp phá sản. Với những ưu tiên vừa rồi Chính phủ đã đi đúng hướng, tôi nghĩ là như vậy.
Còn nói về thời điểm thì tôi thấy không đợi đến khi có Nghị quyết 13 mà trước đấy Chính phủ cũng đã có động thái hỗ trợ doanh nghiệp, như đã giãn thuế rồi. Trong hoàn cảnh nguồn lực quốc gia rất hữu hạn, đặc biệt lúc khó khăn thế này vừa phải tiết kiệm chi tiêu, đầu tư công giảm và tiền tệ thắt chặt lại thì nguồn lực đến đâu hỗ trợ đến đấy chứ có muốn cũng không thể khác được.
Điều tôi thấy rất khác so với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của năm 2009 là lần này chính sách hướng vào doanh nghiệp đang làm ăn tốt để bổ sung thêm nguồn lực cho họ. Nền kinh tế tốt phải có doanh nghiệp tốt mới đóng góp cho ngân sách nhà nước có lợi nhuận mới nuôi được công nhân, còn hỗ trợ "ông" hấp hối không giải quyết vấn đề gì cả.
Tuy nhiên điều hết sức quan trọng là phải kích thích tiêu dùng khơi thông sức mua của thị trường vì hàng tồn kho rất nhiều, tập trung vào các doanh nghiệp như may mặc, nông lâm thủy sản...Nếu không tháo gỡ được vấn đề này thì đại bộ phận nông dân rất khổ, ảnh hưởng đến an sinh xã hội...
Trước kỳ họp bà có ghi nhận mong muốn của các cử tri - doanh nghiệp gửi đến Quốc hội?
Đại biểu - doanh nhân và khối doanh nghiệp đều mong muốn điều hành chung sâu sát hơn, linh hoạt hơn, báo cáo của từng cơ quan có trách nhiệm không được tô hồng, mà đi đúng vào bản chất, thấy hết khó khăn, vì chỉ có đánh giá đúng giải pháp mới chính xác được thôi.
Mong muốn Chính phủ điều hành sát sao hơn nữa, nhưng mà trên thực tế thì Chính phủ quần quật hơn cả nông dân. Để hoàn thành 22 nhóm chỉ tiêu được Quốc hội cũng đầy khó khăn chứ không đơn giản,
Câu hỏi này xin dành riêng cho doanh nhân Nguyệt Hường. Vừa kinh doanh ngân hàng lại cả bất động sản, sức khỏe doanh nghiệp của bà hiện nay ra sao?
Nói chung là doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng nhưng chúng tôi đã lường trước khó khăn rồi nên đã có điều chỉnh đầu tư cho hợp lý, theo nhịp độ thị trường, tự đo lường mức độ khó khăn, mình tự cứu mình trước, có khó khăn nhưng sẽ vượt qua.
Phần "nghề nghiệp chức vụ" trong thông tin chi tiết về đại biểu Quốc hội khóa 13, bà Nguyệt Hường trên trang tin điện tử Quốc hội Việt Nam cho thấy bà đang giữ khá nhiều chức vụ bên cạnh vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam.
Theo đó, hiện nữ đại biểu này là Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Hội đồng Nữ doanh nhân thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài; Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam; Phó chủ tịch Hiệp hội Công thương thành phố Hà Nội.
Có lẽ sự "ôm đồm" này đã giúp bà khá chắc chắn khi đưa ra con số hiện hơn 60% doanh nghiệp đang ở trong tình trạng rất khó khăn, trong "cà phê cuối tuần" với VnEconomy.
Thưa bà, gói giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp 29.000 tỷ đồng vừa được Chính phủ công bố vẫn đang là vấn đề rất thời sự. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, nhiều doanh nghiệp đã yếu lắm rồi, không thể "ăn uống" gì được nữa nên gói hỗ trợ này cũng không có ý nghĩa nhiều lắm?
Con số doanh nghiệp khó khăn thì không nói chính xác đến 100% được nhưng nhìn chung tình hình các doanh nghiệp đều rất khó. Đặc trưng Việt Nam là nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng hiện nay sức mua giảm. Mình đi chợ cũng phải tính toán thì đời sống của nhiều người sẽ rất khó khăn, dù CPI có giảm và lương đã được điều chỉnh.
Hơn nữa các doanh nghiệp đều vay vốn rất nhiều từ ngân hàng, trung hạn ngắn hạn đều vay ngân hàng trong khi ngay từ tháng 2/2011 đã thắt chặt tín dụng rồi. Trong khi tài sản đảm bảo trước đây khi bất động sản giá cao thì khác với giá thấp hiện nay. Tuy nhiên đó không phải lỗi tại ngân hàng.
Hẳn bà còn nhớ, tại kỳ họp Quốc hội thứ hai vào tháng 10/2011, có đại biểu - doanh nhân đã "mong Chính phủ nhìn thẳng vào thực trạng là đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ở trong tình trạng dở sống, dở chết. Nếu không có thêm các hỗ trợ tích cực hơn thì phần lớn số doanh nghiệp này sẽ không còn tồn tại sau một năm nữa với hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cho cả nền kinh tế". Vậy nên hơn nửa năm sau mới có gói giải pháp hỗ trợ, theo một số nhận xét cả trong và ngoài Ủy ban Kinh tế là chậm, bà có đồng tình?
Trên thực tế thì doanh nghiệp cũng đã nhìn thấy khó khăn rồi, từ tháng 10 năm ngoái các hiệp hội và đại biểu đã đưa ra cảnh báo về tình trạng khó khăn của doanh nghiệp rồi. Tình hình thực sự rất khó khăn nhưng mình phải lựa chọn, phải ưu tiên, cái gì cũng muốn thì không bao giờ giải quyết được gì.
Muc tiêu ưu tiên là phải ổn định kinh tế vĩ mô thì không còn cách nào khác phải thắt chặt tiền tệ để hạ CPI. Theo tôi thì Chính phủ đã điều hành đúng hướng, có chăng còn băn khoăn ở sự đo lường về khó khăn và sức chịu đựng của doanh nghiệp, có người nói với tôi là có thể chậm, để các doanh nghiệp khó quá rồi, không thể gượng được nữa, giống bệnh nhân ốm quá không thể cố được nữa.
Nhưng mà tôi nghĩ thị trường luôn có sự lựa chọn tự nhiên, sẽ có doanh nghiệp vẫn phát triển tốt và có doanh nghiệp phá sản. Với những ưu tiên vừa rồi Chính phủ đã đi đúng hướng, tôi nghĩ là như vậy.
Còn nói về thời điểm thì tôi thấy không đợi đến khi có Nghị quyết 13 mà trước đấy Chính phủ cũng đã có động thái hỗ trợ doanh nghiệp, như đã giãn thuế rồi. Trong hoàn cảnh nguồn lực quốc gia rất hữu hạn, đặc biệt lúc khó khăn thế này vừa phải tiết kiệm chi tiêu, đầu tư công giảm và tiền tệ thắt chặt lại thì nguồn lực đến đâu hỗ trợ đến đấy chứ có muốn cũng không thể khác được.
Điều tôi thấy rất khác so với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của năm 2009 là lần này chính sách hướng vào doanh nghiệp đang làm ăn tốt để bổ sung thêm nguồn lực cho họ. Nền kinh tế tốt phải có doanh nghiệp tốt mới đóng góp cho ngân sách nhà nước có lợi nhuận mới nuôi được công nhân, còn hỗ trợ "ông" hấp hối không giải quyết vấn đề gì cả.
Tuy nhiên điều hết sức quan trọng là phải kích thích tiêu dùng khơi thông sức mua của thị trường vì hàng tồn kho rất nhiều, tập trung vào các doanh nghiệp như may mặc, nông lâm thủy sản...Nếu không tháo gỡ được vấn đề này thì đại bộ phận nông dân rất khổ, ảnh hưởng đến an sinh xã hội...
Trước kỳ họp bà có ghi nhận mong muốn của các cử tri - doanh nghiệp gửi đến Quốc hội?
Đại biểu - doanh nhân và khối doanh nghiệp đều mong muốn điều hành chung sâu sát hơn, linh hoạt hơn, báo cáo của từng cơ quan có trách nhiệm không được tô hồng, mà đi đúng vào bản chất, thấy hết khó khăn, vì chỉ có đánh giá đúng giải pháp mới chính xác được thôi.
Mong muốn Chính phủ điều hành sát sao hơn nữa, nhưng mà trên thực tế thì Chính phủ quần quật hơn cả nông dân. Để hoàn thành 22 nhóm chỉ tiêu được Quốc hội cũng đầy khó khăn chứ không đơn giản,
Câu hỏi này xin dành riêng cho doanh nhân Nguyệt Hường. Vừa kinh doanh ngân hàng lại cả bất động sản, sức khỏe doanh nghiệp của bà hiện nay ra sao?
Nói chung là doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng nhưng chúng tôi đã lường trước khó khăn rồi nên đã có điều chỉnh đầu tư cho hợp lý, theo nhịp độ thị trường, tự đo lường mức độ khó khăn, mình tự cứu mình trước, có khó khăn nhưng sẽ vượt qua.