Cà phê xuất khẩu “khổ” vì tin đồn
Vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2011/2012 sẽ chỉ có thể bắt đầu từ cuối tháng 11 và sản lượng có thể bị ảnh hưởng bởi mưa bão nhiều
Lịch thời vụ thu hoạch cà phê hàng năm ở Việt Nam thường từ đầu tháng 10, nhưng tin mới nhất từ Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết vụ thu hoạch 2011/2012 sẽ chỉ có thể bắt đầu từ cuối tháng 11 và sản lượng có thể bị ảnh hưởng bởi mưa bão nhiều vào cuối năm nay. Thông tin về việc nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới thu hoạch muộn có thể gây áp lực tăng lên giá cà phê.
Thị trường cà phê thế giới quý 3/2011 biến động rất mạnh, trồi sụt liên tục bởi sự giằng kéo về giá giữa tăng và giảm. Tháng 9 vừa qua mặc dù là tháng giáp vụ, tồn kho cà phê vụ cũ đã cạn gây sức ép tăng giá, nhưng các nhà nhập khẩu thì trông chờ vào vụ thu hoạch mới của nước ta để đẩy giá xuống.
Theo Reuters hồi tháng 7 thì các chuyên gia dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam vụ tới sẽ đạt 21 triệu bao, tăng 13,5% so với vụ 2010/2011. Ngân hàng Raobobank cho rằng, Việt Nam sẽ thu hoạch tới 22 triệu bao cà phê trong vụ bắt đầu từ tháng 10 tới. Thậm chí, nhiều thương gia nước ngoài còn dự báo là sản lượng cà phê vụ tới sẽ lên tới 24 triệu bao.
Những thông tin này đã khiến giá cà phê xuất khẩu và trên thị trường thế giới giảm sâu trong tháng 9, mất tới 20% giá trị chỉ trong vòng một tháng. Chỉ trong 3 phiên giảm giá liên tiếp 13-15/9, giá cà phê robusta đã mất 96 USD, tương đương 4,4%, từ 2. 144 USD/tấn xuống còn 2.048 USD/tấn. Mặc dù Hãng cà phê Coffee Network đưa ra đưa ra dự báo sản lượng cà phê niên vụ tới thiếu hụt 1 triệu bao so với nhu cầu tiêu thụ của thế giới và Brazil cũng hạ dự báo sản lượng năm tới do thời tiết, tuy nhiên những khó khăn về nguồn cung không làm hạn chế đà giảm sâu của giá cà phê.
Nguyên nhân chính là vì giới đầu tư tỏ ra e dè mua cà phê do còn chờ đợi vụ thu hoạch sắp tới của Việt Nam. Trong khi các nhà xuất khẩu cà phê ở nước ta cũng lo ngại giá sẽ bị nhấn chìm khi vào vụ thu hoạch nên bán tháo với giá thấp.
Tại thị trường trong nước vào giữa tháng 9, giá cà phê khu vực Tây Nguyên đột ngột giảm. Chỉ trong 3 phiên giảm giá liên tiếp, mỗi tấn giá cà phê đã mất 2,3 triệu đồng/tấn, khi giảm từ 47, 4 triệu đ/tấn xuống còn 45,1 triệu đồng/tấn. Kết thúc tháng 9, giá cà phê chỉ còn 44 triệu đồng/tấn. Tuy vậy, so với một năm trước đây, giá cà phê Việt Nam vẫn cao hơn 46%.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Vicofa phàn nàn, các nhà kinh doanh cà phê nước ta mặc dù đã va vấp thương trường vài thập kỷ rồi, thế nhưng vẫn dễ bị tin đồn chi phối như “Việt Nam vào vụ sớm, được mùa cà phê”, “Năm kỷ lục về sản lượng cà phê của Việt Nam, hay “Doanh nghiệp Việt Nam không có vốn, nông dân hoảng hốt, vào vụ chắc chắn phải bán tháo”, khiến giá cà phê trong nước rớt 6-7 triệu đồng/tấn chỉ trong vòng 1 tháng.
Điều mà giới kinh doanh cà phê đều biết rõ là thị trường cà phê đang bị điều khiển từ bên ngoài. Mấy năm trước khối doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm từ 10-20% lượng cà phê xuất khẩu ở Việt Nam, nhưng năm vừa rồi đã lên mức 40%, dự đoán năm tới sẽ vượt 50%, vì hầu hết các doanh nghiệp đã lập các điểm thu mua ở khắp các huyện ở những địa phương trồng cà phê.
Ông Đỗ Hà Nam khẳng định: tất cả những dự báo mà các hãng thông tấn nước ngoài đưa ra về vụ thu hoạch cà phê của Việt Nam thời gian qua đều sai hết. Thực chất, mưa và bão đang liên tiếp xảy ra có thể ảnh hưởng tới thời điểm thu hoạch, khiến nguồn cung từ vụ mới sẽ chỉ dồi dào từ tháng 12, chứ không phải tháng 10 như dự tính ban đầu của người trồng cà phê ở miền Trung Tây Nguyên.
Do vậy, Vicofa vẫn duy trì mức dự báo về sản lượng niên vụ 2011/2012 ở 1,1 triệu tấn, tức 18,33 triệu bao, không thay đổi so với vụ trước. Thậm chí, có thể sản lượng sẽ chỉ còn 18 triệu bao, thấp hơn 0,5 triệu bao so với vụ 2010/2011 và cũng kém 5% so với dự kiến ban đầu do thời tiết xấu. Như vậy, vụ mới của Việt Nam sẽ chiếm khoảng 14% trong tổng sản lượng toàn cầu vụ 2011/2012, theo Tổ chức Cà phê quốc tế là 130 triệu bao.
Từ nay tới cuối năm, sẽ còn tiếp tục xảy ra mưa bão có thể khiến quả rụng sớm và việc phơi sấy gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng hạt. Mặt khác, trong số 550.000 ha diện tích trồng cà phê, diện tích cây già cần phải trồng lại lên tới 137.000 ha.Vì vậy, nguồn cung cà phê có thể sẽ vẫn khan hiếm vào cuối năm bởi các nhà xuất khẩu đang tạm dừng giao dịch để chờ vụ mới, vậy nên có bao nhiêu hàng mới bán ra có thể sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu.
Để chặn đà giảm giá cà phê, trong cuộc họp của Vicofa với 20 doanh nghiệp xuất khẩu lớn, tất cả đã đồng thuận sẽ mua tạm trữ ít nhất 300.000 tấn cà phê ngay từ đầu vụ để giữ giá.
Nhờ những thông tin từ Vicofa, giá cà phê trên thị trường thế giới đã đổi chiều tăng trở lại bắt đầu từ ngày 26/9/2011. Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/9, kỳ hạn tháng 11 lên 2.131 USD/tấn, kỳ hạn tháng 1lên 2.156 USD/tấn.
Phân tích cho thấy, giá cà phê robusta đang muốn thiết lập đợt tăng mới, có thể đi qua 2.259 USD/tấn. Giá cà phê trong nước tuần vừa qua cũng đã hồi phục mạnh trở lại, tăng 1 triệu đồng/tấn chỉ trong vòng một tuần. Phiên giao dịch 30/9, các nhà xuất khẩu chào mua cà phê với giá 44,4-44,6 triệu đồng, mặc dù vẫn còn thấp hơn nhiều so mức kỷ lục cao 51,9 triệu đồng/tấn hôm 11/5, nhưng cho thấy thị trường cà phê đã có nhiều tín hiệu lạc quan.
Thị trường cà phê thế giới quý 3/2011 biến động rất mạnh, trồi sụt liên tục bởi sự giằng kéo về giá giữa tăng và giảm. Tháng 9 vừa qua mặc dù là tháng giáp vụ, tồn kho cà phê vụ cũ đã cạn gây sức ép tăng giá, nhưng các nhà nhập khẩu thì trông chờ vào vụ thu hoạch mới của nước ta để đẩy giá xuống.
Theo Reuters hồi tháng 7 thì các chuyên gia dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam vụ tới sẽ đạt 21 triệu bao, tăng 13,5% so với vụ 2010/2011. Ngân hàng Raobobank cho rằng, Việt Nam sẽ thu hoạch tới 22 triệu bao cà phê trong vụ bắt đầu từ tháng 10 tới. Thậm chí, nhiều thương gia nước ngoài còn dự báo là sản lượng cà phê vụ tới sẽ lên tới 24 triệu bao.
Những thông tin này đã khiến giá cà phê xuất khẩu và trên thị trường thế giới giảm sâu trong tháng 9, mất tới 20% giá trị chỉ trong vòng một tháng. Chỉ trong 3 phiên giảm giá liên tiếp 13-15/9, giá cà phê robusta đã mất 96 USD, tương đương 4,4%, từ 2. 144 USD/tấn xuống còn 2.048 USD/tấn. Mặc dù Hãng cà phê Coffee Network đưa ra đưa ra dự báo sản lượng cà phê niên vụ tới thiếu hụt 1 triệu bao so với nhu cầu tiêu thụ của thế giới và Brazil cũng hạ dự báo sản lượng năm tới do thời tiết, tuy nhiên những khó khăn về nguồn cung không làm hạn chế đà giảm sâu của giá cà phê.
Nguyên nhân chính là vì giới đầu tư tỏ ra e dè mua cà phê do còn chờ đợi vụ thu hoạch sắp tới của Việt Nam. Trong khi các nhà xuất khẩu cà phê ở nước ta cũng lo ngại giá sẽ bị nhấn chìm khi vào vụ thu hoạch nên bán tháo với giá thấp.
Tại thị trường trong nước vào giữa tháng 9, giá cà phê khu vực Tây Nguyên đột ngột giảm. Chỉ trong 3 phiên giảm giá liên tiếp, mỗi tấn giá cà phê đã mất 2,3 triệu đồng/tấn, khi giảm từ 47, 4 triệu đ/tấn xuống còn 45,1 triệu đồng/tấn. Kết thúc tháng 9, giá cà phê chỉ còn 44 triệu đồng/tấn. Tuy vậy, so với một năm trước đây, giá cà phê Việt Nam vẫn cao hơn 46%.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Vicofa phàn nàn, các nhà kinh doanh cà phê nước ta mặc dù đã va vấp thương trường vài thập kỷ rồi, thế nhưng vẫn dễ bị tin đồn chi phối như “Việt Nam vào vụ sớm, được mùa cà phê”, “Năm kỷ lục về sản lượng cà phê của Việt Nam, hay “Doanh nghiệp Việt Nam không có vốn, nông dân hoảng hốt, vào vụ chắc chắn phải bán tháo”, khiến giá cà phê trong nước rớt 6-7 triệu đồng/tấn chỉ trong vòng 1 tháng.
Điều mà giới kinh doanh cà phê đều biết rõ là thị trường cà phê đang bị điều khiển từ bên ngoài. Mấy năm trước khối doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm từ 10-20% lượng cà phê xuất khẩu ở Việt Nam, nhưng năm vừa rồi đã lên mức 40%, dự đoán năm tới sẽ vượt 50%, vì hầu hết các doanh nghiệp đã lập các điểm thu mua ở khắp các huyện ở những địa phương trồng cà phê.
Ông Đỗ Hà Nam khẳng định: tất cả những dự báo mà các hãng thông tấn nước ngoài đưa ra về vụ thu hoạch cà phê của Việt Nam thời gian qua đều sai hết. Thực chất, mưa và bão đang liên tiếp xảy ra có thể ảnh hưởng tới thời điểm thu hoạch, khiến nguồn cung từ vụ mới sẽ chỉ dồi dào từ tháng 12, chứ không phải tháng 10 như dự tính ban đầu của người trồng cà phê ở miền Trung Tây Nguyên.
Do vậy, Vicofa vẫn duy trì mức dự báo về sản lượng niên vụ 2011/2012 ở 1,1 triệu tấn, tức 18,33 triệu bao, không thay đổi so với vụ trước. Thậm chí, có thể sản lượng sẽ chỉ còn 18 triệu bao, thấp hơn 0,5 triệu bao so với vụ 2010/2011 và cũng kém 5% so với dự kiến ban đầu do thời tiết xấu. Như vậy, vụ mới của Việt Nam sẽ chiếm khoảng 14% trong tổng sản lượng toàn cầu vụ 2011/2012, theo Tổ chức Cà phê quốc tế là 130 triệu bao.
Từ nay tới cuối năm, sẽ còn tiếp tục xảy ra mưa bão có thể khiến quả rụng sớm và việc phơi sấy gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng hạt. Mặt khác, trong số 550.000 ha diện tích trồng cà phê, diện tích cây già cần phải trồng lại lên tới 137.000 ha.Vì vậy, nguồn cung cà phê có thể sẽ vẫn khan hiếm vào cuối năm bởi các nhà xuất khẩu đang tạm dừng giao dịch để chờ vụ mới, vậy nên có bao nhiêu hàng mới bán ra có thể sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu.
Để chặn đà giảm giá cà phê, trong cuộc họp của Vicofa với 20 doanh nghiệp xuất khẩu lớn, tất cả đã đồng thuận sẽ mua tạm trữ ít nhất 300.000 tấn cà phê ngay từ đầu vụ để giữ giá.
Nhờ những thông tin từ Vicofa, giá cà phê trên thị trường thế giới đã đổi chiều tăng trở lại bắt đầu từ ngày 26/9/2011. Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/9, kỳ hạn tháng 11 lên 2.131 USD/tấn, kỳ hạn tháng 1lên 2.156 USD/tấn.
Phân tích cho thấy, giá cà phê robusta đang muốn thiết lập đợt tăng mới, có thể đi qua 2.259 USD/tấn. Giá cà phê trong nước tuần vừa qua cũng đã hồi phục mạnh trở lại, tăng 1 triệu đồng/tấn chỉ trong vòng một tuần. Phiên giao dịch 30/9, các nhà xuất khẩu chào mua cà phê với giá 44,4-44,6 triệu đồng, mặc dù vẫn còn thấp hơn nhiều so mức kỷ lục cao 51,9 triệu đồng/tấn hôm 11/5, nhưng cho thấy thị trường cà phê đã có nhiều tín hiệu lạc quan.