Các bộ có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất?
Cử tri quan ngại việc quản lý, bảo vệ tài sản trụ sở một số bộ ngành dự kiến chuyển từ trung tâm Hà Nội ra trụ sở mới
Do điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn nên cần phải cho phép một số cơ quan được bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại nơi cũ để lấy kinh phí đầu tư xây dựng tại nơi mới.
Đây là giải thích của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng tại văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Bùi Ngọc Chương (Cà Mau).
Tại văn bản chất vấn, đại biểu Chương muốn biết quan điểm của Bộ trưởng và của Bộ Xây dựng trong việc tham mưu với Thủ tướng Chính phủ xử lý, giải quyết vấn đề đang được cử tri rất quan tâm về việc quản lý, bảo vệ tài sản (nhà, đất) trụ sở một số bộ ngành dự kiến chuyển từ trung tâm Hà Nội ra trụ sở mới, tránh bị mất mát tài sản lớn của nhà nước và đơn vị sử dụng sau đó xây dựng phá vỡ quy hoạch khu phố cũ.
Phần lớn trụ sở của các bộ ngành Trung ương đều có diện tích chật hẹp, phân tán, cơi nới, chắp vá qua nhiều thời kỳ, nhiều công sở đã bị xuống cấp, diện tích làm việc còn thiếu so với tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, Bộ trưởng Dũng trả lời.
Theo Bộ trưởng, việc đầu tư xây dựng công sở của các bộ, ngành về nguyên tắc sẽ do ngân sách nhà nước đầu tư. Tuy nhiên, Do điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn nên cần phải cho phép một số cơ quan được bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại nơi cũ để lấy kinh phí đầu tư xây dựng tại nơi mới. Có như vậy mới nhanh chóng hiện đại hóa được hệ thống trụ sở của các bộ, ngành Trung ương, cũng như hệ thống công sở của các địa phương.
Việc mua bán, chuyển nhượng được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và không làm thất thoát tài sản của Nhà nước, Bộ trưởng khẳng định.
Về quan ngại việc sử dụng đất tại trụ sở cũ sau khi di chuyển, Bộ trưởng Dũng cho biết sẽ được thực hiện theo quy hoạch xây dựng do UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.
Quy hoạch này đã xác định “rà sóat và di dời trụ sở làm việc của một số cơ quan Trung ương ra ngoài nội đô đến khu vực Mễ Trì và Tây Hồ Tây”. Hiện nay Hà Nội đang tiến hành quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết để cụ thể hóa quy hoạch chung.
Văn bản trả lời chất vấn cũng nêu thêm thông tin, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng đề nghị giao cho bộ này chủ trỉ, phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND thành phố Hà Nội để lập quy hoạch hệ thống công sở của các bộ, ngành và cơ quan thuộc Chính phủ.
Trong quá trình nghiên cứu quy hoạch, các cơ quan liên quan sẽ có trách nhiệm xác định cụ thể nhu cầu về số lượng cán bộ, diện tích sàn xây dựng, diện tích đất, vị trí… của từng bộ ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã được quy định. Đồng thời cũng sẽ nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ các cơ chế liên quan tới việc sử dụng các cơ sở cũ sau khi di dời trên quan điểm đảm bảo tạo được nguồn kinh phí cơ bản đáp ứng được yêu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở mới cũng như hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của việc đầu tư xây dựng dự án tại khu vực cơ sở cũ với sự phát triển của đô thị.
Đây là giải thích của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng tại văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Bùi Ngọc Chương (Cà Mau).
Tại văn bản chất vấn, đại biểu Chương muốn biết quan điểm của Bộ trưởng và của Bộ Xây dựng trong việc tham mưu với Thủ tướng Chính phủ xử lý, giải quyết vấn đề đang được cử tri rất quan tâm về việc quản lý, bảo vệ tài sản (nhà, đất) trụ sở một số bộ ngành dự kiến chuyển từ trung tâm Hà Nội ra trụ sở mới, tránh bị mất mát tài sản lớn của nhà nước và đơn vị sử dụng sau đó xây dựng phá vỡ quy hoạch khu phố cũ.
Phần lớn trụ sở của các bộ ngành Trung ương đều có diện tích chật hẹp, phân tán, cơi nới, chắp vá qua nhiều thời kỳ, nhiều công sở đã bị xuống cấp, diện tích làm việc còn thiếu so với tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, Bộ trưởng Dũng trả lời.
Theo Bộ trưởng, việc đầu tư xây dựng công sở của các bộ, ngành về nguyên tắc sẽ do ngân sách nhà nước đầu tư. Tuy nhiên, Do điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn nên cần phải cho phép một số cơ quan được bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại nơi cũ để lấy kinh phí đầu tư xây dựng tại nơi mới. Có như vậy mới nhanh chóng hiện đại hóa được hệ thống trụ sở của các bộ, ngành Trung ương, cũng như hệ thống công sở của các địa phương.
Việc mua bán, chuyển nhượng được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và không làm thất thoát tài sản của Nhà nước, Bộ trưởng khẳng định.
Về quan ngại việc sử dụng đất tại trụ sở cũ sau khi di chuyển, Bộ trưởng Dũng cho biết sẽ được thực hiện theo quy hoạch xây dựng do UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.
Quy hoạch này đã xác định “rà sóat và di dời trụ sở làm việc của một số cơ quan Trung ương ra ngoài nội đô đến khu vực Mễ Trì và Tây Hồ Tây”. Hiện nay Hà Nội đang tiến hành quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết để cụ thể hóa quy hoạch chung.
Văn bản trả lời chất vấn cũng nêu thêm thông tin, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng đề nghị giao cho bộ này chủ trỉ, phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND thành phố Hà Nội để lập quy hoạch hệ thống công sở của các bộ, ngành và cơ quan thuộc Chính phủ.
Trong quá trình nghiên cứu quy hoạch, các cơ quan liên quan sẽ có trách nhiệm xác định cụ thể nhu cầu về số lượng cán bộ, diện tích sàn xây dựng, diện tích đất, vị trí… của từng bộ ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã được quy định. Đồng thời cũng sẽ nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ các cơ chế liên quan tới việc sử dụng các cơ sở cũ sau khi di dời trên quan điểm đảm bảo tạo được nguồn kinh phí cơ bản đáp ứng được yêu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở mới cũng như hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của việc đầu tư xây dựng dự án tại khu vực cơ sở cũ với sự phát triển của đô thị.