Các nền kinh tế mới nổi sẽ thống lĩnh công nghiệp năng lượng
Chính sự bùng nổ phát triển ở các nền kinh tế mới nổi đã đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu lửa tăng cao hơn dự đoán trước đây
Theo báo cáo của IEA, nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng trung bình 1,9 triệu thùng/ngày (2,2%/năm) trong giai đoạn 2007-2012, cao hơn so với dự báo trước đó là 2%; sản lượng khai thác giảm, khiến nguồn cung bị ảnh hưởng.
IEA còn cho rằng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới 4,5%/năm, nhu cầu về dầu mỏ sẽ lên tới mức 95,8 triệu thùng/ngày vào năm 2012. Các nền kinh tế mới nổi sẽ thay Mỹ thống trị ngành năng lượng toàn cầu.
Các nền kinh tế mới nổi đẩy nhu cầu dầu lên cao
Theo IEA, động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 5 năm tới chủ yếu xuất phát từ châu Á và Trung Đông, những khu vực mà theo dự đoán, nhu cầu về dầu sẽ tăng nhanh gấp 3 lần so với tại 30 nước thành viên Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Chính sự bùng nổ phát triển ở các nền kinh tế mới nổi, tiêu biểu là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga... đã đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu lửa tăng cao hơn dự đoán trước đây.
Theo một nghiên cứu mới của hãng Goldman Sachs International (GSI) vừa công bố, bốn đối thủ lớn cạnh tranh vị thế cường quốc kinh tế của Mỹ là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (gọi chung là BRICs) đã thế chân Mỹ thống trị ngành công nghiệp năng lượng toàn cầu.
Nghiên cứu của GSI cho biết vào cuối cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991, trong số 20 công ty lớn nhất trong ngành năng lượng thì 55% tổng giá trị thị trường thuộc về Mỹ và 45% thuộc về châu Âu. Nhưng trong năm 2007, 35% trong số 20 công ty năng lượng lớn nhất là của các nước BRICs, 35% thuộc về châu Âu và 30% còn lại là của Mỹ.
Ông Antoni Linh, Giám đốc điều hành GSI cho biết, tỉ lệ này cũng đang bắt đầu xuất hiện ở ngành công nghiệp mỏ, nơi 20% trong số 20 công ty hàng đầu là từ các nước BRICs, và sẽ tiếp tục được lặp lại ở các ngành khác như bảo hiểm, đồ uống, thực phẩm và dược phẩm.
Nếu các nhà đầu tư và các doanh nghiệp Mỹ không tính đến quyền lực đang tăng lên của các nước BRICs trong nền kinh tế toàn cầu, họ sẽ đánh mất tốc độ tăng trưởng đầu tư và lợi thế cạnh tranh cho công ty của họ.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của GSI, Exxon Mobil Corp., Mỹ vẫn là công ty năng lượng đầu bảng tính theo tổng giá trị thị trường, nhưng xếp ngay sau nó là những công ty như PetroChina Co. của Trung Quốc, OAO Gazprom của Nga...
Phương Tây ngày càng phụ thuộc vào OPEC
Nếu như trước đây, Mỹ, Canada, Na Uy và Anh là những nước sản xuất dầu mỏ truyền thống thì nay 70% khối lượng sản xuất mới đến từ các nước ngoài Tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế (OECD). Nhiều công ty năng lượng Mỹ đã được mua lại. Và một nhân tố nữa là sự giảm sút số lượng kỹ sư xăng dầu ở Mỹ.
IEA cảnh báo, trong 5 năm tới, cùng với việc mất dần vị thế thống trị ngành năng lượng, Mỹ và các nước phương Tây sẽ ngày càng phải phụ thuộc nhiều hơn vào Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Theo IEA, cung ứng dầu mỏ đang giảm nhanh hơn dự kiến tại những khu vực tiềm năng, như Biển Bắc hoặc Mexico, khi dự án tại các khu vực mới như Viễn Đông của Nga, có nguy cơ bị trì hoãn lâu dài.
Bên cạnh đó, khoảng cách ngày càng tăng giữa nhu cầu tiêu thụ gia tăng và khả năng cung ứng dầu mỏ của các quốc gia ngoài OPEC giảm sẽ buộc OPEC phải tăng đáng kể sản lượng khai thác của khối này trong 5 năm tới.
Theo IEA, trước tình hình nhu cầu năng lượng tăng cao; cán cân năng lượng thế giới thay đổi mạnh mẽ trong những năm tới, việc tìm kiếm các nguồn năng lượng khác như năng lượng hạt nhân, mặt trời, sinh học đang được thúc đẩy mạnh mẽ.
Đáng chú ý là Mỹ vừa tuyên bố xây trang trại năng lượng điện mặt trời lớn nhất thế giới. Công ty Cleantech America LLC, của Mỹ, vừa công bố kế hoạch xây dựng một trang trại nói trên ở gần thành phố Fresno với công suất 80 mêgaoát, trên tổng diện tích khoảng 640 ha Mỹ, dự kiến hoàn tất vào năm 2011.
Công trình này có quy mô lớn gấp 7 lần nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới hiện nay. IEA cũng dự báo, nguồn cung các loại nhiên liệu sinh học cho động cơ ôtô sẽ tăng gấp đôi, lên tới 1,8 triệu thùng/ngày vào năm 2012.
IEA còn cho rằng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới 4,5%/năm, nhu cầu về dầu mỏ sẽ lên tới mức 95,8 triệu thùng/ngày vào năm 2012. Các nền kinh tế mới nổi sẽ thay Mỹ thống trị ngành năng lượng toàn cầu.
Các nền kinh tế mới nổi đẩy nhu cầu dầu lên cao
Theo IEA, động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 5 năm tới chủ yếu xuất phát từ châu Á và Trung Đông, những khu vực mà theo dự đoán, nhu cầu về dầu sẽ tăng nhanh gấp 3 lần so với tại 30 nước thành viên Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Chính sự bùng nổ phát triển ở các nền kinh tế mới nổi, tiêu biểu là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga... đã đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu lửa tăng cao hơn dự đoán trước đây.
Theo một nghiên cứu mới của hãng Goldman Sachs International (GSI) vừa công bố, bốn đối thủ lớn cạnh tranh vị thế cường quốc kinh tế của Mỹ là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (gọi chung là BRICs) đã thế chân Mỹ thống trị ngành công nghiệp năng lượng toàn cầu.
Nghiên cứu của GSI cho biết vào cuối cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991, trong số 20 công ty lớn nhất trong ngành năng lượng thì 55% tổng giá trị thị trường thuộc về Mỹ và 45% thuộc về châu Âu. Nhưng trong năm 2007, 35% trong số 20 công ty năng lượng lớn nhất là của các nước BRICs, 35% thuộc về châu Âu và 30% còn lại là của Mỹ.
Ông Antoni Linh, Giám đốc điều hành GSI cho biết, tỉ lệ này cũng đang bắt đầu xuất hiện ở ngành công nghiệp mỏ, nơi 20% trong số 20 công ty hàng đầu là từ các nước BRICs, và sẽ tiếp tục được lặp lại ở các ngành khác như bảo hiểm, đồ uống, thực phẩm và dược phẩm.
Nếu các nhà đầu tư và các doanh nghiệp Mỹ không tính đến quyền lực đang tăng lên của các nước BRICs trong nền kinh tế toàn cầu, họ sẽ đánh mất tốc độ tăng trưởng đầu tư và lợi thế cạnh tranh cho công ty của họ.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của GSI, Exxon Mobil Corp., Mỹ vẫn là công ty năng lượng đầu bảng tính theo tổng giá trị thị trường, nhưng xếp ngay sau nó là những công ty như PetroChina Co. của Trung Quốc, OAO Gazprom của Nga...
Phương Tây ngày càng phụ thuộc vào OPEC
Nếu như trước đây, Mỹ, Canada, Na Uy và Anh là những nước sản xuất dầu mỏ truyền thống thì nay 70% khối lượng sản xuất mới đến từ các nước ngoài Tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế (OECD). Nhiều công ty năng lượng Mỹ đã được mua lại. Và một nhân tố nữa là sự giảm sút số lượng kỹ sư xăng dầu ở Mỹ.
IEA cảnh báo, trong 5 năm tới, cùng với việc mất dần vị thế thống trị ngành năng lượng, Mỹ và các nước phương Tây sẽ ngày càng phải phụ thuộc nhiều hơn vào Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Theo IEA, cung ứng dầu mỏ đang giảm nhanh hơn dự kiến tại những khu vực tiềm năng, như Biển Bắc hoặc Mexico, khi dự án tại các khu vực mới như Viễn Đông của Nga, có nguy cơ bị trì hoãn lâu dài.
Bên cạnh đó, khoảng cách ngày càng tăng giữa nhu cầu tiêu thụ gia tăng và khả năng cung ứng dầu mỏ của các quốc gia ngoài OPEC giảm sẽ buộc OPEC phải tăng đáng kể sản lượng khai thác của khối này trong 5 năm tới.
Theo IEA, trước tình hình nhu cầu năng lượng tăng cao; cán cân năng lượng thế giới thay đổi mạnh mẽ trong những năm tới, việc tìm kiếm các nguồn năng lượng khác như năng lượng hạt nhân, mặt trời, sinh học đang được thúc đẩy mạnh mẽ.
Đáng chú ý là Mỹ vừa tuyên bố xây trang trại năng lượng điện mặt trời lớn nhất thế giới. Công ty Cleantech America LLC, của Mỹ, vừa công bố kế hoạch xây dựng một trang trại nói trên ở gần thành phố Fresno với công suất 80 mêgaoát, trên tổng diện tích khoảng 640 ha Mỹ, dự kiến hoàn tất vào năm 2011.
Công trình này có quy mô lớn gấp 7 lần nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới hiện nay. IEA cũng dự báo, nguồn cung các loại nhiên liệu sinh học cho động cơ ôtô sẽ tăng gấp đôi, lên tới 1,8 triệu thùng/ngày vào năm 2012.