Cải cách thể chế: “Túm lại, các anh có bỏ được không?”
Thông điệp về đẩy mạnh cải cách thể chế một lần nữa được cả Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh
Quốc hội kỳ này khai mạc vào thời điểm cộng đồng doanh nhân Việt Nam vừa trải qua dịp kỷ niệm 10 năm ngày Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký quyết định công nhận Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
Và, thông điệp về đẩy mạnh cải cách thể chế một lần nữa được cả Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh trong phiên khai mạc Quốc hội sáng 20/10 vừa qua.
“Thông điệp quốc gia”
Việc bỏ trần chi phí tiếp thị và quảng cáo và tiếp thị đã được cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài, kiến nghị liên tục hàng chục năm qua. Vào năm 2013, một giải pháp “trung hòa” cho vấn đề này đã được Quốc hội thông qua: thay vì bỏ trần, Bộ Tài chính đề xuất và Quốc hội đồng ý tăng trần, theo đó các doanh nghiệp có thể chi tới 15% doanh thu cho hoạt động quảng cáo tiếp thị thay vì chỉ 10% như trước đó.
Động thái mang tính “cải cách” này sau đó nhận được những cái vỗ tay lác đác. Câu hỏi mà các doanh nghiệp tiếp tục đặt ra cho Chính phủ và Bộ Tài chính là tại sao không thể bỏ hẳn như nhiều nước đã áp dụng mà chỉ có thể nới lỏng một cách “nhỏ giọt”?
Một chuyên gia tham dự cuộc gặp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Bộ Tài chính mới đây kể, câu hỏi này đã được chính Thủ tướng đặt ra với Bộ Tài chính.
Sau khi nghe Bộ trình bày và biện minh bằng những lập luận cũ, câu hỏi của Thủ tướng ngắn gọn là: “Túm lại, các anh có bỏ được không?”.
Chưa rõ chuyện gì diễn ra tiếp theo, song các động thái gần đây cho thấy, trần chi phí tiếp thị quảng cáo rất có thể sẽ được chính thức dỡ bỏ trong năm tới, hoặc ít nhất vấn đề này cũng sẽ được nêu lại như một trong những vấn đề chính sách quan trọng nhất mà ngành tài chính cần giải quyết.
Trước đó, những người vận động cho việc bỏ giới hạn này từng cảm thấy, với việc “nới trần” trong năm 2013, rất có thể vấn đề này còn được “treo” lại nhiều năm nữa.
Câu chuyện về bỏ hay không bỏ con dấu cũng là một ví dụ mà giới doanh nhân có thể cảm nhận về một tinh thần cải cách mới mà Chính phủ đang thúc đẩy. Làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau khi nghe chuyên gia của Bộ trình bày, đích thân Thủ tướng đã nêu vấn đề bỏ con dấu như là một trong những ưu tiên trong vấn đề đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường.
Phát biểu trong hội thảo về vấn đề này tuần trước, nhiều chuyên gia giàu am hiểu về lĩnh vực đăng ký kinh doanh cho biết họ cảm thấy ngạc nhiên. Luật gia Cao Bá Khoát, một trong những người đồng hành cùng quá trình ra đời và hoàn thiện của Luật Doanh nghiệp thời gian qua, nói rằng cách đặt vấn đề và chỉ đạo của Thủ tướng khiến ông thật sự bất ngờ.
Thậm chí, khi đó Thủ tướng đã nói đại ý rằng, “Bill Gates gửi thư mời Thủ tướng thì cũng có cần con dấu đâu”. Theo luật gia Cao Bá Khoát, đây là một chỉ dấu cải cách rất đáng chú ý.
Hồi đầu năm, thông điệp về cải cách thể chế đã được Thủ tướng nhấn mạnh trong bài viết được xem như một “thông điệp quốc gia”. Khi đó, Thủ tướng viết rằng trong những năm gần đây, năng lực cạnh tranh của nước ta chậm được cải thiện, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã chậm lại trong khi xã hội có không ít vấn đề bức xúc.
Một trong những nguyên nhân, theo Thủ tướng, là động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển. “Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Nguồn động lực đó phải đến từ đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân”, ông viết.
Khi bài viết này được công bố, không ít người băn khoăn liệu những thông điệp trong đó có thể được hiện thực hóa hay không. Sau khá nhiều năm nền kinh tế chững lại và không được chứng kiến những nỗ lực cải cách thể chế đáng kể, năm 2014 cuối cùng lại đang dần định hình vai trò một năm bản lề.
Trong nhiều năm liền, Chính phủ dường như đã đặt niềm tin và kỳ vọng quá nhiều vào khối doanh nghiệp nhà nước. Những chính sách ưu đãi, những sự hỗ trợ… liên tục được ban hành, nhưng giờ đây thì những sự thất bại lớn nhỏ đã được chứng minh.
Có vẻ như Chính phủ đã nhận thấy, về lâu dài, chính cộng đồng doanh nghiệp tư nhân mới là nền tảng, là động lực cho phồn vinh, ngay cả khi “kinh tế nhà nước” vẫn giữ vai trò chủ đạo, và việc một số doanh nghiệp nhà nước cần được ưu đãi để tiếp tục những vai trò mang tính công ích là có thể chấp nhận được.
Cải cách không chỉ cần bên trên
Nghị quyết số 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia được ban hành từ tháng 3/2013 có thể được coi là văn bản cụ thể hóa thông điệp cải cách thể chế. Nghị quyết này và một loạt văn bản chỉ đạo điều hành được ban hành tiếp sau đó đã “đánh” trực diện vào những vướng mắc mà cộng đồng doanh nghiệp đang đối mặt, đặc biệt là trong 4 lĩnh vực thuế, hải quan, khởi sự kinh doanh và đất đai, xây dựng.
Các cuộc làm việc liên tục với các bộ ngành của Thủ tướng đã được tổ chức trong vài tháng qua và đối với báo giới, cuộc nào cũng có thêm những thông tin mới.
Bên cạnh câu chuyện trần chi phí tiếp thị quảng cáo và bỏ con dấu mà VnEconomy đề cập ở trên, những câu chuyện khác được ghi nhận rộng rãi là việc Thủ tướng giao Bộ Tài chính giảm thời gian thực hiện các thủ tục về thuế cho doanh nghiệp từ 537 giờ xuống còn 171 giờ trước ngày 30/9/2015, giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, bỏ visa…
Trong khi đó, ở Quốc hội, những nỗ lực để hoàn tất việc sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư cũng đã và đang được tiến hành. Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong các cuộc làm việc gần đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhiều lần nhấn mạnh rằng việc ban hành hai Luật sửa đổi này sẽ là công việc ưu tiên của Quốc hội, như là một bước song hành với những nỗ lực cải cách thể chế của “bên Chính phủ”.
Tuy nhiên, nếu cải cách chỉ có từ bên trên, trong khi bên dưới không chuyển động, thì tiến trình đó chắc chắn sẽ kéo dài.
Ông Lộc, người có mặt trong hầu hết các cuộc làm việc của Thủ tướng với các bộ ngành, nói chưa bao giờ cảm nhận một tinh thần cải cách mạnh mẽ như vậy từ Chính phủ và Quốc hội, nhưng cũng cảm thấy lo lắng vì không biết bộ máy bên dưới có “đồng tốc” hay không.
Những ví dụ từ các bộ cho thấy “dư địa” của cải cách là vẫn còn, vấn đề là thực sự các Bộ trưởng có quyết tâm cải cách hay không. Các Bộ trưởng ngồi ở Hà Nội, có thể dễ dàng cảm nhận sức nóng từ quyết tâm của Chính phủ. Nhưng “khoảng cách” từ Chính phủ đến các Chủ tịch tỉnh thành, trong bối cảnh phân cấp sâu rộng lại xa hơn thế và đó là điều mà ông Lộc cũng như nhiều doanh nhân lo ngại.
“Ngay cả khi một chủ tịch tỉnh thành rất đồng lòng và quyết tâm cũng chính phủ, một chuyên viên cấp phòng hay một nhân viên kiểm hóa hàng ở một cửa khẩu có thể không thay đổi gì”, ông nhận xét.
Nhiều chuyên gia kinh tế và pháp lý, trong các hội thảo về chính sách, vẫn thường ví von rằng ở Việt Nam thì “con đường dài nhất không phải từ Hà Giang đến mũi Cà Mau, mà là từ lời nói đến hành động”. Nếu cấp trên tăng tốc mà cấp dưới đủng đỉnh, cải cách sẽ luôn bị thử thách.
Tuy nhiên, đã đến lúc các bộ trưởng hay chủ tịch tỉnh thành không thể làm ngơ trước những sự “đủng đỉnh” của cấp dưới, khi Chính phủ nhận ra và biết sử dụng các công cụ đo lường, đánh giá độc lập, mà một ví dụ rất sinh động là việc Chính phủ quyết định đưa Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vào Nghị quyết 19 như là một tiêu chí đánh giá.
Nghị quyết ghi rõ việc “yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát các quy định do địa phương mình ban hành và tình hình thực hiện các quy định đó; đặt mục tiêu và lộ trình đến năm 2015 phấn đấu đạt mức của tỉnh, thành phố có PCI trong năm 2013 đã được xếp hạng ở mức cao”.
PCI là chỉ số mà chính các doanh nghiệp tại các địa phương tự đánh giá về năng lực cạnh tranh ở tỉnh đó, và những “lá phiếu” từ các doanh nghiệp chính là áp lực để các chủ tịch tỉnh thành nỗ lực đi theo con đường cải cách mà Chính phủ đã và đang phát động mạnh mẽ. Đó là con đường đòi hỏi sự “tận tâm” từ mỗi công chức, mỗi quan chức.
Giữa lúc những khó khăn vẫn chất chồng trên vai các doanh nhân trong cuộc khủng hoảng kéo dài, câu chuyện về hai chữ “tận tâm” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, thay mặt cho Chính phủ, cam kết với “giới công thương” từ những ngày nền độc lập còn trứng nước, vẫn còn vẹn nguyên giá trị.
Và, thông điệp về đẩy mạnh cải cách thể chế một lần nữa được cả Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh trong phiên khai mạc Quốc hội sáng 20/10 vừa qua.
“Thông điệp quốc gia”
Việc bỏ trần chi phí tiếp thị và quảng cáo và tiếp thị đã được cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài, kiến nghị liên tục hàng chục năm qua. Vào năm 2013, một giải pháp “trung hòa” cho vấn đề này đã được Quốc hội thông qua: thay vì bỏ trần, Bộ Tài chính đề xuất và Quốc hội đồng ý tăng trần, theo đó các doanh nghiệp có thể chi tới 15% doanh thu cho hoạt động quảng cáo tiếp thị thay vì chỉ 10% như trước đó.
Động thái mang tính “cải cách” này sau đó nhận được những cái vỗ tay lác đác. Câu hỏi mà các doanh nghiệp tiếp tục đặt ra cho Chính phủ và Bộ Tài chính là tại sao không thể bỏ hẳn như nhiều nước đã áp dụng mà chỉ có thể nới lỏng một cách “nhỏ giọt”?
Một chuyên gia tham dự cuộc gặp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Bộ Tài chính mới đây kể, câu hỏi này đã được chính Thủ tướng đặt ra với Bộ Tài chính.
Sau khi nghe Bộ trình bày và biện minh bằng những lập luận cũ, câu hỏi của Thủ tướng ngắn gọn là: “Túm lại, các anh có bỏ được không?”.
Chưa rõ chuyện gì diễn ra tiếp theo, song các động thái gần đây cho thấy, trần chi phí tiếp thị quảng cáo rất có thể sẽ được chính thức dỡ bỏ trong năm tới, hoặc ít nhất vấn đề này cũng sẽ được nêu lại như một trong những vấn đề chính sách quan trọng nhất mà ngành tài chính cần giải quyết.
Trước đó, những người vận động cho việc bỏ giới hạn này từng cảm thấy, với việc “nới trần” trong năm 2013, rất có thể vấn đề này còn được “treo” lại nhiều năm nữa.
Câu chuyện về bỏ hay không bỏ con dấu cũng là một ví dụ mà giới doanh nhân có thể cảm nhận về một tinh thần cải cách mới mà Chính phủ đang thúc đẩy. Làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau khi nghe chuyên gia của Bộ trình bày, đích thân Thủ tướng đã nêu vấn đề bỏ con dấu như là một trong những ưu tiên trong vấn đề đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường.
Phát biểu trong hội thảo về vấn đề này tuần trước, nhiều chuyên gia giàu am hiểu về lĩnh vực đăng ký kinh doanh cho biết họ cảm thấy ngạc nhiên. Luật gia Cao Bá Khoát, một trong những người đồng hành cùng quá trình ra đời và hoàn thiện của Luật Doanh nghiệp thời gian qua, nói rằng cách đặt vấn đề và chỉ đạo của Thủ tướng khiến ông thật sự bất ngờ.
Thậm chí, khi đó Thủ tướng đã nói đại ý rằng, “Bill Gates gửi thư mời Thủ tướng thì cũng có cần con dấu đâu”. Theo luật gia Cao Bá Khoát, đây là một chỉ dấu cải cách rất đáng chú ý.
Hồi đầu năm, thông điệp về cải cách thể chế đã được Thủ tướng nhấn mạnh trong bài viết được xem như một “thông điệp quốc gia”. Khi đó, Thủ tướng viết rằng trong những năm gần đây, năng lực cạnh tranh của nước ta chậm được cải thiện, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã chậm lại trong khi xã hội có không ít vấn đề bức xúc.
Một trong những nguyên nhân, theo Thủ tướng, là động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển. “Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Nguồn động lực đó phải đến từ đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân”, ông viết.
Khi bài viết này được công bố, không ít người băn khoăn liệu những thông điệp trong đó có thể được hiện thực hóa hay không. Sau khá nhiều năm nền kinh tế chững lại và không được chứng kiến những nỗ lực cải cách thể chế đáng kể, năm 2014 cuối cùng lại đang dần định hình vai trò một năm bản lề.
Trong nhiều năm liền, Chính phủ dường như đã đặt niềm tin và kỳ vọng quá nhiều vào khối doanh nghiệp nhà nước. Những chính sách ưu đãi, những sự hỗ trợ… liên tục được ban hành, nhưng giờ đây thì những sự thất bại lớn nhỏ đã được chứng minh.
Có vẻ như Chính phủ đã nhận thấy, về lâu dài, chính cộng đồng doanh nghiệp tư nhân mới là nền tảng, là động lực cho phồn vinh, ngay cả khi “kinh tế nhà nước” vẫn giữ vai trò chủ đạo, và việc một số doanh nghiệp nhà nước cần được ưu đãi để tiếp tục những vai trò mang tính công ích là có thể chấp nhận được.
Cải cách không chỉ cần bên trên
Nghị quyết số 19/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia được ban hành từ tháng 3/2013 có thể được coi là văn bản cụ thể hóa thông điệp cải cách thể chế. Nghị quyết này và một loạt văn bản chỉ đạo điều hành được ban hành tiếp sau đó đã “đánh” trực diện vào những vướng mắc mà cộng đồng doanh nghiệp đang đối mặt, đặc biệt là trong 4 lĩnh vực thuế, hải quan, khởi sự kinh doanh và đất đai, xây dựng.
Các cuộc làm việc liên tục với các bộ ngành của Thủ tướng đã được tổ chức trong vài tháng qua và đối với báo giới, cuộc nào cũng có thêm những thông tin mới.
Bên cạnh câu chuyện trần chi phí tiếp thị quảng cáo và bỏ con dấu mà VnEconomy đề cập ở trên, những câu chuyện khác được ghi nhận rộng rãi là việc Thủ tướng giao Bộ Tài chính giảm thời gian thực hiện các thủ tục về thuế cho doanh nghiệp từ 537 giờ xuống còn 171 giờ trước ngày 30/9/2015, giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, bỏ visa…
Trong khi đó, ở Quốc hội, những nỗ lực để hoàn tất việc sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư cũng đã và đang được tiến hành. Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong các cuộc làm việc gần đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhiều lần nhấn mạnh rằng việc ban hành hai Luật sửa đổi này sẽ là công việc ưu tiên của Quốc hội, như là một bước song hành với những nỗ lực cải cách thể chế của “bên Chính phủ”.
Tuy nhiên, nếu cải cách chỉ có từ bên trên, trong khi bên dưới không chuyển động, thì tiến trình đó chắc chắn sẽ kéo dài.
Ông Lộc, người có mặt trong hầu hết các cuộc làm việc của Thủ tướng với các bộ ngành, nói chưa bao giờ cảm nhận một tinh thần cải cách mạnh mẽ như vậy từ Chính phủ và Quốc hội, nhưng cũng cảm thấy lo lắng vì không biết bộ máy bên dưới có “đồng tốc” hay không.
Những ví dụ từ các bộ cho thấy “dư địa” của cải cách là vẫn còn, vấn đề là thực sự các Bộ trưởng có quyết tâm cải cách hay không. Các Bộ trưởng ngồi ở Hà Nội, có thể dễ dàng cảm nhận sức nóng từ quyết tâm của Chính phủ. Nhưng “khoảng cách” từ Chính phủ đến các Chủ tịch tỉnh thành, trong bối cảnh phân cấp sâu rộng lại xa hơn thế và đó là điều mà ông Lộc cũng như nhiều doanh nhân lo ngại.
“Ngay cả khi một chủ tịch tỉnh thành rất đồng lòng và quyết tâm cũng chính phủ, một chuyên viên cấp phòng hay một nhân viên kiểm hóa hàng ở một cửa khẩu có thể không thay đổi gì”, ông nhận xét.
Nhiều chuyên gia kinh tế và pháp lý, trong các hội thảo về chính sách, vẫn thường ví von rằng ở Việt Nam thì “con đường dài nhất không phải từ Hà Giang đến mũi Cà Mau, mà là từ lời nói đến hành động”. Nếu cấp trên tăng tốc mà cấp dưới đủng đỉnh, cải cách sẽ luôn bị thử thách.
Tuy nhiên, đã đến lúc các bộ trưởng hay chủ tịch tỉnh thành không thể làm ngơ trước những sự “đủng đỉnh” của cấp dưới, khi Chính phủ nhận ra và biết sử dụng các công cụ đo lường, đánh giá độc lập, mà một ví dụ rất sinh động là việc Chính phủ quyết định đưa Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vào Nghị quyết 19 như là một tiêu chí đánh giá.
Nghị quyết ghi rõ việc “yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát các quy định do địa phương mình ban hành và tình hình thực hiện các quy định đó; đặt mục tiêu và lộ trình đến năm 2015 phấn đấu đạt mức của tỉnh, thành phố có PCI trong năm 2013 đã được xếp hạng ở mức cao”.
PCI là chỉ số mà chính các doanh nghiệp tại các địa phương tự đánh giá về năng lực cạnh tranh ở tỉnh đó, và những “lá phiếu” từ các doanh nghiệp chính là áp lực để các chủ tịch tỉnh thành nỗ lực đi theo con đường cải cách mà Chính phủ đã và đang phát động mạnh mẽ. Đó là con đường đòi hỏi sự “tận tâm” từ mỗi công chức, mỗi quan chức.
Giữa lúc những khó khăn vẫn chất chồng trên vai các doanh nhân trong cuộc khủng hoảng kéo dài, câu chuyện về hai chữ “tận tâm” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, thay mặt cho Chính phủ, cam kết với “giới công thương” từ những ngày nền độc lập còn trứng nước, vẫn còn vẹn nguyên giá trị.