13:23 06/03/2023

Cần có cơ chế kiểm soát hiệu quả và thống nhất về giá đất

Nhĩ Anh

Các địa phương đề xuất, kiến nghị cần làm rõ hơn khái niệm về các trường hợp Nhà nước được thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; đồng thời cần hướng dẫn rất cụ thể về xác định giá đất…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tại Hội nghị lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ở 26 tỉnh, thành phố phía Bắc cuối tuần qua, các địa phương đã tập trung góp ý nhằm làm rõ các vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư; bảng giá đất; các trường hợp nhận chuyển nhượng (thỏa thuận) để chuyển mục đích sử dụng đất; quy mô các dự án nhà nước, giải phóng mặt bằng để đấu giá quyền sử dụng đất…

CÁC TRƯỜNG HỢP NHÀ NƯỚC ĐƯỢC THU HỒI ĐẤT

Góp ý kiến về giải phóng mặt bằng, ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hải Dương cho rằng, đối với dự án đấu thầu thu hồi đất với các dự án thuộc diện tự thoả thuận thì đang có sự chênh lệch về giá và khó khăn thu hồi mặt bằng với các dự án thu hồi đất bằng đấu giá đất sẽ khó hơn dự án giao cho doanh nghiệp tự thỏa thuận.

Đây cũng là điểm nghẽn gây ra tình trạng khiếu kiện về đất đai trong triển khai, khi có các dự án mà nhà đầu tư, doanh nghiệp thỏa thuận với người dân thì sự thỏa thuận này cũng cao hơn so với mặt bằng giá của địa phương đặt ra với dự án đấu giá đất, đấu thầu thu hồi đất.

Một số ý kiến cho rằng để đảm bảo thống nhất đất đai thuộc sở hữu toàn dân và đồng nhất trong công tác giải phóng mặt bằng, đề nghị sửa Luật theo hướng thu hẹp các trường hợp nhận chuyển nhượng (thỏa thuận) để chuyển mục đích sử dụng đất, tăng các trường hợp thu hồi đất.

Trường hợp dự án thỏa thuận thì cần bổ sung quy định, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất không cao hơn tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Khi dự án nhận chuyển nhượng được 75% diện tích, số diện tích còn lại người sử dụng đất không đồng ý chuyển nhượng thì được phép cưỡng chế như trường hợp Nhà nước thu hồi đất.

Theo ông Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, về thu hồi đất, trưng dụng đất tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), cần làm rõ hơn khái niệm các trường hợp Nhà nước được thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Theo như Điều 78 dự thảo Luật, đang liệt kê các trường hợp dự án Nhà nước được thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, như thế có thể vẫn thiếu một số trường hợp khác khi Luật Đất đai có hiệu lực.

Do đó, tỉnh Lạng Sơn kiến nghị xem xét sửa đổi bổ sung nội dung này theo hướng Nhà nước chỉ thực hiện thu hồi đất đối với các dự án đầu tư công và các dự án không có yếu tố kinh doanh để Luật Đất đai có thể bao trùm được hết các các trường hợp dự án phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng sau khi triển khai thi hành Luật…

Liên quan đến quy định quy hoạch sử dụng đất, ông Lại Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho rằng, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thể hiện đến từng thửa đất tại Điều 60 và tại khoản 7 Điều 65 yêu cầu khi lập kế hoạch sử dụng đất, các công trình, dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, diện tích để đấu giá quyền sử dụng đất phải xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích đến từng thửa đất trên bản đồ địa chính.

Theo ông Hoàn, quy định này sẽ rất khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhất là các công trình theo tuyến. Một số ý kiến cho rằng quy định kế hoạch sử dụng đất cấp huyện thể hiện đến từng thửa đất là không khả thi.

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 10-2023 phát hành ngày 06-03-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Cần có cơ chế kiểm soát hiệu quả và thống nhất về giá đất - Ảnh 1