Cẩn trọng với giá vàng tăng nóng
Người dân và nhà đầu tư vàng trong nước cần thận trọng trước sự tăng nóng của giá vàng thế giới
Sau một tuần tăng điên cuồng, có lúc lên tới 47,4 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước phiên chốt cuối tuần (14/9) có dấu hiệu hạ nhiệt khi về quanh mốc 47 triệu. Tuy nhiên, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định tung chương trình nới lỏng định lượng số 3 (QE3) có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới thị trường tài chính toàn cầu, bao gồm thị trường vàng, trong tuần tới.
Chỉ một tuần qua, giá vàng thế giới đã tăng tới gần 50 USD/oz, từ mức 1.696 USD/oz lên mức 1.744 USD/oz. Sở dĩ mức tăng mạnh như vậy là do giá vàng nhận được tín hiệu của FED từ cuộc họp ngày 13/9, mà trọng tâm là bàn về vấn đề lãi suất và các chính sách mới. Đúng như nhận định, tại cuộc họp này FED đã tung ra một gói nới lỏng định lượng thứ 3 (QE3) để vực dậy nền kinh tế, bên cạnh việc duy trì lãi suất gần như bằng 0% cho đến tận năm 2015. Sự xuất hiện của QE3 sau một thời gian đồn đoán và ngóng chờ kéo dài của thị trường đã đưa giá vàng tăng mạnh trong tuần rồi.
Đặc biệt, trong tuyên bố lần này của FED, có hai yếu tố có ảnh hưởng mang tính then chốt đối với giá vàng. Đó là tính chất vô thời hạn của QE3 và việc FED sẽ mua tài sản thậm chí cả khi lạm phát vượt ngưỡng mục tiêu. Các chuyên gia cho rằng, điều này sẽ có ảnh hưởng đặc biệt tích cực đối với giá vàng.
Kể từ khi FED bắt đầu chính sách nới lỏng định lượng (Quantitative Easing-QE), giá vàng đã lên mức kỷ lục 1.920USD/ounce vào tháng 8/2011, sau đó xuống dần dưới 1.550 USD/ounce vào giữa tháng 5/2012. Đầu tháng 9/2012, giá vàng lên trở lại mức 1.700 USD/ounce ngay khi có tín hiệu QE3 sẽ được khởi động để kích thích tăng trưởng chậm chạp của kinh tế Mỹ.
Vài năm qua, vàng vẫn ở trong khuynh hướng tăng giá lâu dài. Tuy nhiên khoảng 3 tháng kể từ tháng 2/2012, giá chợt tụt xuống dưới 1.600 USD và phá luôn mức chống đỡ 1.540 USD ngày 16/5/2012 làm giới đầu tư, nhất là giới đầu cơ, lo ngại.
Cũng cần lưu ý, khi đánh giá cao sự tác động của QE3 lần này đối với giá vàng quốc tế và trong nước, giới phân tích thị trường vàng không quên chỉ ra 7 yếu tố tác động tới giá vàng. Đó là lạm phát luôn là yếu tố chính được nói đến như lý do “giữ vàng” bảo vệ tài sản cá nhân hay quỹ dự trữ của các tổ chức.
Tiếp đó, vàng như tài sản “trú ẩn” có tính thanh khoản cao để phòng thân và phòng khủng hoảng tài chính. Trong hai thập kỷ qua, giá vàng đã theo sát giá dầu quốc tế như biểu hiện của lạm phát toàn cầu. Do yếu tố trên, tình hình chính trị căng thẳng ở Trung Đông mới đây đã gây ra các biến động ngắn hạn cho giá vàng.
Lý do khiến vàng tăng nhanh trở lại trong 4 tuần qua và trên thị trường COMEX-New York vượt mức 1.700 USD/ounce (4/9/2012), là vì tín hiệu bỏ ngỏ của Chủ tịch FED trong các buổi điều trần mới đây khi FED sẽ có thể kích hoạt trở lại QE 3.
Ngoài ra, lo ngại của FED là con số thất nghiệp của Mỹ còn đang quá cao (8,3%) và khó xuống dưới mức 5,5%-6% mong muốn trong 1-2 năm tới là mục đích chính sách điều hòa kinh tế của FED.
Cuối cùng mới là ảnh hưởng ngắn hạn quan trọng nhất tới giá vàng là chính sách nới lỏng định lượng của FED. Khi FED mua vào thêm các trái phiếu chính phủ, tài sản có của FED sẽ phình to thêm và được giới phân tích tài chính coi là sẽ ảnh hưởng đến mức lạm phát lâu dài trên toàn cầu.
Như vậy, chính sách nới lỏng định lượng QE3 lần này của FED cũng chỉ là một trong nhóm 7 nguyên nhân khiến giá vàng tăng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh doanh vàng trong nước, ngoài tác động thông tin từ FED, theo chu kỳ những tháng cuối năm, giá vàng thường tăng mạnh nhất bởi đây là mùa lễ hội của nhiều nước làm nhu cầu vàng ở mức cao.
Ông Trần Quốc Quýnh, Chuyên gia cao cấp Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) nhấn mạnh, “Trong 5 năm trở lại đây, giá vàng thế giới liên tiếp tăng và có vẻ như xu hướng này chưa dừng lại”, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chưa mấy sáng sủa, kế hoạch tăng dự trữ vàng cả dài hạn và ngắn hạn của nhiều nước trên thế giới vẫn tiếp tục được thực hiện.
Như vậy, giá vàng thế giới tăng cao được đánh giá là nguyên nhân chính kéo giá vàng trong nước tăng lên suốt mấy tuần qua. Tuy nhiên, người dân và nhà đầu tư vàng trong nước cần thận trọng trước sự tăng nóng của giá vàng thế giới.
Những ai vẫn có ý định đầu tư vào vàng trong thời gian tới, có thể kham khảo ý kiến của TS.Phạm Đỗ Chí, Chuyên gia Kinh tế cao cấp của Star Plus, dự án hỗ trợ thi hành pháp luật về Hội nhập Kinh tế tại Việt Nam: “Tôi không có ý khuyến khích đầu cơ hay lướt sóng trong vài tháng tới dù giá vàng có vẻ có nhiều khuynh hướng tăng hơn là giảm, vì không ai có thể dự đoán được giá vàng trong ngắn hạn. Với kinh nghiệm chuyên môn và đã theo dõi hàng hóa đặc biệt này từ trên 30 năm qua, tôi vẫn giữ quan điểm là vàng nên có mặt trong một danh mục đầu tư cá nhân dài hạn, 10% nếu ít tin tưởng và 20% nếu tin tưởng giá trị “phòng thủ lạm phát” của vàng!
Chỉ một tuần qua, giá vàng thế giới đã tăng tới gần 50 USD/oz, từ mức 1.696 USD/oz lên mức 1.744 USD/oz. Sở dĩ mức tăng mạnh như vậy là do giá vàng nhận được tín hiệu của FED từ cuộc họp ngày 13/9, mà trọng tâm là bàn về vấn đề lãi suất và các chính sách mới. Đúng như nhận định, tại cuộc họp này FED đã tung ra một gói nới lỏng định lượng thứ 3 (QE3) để vực dậy nền kinh tế, bên cạnh việc duy trì lãi suất gần như bằng 0% cho đến tận năm 2015. Sự xuất hiện của QE3 sau một thời gian đồn đoán và ngóng chờ kéo dài của thị trường đã đưa giá vàng tăng mạnh trong tuần rồi.
Đặc biệt, trong tuyên bố lần này của FED, có hai yếu tố có ảnh hưởng mang tính then chốt đối với giá vàng. Đó là tính chất vô thời hạn của QE3 và việc FED sẽ mua tài sản thậm chí cả khi lạm phát vượt ngưỡng mục tiêu. Các chuyên gia cho rằng, điều này sẽ có ảnh hưởng đặc biệt tích cực đối với giá vàng.
Kể từ khi FED bắt đầu chính sách nới lỏng định lượng (Quantitative Easing-QE), giá vàng đã lên mức kỷ lục 1.920USD/ounce vào tháng 8/2011, sau đó xuống dần dưới 1.550 USD/ounce vào giữa tháng 5/2012. Đầu tháng 9/2012, giá vàng lên trở lại mức 1.700 USD/ounce ngay khi có tín hiệu QE3 sẽ được khởi động để kích thích tăng trưởng chậm chạp của kinh tế Mỹ.
Vài năm qua, vàng vẫn ở trong khuynh hướng tăng giá lâu dài. Tuy nhiên khoảng 3 tháng kể từ tháng 2/2012, giá chợt tụt xuống dưới 1.600 USD và phá luôn mức chống đỡ 1.540 USD ngày 16/5/2012 làm giới đầu tư, nhất là giới đầu cơ, lo ngại.
Cũng cần lưu ý, khi đánh giá cao sự tác động của QE3 lần này đối với giá vàng quốc tế và trong nước, giới phân tích thị trường vàng không quên chỉ ra 7 yếu tố tác động tới giá vàng. Đó là lạm phát luôn là yếu tố chính được nói đến như lý do “giữ vàng” bảo vệ tài sản cá nhân hay quỹ dự trữ của các tổ chức.
Tiếp đó, vàng như tài sản “trú ẩn” có tính thanh khoản cao để phòng thân và phòng khủng hoảng tài chính. Trong hai thập kỷ qua, giá vàng đã theo sát giá dầu quốc tế như biểu hiện của lạm phát toàn cầu. Do yếu tố trên, tình hình chính trị căng thẳng ở Trung Đông mới đây đã gây ra các biến động ngắn hạn cho giá vàng.
Lý do khiến vàng tăng nhanh trở lại trong 4 tuần qua và trên thị trường COMEX-New York vượt mức 1.700 USD/ounce (4/9/2012), là vì tín hiệu bỏ ngỏ của Chủ tịch FED trong các buổi điều trần mới đây khi FED sẽ có thể kích hoạt trở lại QE 3.
Ngoài ra, lo ngại của FED là con số thất nghiệp của Mỹ còn đang quá cao (8,3%) và khó xuống dưới mức 5,5%-6% mong muốn trong 1-2 năm tới là mục đích chính sách điều hòa kinh tế của FED.
Cuối cùng mới là ảnh hưởng ngắn hạn quan trọng nhất tới giá vàng là chính sách nới lỏng định lượng của FED. Khi FED mua vào thêm các trái phiếu chính phủ, tài sản có của FED sẽ phình to thêm và được giới phân tích tài chính coi là sẽ ảnh hưởng đến mức lạm phát lâu dài trên toàn cầu.
Như vậy, chính sách nới lỏng định lượng QE3 lần này của FED cũng chỉ là một trong nhóm 7 nguyên nhân khiến giá vàng tăng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh doanh vàng trong nước, ngoài tác động thông tin từ FED, theo chu kỳ những tháng cuối năm, giá vàng thường tăng mạnh nhất bởi đây là mùa lễ hội của nhiều nước làm nhu cầu vàng ở mức cao.
Ông Trần Quốc Quýnh, Chuyên gia cao cấp Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) nhấn mạnh, “Trong 5 năm trở lại đây, giá vàng thế giới liên tiếp tăng và có vẻ như xu hướng này chưa dừng lại”, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chưa mấy sáng sủa, kế hoạch tăng dự trữ vàng cả dài hạn và ngắn hạn của nhiều nước trên thế giới vẫn tiếp tục được thực hiện.
Như vậy, giá vàng thế giới tăng cao được đánh giá là nguyên nhân chính kéo giá vàng trong nước tăng lên suốt mấy tuần qua. Tuy nhiên, người dân và nhà đầu tư vàng trong nước cần thận trọng trước sự tăng nóng của giá vàng thế giới.
Những ai vẫn có ý định đầu tư vào vàng trong thời gian tới, có thể kham khảo ý kiến của TS.Phạm Đỗ Chí, Chuyên gia Kinh tế cao cấp của Star Plus, dự án hỗ trợ thi hành pháp luật về Hội nhập Kinh tế tại Việt Nam: “Tôi không có ý khuyến khích đầu cơ hay lướt sóng trong vài tháng tới dù giá vàng có vẻ có nhiều khuynh hướng tăng hơn là giảm, vì không ai có thể dự đoán được giá vàng trong ngắn hạn. Với kinh nghiệm chuyên môn và đã theo dõi hàng hóa đặc biệt này từ trên 30 năm qua, tôi vẫn giữ quan điểm là vàng nên có mặt trong một danh mục đầu tư cá nhân dài hạn, 10% nếu ít tin tưởng và 20% nếu tin tưởng giá trị “phòng thủ lạm phát” của vàng!
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)