Căng thẳng leo thang, Putin gặp Tổng thống Ukraine
Cả ông Putin và ông Poroshenko đều không muốn bị nhìn nhận là thất bại trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine
Theo hãng tin Bloomberg, dự kiến hôm nay (28/6), Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko. Cuộc gặp này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực biên giới giữa hai nước.
Hai nhà lãnh đạo Nga và Ukraine sẽ tham dự các cuộc thảo luận trong ngày hôm nay cùng với các đại diện đến từ các nước trong Liên minh châu Âu (EU) tại Minsk, Belarus. Đây là cuộc họp tổ chức trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh của Liên minh Hải quan, một khối thương mại do Nga dẫn đầu.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, ông Putin và ông Poroshenko chưa có ý định tổ chức một cuộc gặp song phương.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đến nay vẫn chưa có lối thoát. Theo Liên hiệp quốc, kể từ khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3 tới nay, đã có ít nhất 2.000 người ở Ukraine thiệt mạng vì cuộc khủng hoảng này.
Hôm qua, Ukraine nói rằng, một đơn vị gồm 10 xe tăng đã tiến từ Nga vào lãnh thổ Ukraine. Trong khi đó, Nga công bố kế hoạch gửi một đoàn cứu trợ nhân đạo thứ hai tới các khu vực nơi quân nổi dậy tiếp tục chiếm đóng ở miền Đông Ukraine.
“Không có cơ sở vững chắc nào để lạc quan. Cả Nga và Ukraine đều không sẵn sàng nhượng bộ để kết thúc xung đột, bởi cả hai đều muốn được nhìn nhận là kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia của mình”, nhà phân tích cấp cao Lilit Gevorgyan nhận định.
Cách đây 2 ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc gặp với ông Poroshenko ở Kiev. Sau cuộc gặp này, nhà lãnh đạo Đức nói rằng, khó có thể đạt được một bước đột phá lớn nào trong cuộc gặp Nga-Ukraine hôm nay.
Theo Ngoại trưởng Lavrov, hai nhà lãnh đạo Nga-Ukraine sẽ tập trung thảo luận vấn đề quan hệ kinh tế, khủng hoảng nhân đạo, và triển vọng cho một giải pháp chính trị ở Ukraine. Trong một tuyên bố đưa ra hôm qua, Ủy ban châu Âu (EC) nói, đại diện EU tại cuộc gặp sẽ tìm cách nối lại cuộc đàm phán ba bên về năng lượng với Nga và Ukraine vào tháng 9 tới.
Theo ông Chris Weafer, chuyên gia của công ty tư vấn Macro Advisory có trụ sở ở Moscow, Ukraine có thể cần thêm 8 tỷ USD viện trợ từ bên ngoài trong vòng 2 năm tới để có trang trải các chi phí cho cuộc xung đột ở miền Đông, nâng cấp quân đội, và tái thiết khu vực bị xung đột tàn phá. Hồi tháng 5, Ukraine đã được các nhà tài trợ quốc tế dẫn đầu là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhất trí bơm cho 17 tỷ USD tiền cứu trợ.
Ông Weafer cho rằng, cả Putin và Poroshenko đều “tìm cách tăng vị thế của mình trong mấy tuần gần đây, nhưng cả hai đều chịu áp lực phải chấm dứt xung đột. Vấn đề nằm ở chỗ, cả hai nhà lãnh đạo đều không muốn bị nhìn nhận là thất bại trong cuộc khủng hoảng này”.
Đến nay, Mỹ và EU duy trì quan điểm cho rằng, Nga cung cấp vũ khí, nhân sự và tài chính cho các phần tử nổi loạn ở miền Đông Ukraine, nhưng Moscow kiên quyết phủ nhận những cao buộc như vậy.
Khi Nga cử đoàn viện trợ nhân đạo thứ nhất tới Ukraine cách đây ít lâu, Mỹ và EU đã chỉ trích động thái này. Kiev thậm chí gọi đây là một hành động “xâm lấn” sau khi cho rằng, đoàn viện trợ của Nga vượt qua biên giới giữa hai nước khi chưa được sự cho phép của Ukraine.
Hôm qua, Ngoại trưởng Nga Lavrov đã kêu gọi tổ chức Chữ thập đỏ và Ukraine hỗ trợ việc phân phát hàng nhân đạo của Nga ở miền Đông Ukraine. Phản ứng trước lời kêu gọi của Nga, Chủ tịch Ủy ban An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Didier Burkhalter nói rằng, hàng viện trợ mới của Nga phải có được sự nhất trí của Ukraine, đồng thời Chữ thập đỏ cần kiểm soát việc phân phát hàng viện trợ.
Trong một diễn biến khác, tại Kiev, Tổng thống Poroshenko đã giải tán quốc hội và kêu gọi bầu cử sớm vào ngày 26/10. Liên minh cầm quyền Ukraine đã sụp đổ vào tháng trước khi hai đảng liên minh rút lui để đòi bầu cử lại. Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk khi đó của Ukraine đã xin từ chức, nhưng sẽ đảm nhiệm vai trò Thủ tướng tạm quyền cho tới khi có người kế nhiệm. Ông Yatsenyuk đã giữ cương vị Thủ tướng Ukraine kể từ khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ hồi tháng 2.
Hai nhà lãnh đạo Nga và Ukraine sẽ tham dự các cuộc thảo luận trong ngày hôm nay cùng với các đại diện đến từ các nước trong Liên minh châu Âu (EU) tại Minsk, Belarus. Đây là cuộc họp tổ chức trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh của Liên minh Hải quan, một khối thương mại do Nga dẫn đầu.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, ông Putin và ông Poroshenko chưa có ý định tổ chức một cuộc gặp song phương.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đến nay vẫn chưa có lối thoát. Theo Liên hiệp quốc, kể từ khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3 tới nay, đã có ít nhất 2.000 người ở Ukraine thiệt mạng vì cuộc khủng hoảng này.
Hôm qua, Ukraine nói rằng, một đơn vị gồm 10 xe tăng đã tiến từ Nga vào lãnh thổ Ukraine. Trong khi đó, Nga công bố kế hoạch gửi một đoàn cứu trợ nhân đạo thứ hai tới các khu vực nơi quân nổi dậy tiếp tục chiếm đóng ở miền Đông Ukraine.
“Không có cơ sở vững chắc nào để lạc quan. Cả Nga và Ukraine đều không sẵn sàng nhượng bộ để kết thúc xung đột, bởi cả hai đều muốn được nhìn nhận là kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia của mình”, nhà phân tích cấp cao Lilit Gevorgyan nhận định.
Cách đây 2 ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc gặp với ông Poroshenko ở Kiev. Sau cuộc gặp này, nhà lãnh đạo Đức nói rằng, khó có thể đạt được một bước đột phá lớn nào trong cuộc gặp Nga-Ukraine hôm nay.
Theo Ngoại trưởng Lavrov, hai nhà lãnh đạo Nga-Ukraine sẽ tập trung thảo luận vấn đề quan hệ kinh tế, khủng hoảng nhân đạo, và triển vọng cho một giải pháp chính trị ở Ukraine. Trong một tuyên bố đưa ra hôm qua, Ủy ban châu Âu (EC) nói, đại diện EU tại cuộc gặp sẽ tìm cách nối lại cuộc đàm phán ba bên về năng lượng với Nga và Ukraine vào tháng 9 tới.
Theo ông Chris Weafer, chuyên gia của công ty tư vấn Macro Advisory có trụ sở ở Moscow, Ukraine có thể cần thêm 8 tỷ USD viện trợ từ bên ngoài trong vòng 2 năm tới để có trang trải các chi phí cho cuộc xung đột ở miền Đông, nâng cấp quân đội, và tái thiết khu vực bị xung đột tàn phá. Hồi tháng 5, Ukraine đã được các nhà tài trợ quốc tế dẫn đầu là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhất trí bơm cho 17 tỷ USD tiền cứu trợ.
Ông Weafer cho rằng, cả Putin và Poroshenko đều “tìm cách tăng vị thế của mình trong mấy tuần gần đây, nhưng cả hai đều chịu áp lực phải chấm dứt xung đột. Vấn đề nằm ở chỗ, cả hai nhà lãnh đạo đều không muốn bị nhìn nhận là thất bại trong cuộc khủng hoảng này”.
Đến nay, Mỹ và EU duy trì quan điểm cho rằng, Nga cung cấp vũ khí, nhân sự và tài chính cho các phần tử nổi loạn ở miền Đông Ukraine, nhưng Moscow kiên quyết phủ nhận những cao buộc như vậy.
Khi Nga cử đoàn viện trợ nhân đạo thứ nhất tới Ukraine cách đây ít lâu, Mỹ và EU đã chỉ trích động thái này. Kiev thậm chí gọi đây là một hành động “xâm lấn” sau khi cho rằng, đoàn viện trợ của Nga vượt qua biên giới giữa hai nước khi chưa được sự cho phép của Ukraine.
Hôm qua, Ngoại trưởng Nga Lavrov đã kêu gọi tổ chức Chữ thập đỏ và Ukraine hỗ trợ việc phân phát hàng nhân đạo của Nga ở miền Đông Ukraine. Phản ứng trước lời kêu gọi của Nga, Chủ tịch Ủy ban An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Didier Burkhalter nói rằng, hàng viện trợ mới của Nga phải có được sự nhất trí của Ukraine, đồng thời Chữ thập đỏ cần kiểm soát việc phân phát hàng viện trợ.
Trong một diễn biến khác, tại Kiev, Tổng thống Poroshenko đã giải tán quốc hội và kêu gọi bầu cử sớm vào ngày 26/10. Liên minh cầm quyền Ukraine đã sụp đổ vào tháng trước khi hai đảng liên minh rút lui để đòi bầu cử lại. Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk khi đó của Ukraine đã xin từ chức, nhưng sẽ đảm nhiệm vai trò Thủ tướng tạm quyền cho tới khi có người kế nhiệm. Ông Yatsenyuk đã giữ cương vị Thủ tướng Ukraine kể từ khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ hồi tháng 2.