Chất vấn bộ trưởng: Bốn người đăng đàn, chín người “chia lửa”
Quốc hội đã "chốt" danh sách bốn vị bộ trưởng trả lời chất vấn vào cuối tuần này
Đa số đại biểu Quốc hội nhất trí với danh sách các bộ trưởng và các nhóm vấn đề cần tập trung chất vấn theo dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết.
Theo đó, trong hai ngày 10 và 11/6, bốn vị bộ trưởng sẽ lần lượt đăng đàn trước Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trả lời ba nhóm vấn đề, với sự “chia lửa” của bộ trưởng các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trong đó có nợ quốc gia, quản lý giá, thu nhập của lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty Nhà nước…
Ba nhóm vấn đề dành cho Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải sẽ là những hạn chế, yếu kém về quản lý Nhà nước, việc bịt ngã tư, làm vô hiệu hóa hàng trăm tín hiệu đèn giao thông ở Hà Nội; hạn chế tai nạn, ùn tắc giao thông, đào bới vỉa hè, lòng đường gây lãng phí…
Phiên chất vấn này sẽ có sự tham gia của hai vị bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ Công an.
Cùng tham gia trả lời chất vấn với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ là các vị “tư lệnh” ngành tài chính, công thương, tài nguyên và môi trường, y tế để làm rõ những vấn đề đại biểu quan tâm.
Đó là trách nhiệm trong việc cho người nước ngoài thuê đất trồng rừng; biện pháp tạo thị trường ổn định cho tiêu thụ hàng hóa nông sản, giải pháp đảm bảo cho nông dân sản xuất lúa có lãi 30% trở lên….
Người thứ tư đăng đàn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ được sự “giúp sức” của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Những chất vấn dành cho các vị bộ trưởng này tập trung vào tình trạng tổ chức lễ hội tràn lan, lãng phí, lợi dụng để thương mại hóa; tình trạng đạo đức xuống cấp, bạo lực, bạo hành, lối sống thực dụng, quảng cáo thiếu văn hóa, các hành vi phi văn hóa trong thi đấu thể thao….
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng sẽ khép lại hai ngày rưỡi chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này. Vì vậy, theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn, những vấn đề đại biểu chưa hài lòng với phần trả lời của bốn vị bộ trưởng thì có thể chất vấn trực tiếp Phó thủ tướng.
Ông Đàn cũng cho biết, để tăng cường đối thoại, Phó thủ tướng sẽ chỉ sẽ dành khoảng 30 phút để báo cáo những vấn đề chủ yếu Chính phủ đã tổ chức thực hiện khi trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ sáu trước khi trả lời trực tiếp.
Tính đến hết ngày 6/6, trong số gần 170 chất vấn được đại biểu gửi bằng văn bản, không có câu hỏi nào dành cho Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng. Trong khi đó, Thủ tướng nhận được 13 chất vấn và có hai đại biểu gửi chất vấn đến Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân. Những vị bộ trưởng đăng đàn lần này cũng không phải là những người nhận được nhiều chất vấn nhất.
Quyết định ai sẽ trả lời chất vấn, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được dựa trên cơ sở nội dung và số lượng chất vấn, kết hợp theo dõi ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội về kinh tế - xã hội, kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội tại kỳ họp này. Đồng thời cân nhắc việc tham gia trả lời chất vấn của các vị bộ trưởng từ kỳ họp thứ tư và các phiên họp có tổ chức chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đó, trong hai ngày 10 và 11/6, bốn vị bộ trưởng sẽ lần lượt đăng đàn trước Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trả lời ba nhóm vấn đề, với sự “chia lửa” của bộ trưởng các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trong đó có nợ quốc gia, quản lý giá, thu nhập của lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty Nhà nước…
Ba nhóm vấn đề dành cho Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải sẽ là những hạn chế, yếu kém về quản lý Nhà nước, việc bịt ngã tư, làm vô hiệu hóa hàng trăm tín hiệu đèn giao thông ở Hà Nội; hạn chế tai nạn, ùn tắc giao thông, đào bới vỉa hè, lòng đường gây lãng phí…
Phiên chất vấn này sẽ có sự tham gia của hai vị bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ Công an.
Cùng tham gia trả lời chất vấn với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ là các vị “tư lệnh” ngành tài chính, công thương, tài nguyên và môi trường, y tế để làm rõ những vấn đề đại biểu quan tâm.
Đó là trách nhiệm trong việc cho người nước ngoài thuê đất trồng rừng; biện pháp tạo thị trường ổn định cho tiêu thụ hàng hóa nông sản, giải pháp đảm bảo cho nông dân sản xuất lúa có lãi 30% trở lên….
Người thứ tư đăng đàn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ được sự “giúp sức” của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Những chất vấn dành cho các vị bộ trưởng này tập trung vào tình trạng tổ chức lễ hội tràn lan, lãng phí, lợi dụng để thương mại hóa; tình trạng đạo đức xuống cấp, bạo lực, bạo hành, lối sống thực dụng, quảng cáo thiếu văn hóa, các hành vi phi văn hóa trong thi đấu thể thao….
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng sẽ khép lại hai ngày rưỡi chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này. Vì vậy, theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn, những vấn đề đại biểu chưa hài lòng với phần trả lời của bốn vị bộ trưởng thì có thể chất vấn trực tiếp Phó thủ tướng.
Ông Đàn cũng cho biết, để tăng cường đối thoại, Phó thủ tướng sẽ chỉ sẽ dành khoảng 30 phút để báo cáo những vấn đề chủ yếu Chính phủ đã tổ chức thực hiện khi trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ sáu trước khi trả lời trực tiếp.
Tính đến hết ngày 6/6, trong số gần 170 chất vấn được đại biểu gửi bằng văn bản, không có câu hỏi nào dành cho Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng. Trong khi đó, Thủ tướng nhận được 13 chất vấn và có hai đại biểu gửi chất vấn đến Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân. Những vị bộ trưởng đăng đàn lần này cũng không phải là những người nhận được nhiều chất vấn nhất.
Quyết định ai sẽ trả lời chất vấn, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được dựa trên cơ sở nội dung và số lượng chất vấn, kết hợp theo dõi ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội về kinh tế - xã hội, kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội tại kỳ họp này. Đồng thời cân nhắc việc tham gia trả lời chất vấn của các vị bộ trưởng từ kỳ họp thứ tư và các phiên họp có tổ chức chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.