Chất vấn, công bằng mà nói…
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Hoàng Thám trò chuyện với VnEconomy xung quanh hoạt động chất vấn của Quốc hội
Chỉ còn chưa đến một tuần nữa Quốc hội sẽ bước vào một trong những nội dung được cử tri quan tâm nhất của kỳ họp thứ sáu: chất vấn và trả lời chất vấn.
Xuất hiện ngay từ phiên chất vấn đầu tiên của kỳ họp trước, gửi chất vấn rất sớm tại kỳ họp này, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Hoàng Thám chia sẻ với VnEconomy những cảm thông và cả… ấm ức xung quanh hoạt động chất vấn.
Vị đại biểu này cũng đưa ra cách “chấm điểm” người trả lời chất vấn theo quan điểm riêng của ông.
Chất vấn không phải để “bắt chẹt”
Thưa ông, kết thúc các phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp trước, có vị đại biểu nhận xét rằng nội dung này ngày càng “nhạt” nên cử tri cũng bớt quan tâm?
Cả kỳ họp Quốc hội, bà con cô bác mình quan tâm nhất đến những phiên chất vấn, theo dõi xem trách nhiệm của đại biểu ra sao, sự am tường, tâm huyết và bản lĩnh của các thành viên Chính phủ đến mức nào.
Mong muốn nhất, quan tâm nhất của cử tri là phiên chất vấn đó có thể hiện ý nguyện, lòng mong ước của cử tri trong việc giải quyết vấn đề nổi cộm của đất nước trong một thời gian nhất định nào đó hay không.
Chất vấn, công bằng mà nói, tôi và mấy anh trưởng đoàn có trao đổi, bộc bạch tâm tư, nói vừa lòng chưa thì chưa có vừa lòng mình lắm đâu. Vì cách làm của mình như vậy còn có những việc chưa có thỏa mãn ý chí của cử tri. Hoạt động chất vấn có hiệu quả nhưng chưa đúng tầm của Quốc hội trong yêu cầu giám sát giải quyết một vấn đề nào đó.
Bà con cô bác mình thì còn có thể chưa hài lòng, nhưng gần đây tôi có đi mấy nước lân cận thì họ rất khen các phiên chất vấn của mình. Có nghị sỹ theo dõi đầy đủ các phiên chất vấn và đưa ra rất nhiều nhận xét tích cực.
Theo tôi, chất vấn và trả lời chất vấn phải trên tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Đại biểu nêu vấn đề để chia sẻ với Chính phủ, nêu vấn đề để làm tốt hơn những mong muốn của cử tri chứ không phải bắt chẹt nhau. Bắt chẹt nhau thiếu gì chỗ để bắt.
Đã nhiều lần ông nói đến sự “chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm”, và bản thân ông cũng đã chất vấn nhiều…
Bạn muốn hỏi tôi chia sẻ thế nào chứ gì? Ví dụ, việc quản lý các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài tôi chất vấn hai kỳ liên tục. Nhưng nói có phải để chơi đâu, nói xong về Tp.HCM đoàn đại biểu thành phố có khảo sát, tổng kết, sau đó báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và gửi kiến nghị đến Chính phủ.
Như vậy, mình phát biểu chính kiến rồi mình về làm đàng hoàng.
Lần thứ hai mình có hỏi đoàn thành phố có kiến nghị rồi thì Bộ Giáo dục và Đào tạo làm thế nào, nhưng Bộ đâu có trả lời được cụ thể, chỉ trả lời chung chung thôi. Không lẽ kỳ này mình lại nói nữa. Bạn còn nhớ không, kết thúc phiên chất vấn kỳ trước, Chủ tịch Quốc hội có lưu ý, vấn đề quản lý các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài tuy chỉ có mình đại biểu Trần Hoàng Thám nói nhưng Bộ phải tiếp thu nghiêm túc để giải quyết.
Nói như vậy sự chủ động chia sẻ của đại biểu cũng chưa phải lúc nào cũng được như mong muốn?
Tôi cũng chưa hiểu như thế nào, nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa cố gắng đúng mức để giải quyết vấn đề bức xúc đó. Còn mình là đại biểu thì qua chất vấn mình đưa bức xúc đến người quản lý thôi. Nhưng việc trả lời trên diễn đàn tôi không quan tâm bằng việc giải quyết thế nào, vì đấy là vấn đề lớn.
Vẫn còn “ấm ức”
Qua giám sát “hậu chất vấn”, ông đánh giá cao trách nhiệm và hiệu quả giải quyết công việc của bộ, ngành nào?
Nói thiệt là chưa có bộ nào làm vừa bụng mình hết, bộ nào cũng có làm, có cố gắng nhưng kết quả còn xa mong muốn của cử tri lắm.
Ví dụ kỳ họp trước, mình có chất vấn, có đề nghị cần đổi mới tư duy về thị trường lao động. Nhưng năm nay, báo cáo của Chính phủ nêu vấn đề về thị trường này như vậy vẫn không ổn. Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới hiên nay cứ loay hoay tính với Quốc hội là giải quyết bao nhiêu việc làm, xuất khẩu bao nhiêu lao động sang nước nào… Điều đó cần nhưng không đủ, phải đổi mới tư duy về thị trường này, đặt vấn đề thị trường lao động trong tầm quốc gia và điều kiện hội nhập.
Đọc lại cương lĩnh của Đảng gần 20 năm trước đã thấy nói phải tăng cường quản lý các loại thị trường, trong đó có thị trường lao động. Song đến bây giờ nội hàm khái niệm thị trường lao động gần như không có trong báo cáo của Chính phủ. Như vậy nhận thức về việc này chưa đúng tầm.
Tại sao mình không xã hội hóa việc đào tạo nhân lực, quản lý làm sao để doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho họ chứ mắc mớ chi mình phải đi đào tạo nghề cho doanh nghiệp. Bây giờ đi xin mở một lớp học lái xe cũng rất trần ai, việc đó có chi mà ghê gớm ghê vậy?
Vậy kỳ này ông có “theo đuổi” tiếp vấn đề này?
Tôi đã nói ở diễn đàn khác và tôi chắc là Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nghe.
Còn kỳ này, tôi gửi chất vấn sớm lắm, ngay trong 10 ngày đầu tiên của kỳ họp.
Tôi chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải là tại sao tôi nêu vấn đề từ kỳ họp thứ hai mà đến bây giờ tình trạng ùn tắc giao thông ở hai thành phố lớn nhất nước không những chưa giải quyết được mà còn trầm trọng hơn. Ngay từ kỳ đó tôi đã đề nghị đưa chống ùn tắc giao thông vào công trình trọng điểm quốc gia. Việc này không phải của riêng Bộ và ủy ban nhân dân hai thành phố. Tôi đã chất vấn từ kỳ họp thứ hai nay đến kỳ thứ sáu rồi mà chả có chuyển biến gì, ấm ức lắm nên không thể bỏ qua được.
Tôi cũng đề nghị phải có chấm điểm các bộ trưởng rõ ràng hơn.
Cụ thể, việc chấm điểm nên thực hiện thế nào, thưa ông?
Đoàn chủ tịch có thể phát phiếu cho tất cả các đại biểu Quốc hội, trong đó có phân mục trả lời tốt, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu với mỗi vị trả lời chất vấn. Báo chí có công bố hay không thì tính sau, còn phải công bố cho Quốc hội biết chứ. Bộ trưởng cũng cần biết cái đó chứ, anh nói như thế người ta nhận xét anh như vầy nè. Nếu mình là bộ trưởng mình cũng cần sự nhận xét của Quốc hội
Thưa ông, bên cạnh “chấm điểm” các thành viên Chính phủ thì các đại biểu còn “chấm điểm” lẫn nhau. Và không ít ý kiến cho rằng nội dung chất vấn “nhạt’ còn do chính kỹ năng, kiến thức và phương pháp chất vấn của đại biểu?
Đại biểu mình mỗi người một điều kiện làm việc khác nhau, điều kiện tiếp cận thông tin khác nhau. Vì thế nên có đại biểu nêu vấn đề tạm gọi là hay, có đại biểu tạm gọi là chưa hay. Tôi không phiền trách mà thông cảm nhiều hơn vì gần 500 đại biểu ai mà chả muốn làm tốt nhiệm vụ của mình. Cử tri có thể phê bình nhưng riêng mình thì mình thông cảm.
Bộ trưởng trả lời hay thì mình mừng, còn chưa hay thì chỉ lo, không biết rồi công việc của anh ấy sắp tới thế nào. Tôi nhớ kỳ trước có một vị đại biểu chất vấn hơi gây cảm giác xúc phạm đến bộ trưởng, tôi cảm thấy buồn, thấy thương bộ trưởng. Nhưng tôi tin là người đó sẽ hiểu và sẽ không lặp lại chuyện đó.
Bữa đó khi giải lao mình có “nhắc” vị đại biểu đó là “bữa nay hăng hái trên mức cho phép nha”. Anh ấy cũng nói "mình cũng lỡ lời".
Ai mà chả có lúc nông nổi, trong nghị trường cũng vậy thôi.
Xuất hiện ngay từ phiên chất vấn đầu tiên của kỳ họp trước, gửi chất vấn rất sớm tại kỳ họp này, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Hoàng Thám chia sẻ với VnEconomy những cảm thông và cả… ấm ức xung quanh hoạt động chất vấn.
Vị đại biểu này cũng đưa ra cách “chấm điểm” người trả lời chất vấn theo quan điểm riêng của ông.
Chất vấn không phải để “bắt chẹt”
Thưa ông, kết thúc các phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp trước, có vị đại biểu nhận xét rằng nội dung này ngày càng “nhạt” nên cử tri cũng bớt quan tâm?
Cả kỳ họp Quốc hội, bà con cô bác mình quan tâm nhất đến những phiên chất vấn, theo dõi xem trách nhiệm của đại biểu ra sao, sự am tường, tâm huyết và bản lĩnh của các thành viên Chính phủ đến mức nào.
Mong muốn nhất, quan tâm nhất của cử tri là phiên chất vấn đó có thể hiện ý nguyện, lòng mong ước của cử tri trong việc giải quyết vấn đề nổi cộm của đất nước trong một thời gian nhất định nào đó hay không.
Chất vấn, công bằng mà nói, tôi và mấy anh trưởng đoàn có trao đổi, bộc bạch tâm tư, nói vừa lòng chưa thì chưa có vừa lòng mình lắm đâu. Vì cách làm của mình như vậy còn có những việc chưa có thỏa mãn ý chí của cử tri. Hoạt động chất vấn có hiệu quả nhưng chưa đúng tầm của Quốc hội trong yêu cầu giám sát giải quyết một vấn đề nào đó.
Bà con cô bác mình thì còn có thể chưa hài lòng, nhưng gần đây tôi có đi mấy nước lân cận thì họ rất khen các phiên chất vấn của mình. Có nghị sỹ theo dõi đầy đủ các phiên chất vấn và đưa ra rất nhiều nhận xét tích cực.
Theo tôi, chất vấn và trả lời chất vấn phải trên tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Đại biểu nêu vấn đề để chia sẻ với Chính phủ, nêu vấn đề để làm tốt hơn những mong muốn của cử tri chứ không phải bắt chẹt nhau. Bắt chẹt nhau thiếu gì chỗ để bắt.
Đã nhiều lần ông nói đến sự “chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm”, và bản thân ông cũng đã chất vấn nhiều…
Bạn muốn hỏi tôi chia sẻ thế nào chứ gì? Ví dụ, việc quản lý các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài tôi chất vấn hai kỳ liên tục. Nhưng nói có phải để chơi đâu, nói xong về Tp.HCM đoàn đại biểu thành phố có khảo sát, tổng kết, sau đó báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và gửi kiến nghị đến Chính phủ.
Như vậy, mình phát biểu chính kiến rồi mình về làm đàng hoàng.
Lần thứ hai mình có hỏi đoàn thành phố có kiến nghị rồi thì Bộ Giáo dục và Đào tạo làm thế nào, nhưng Bộ đâu có trả lời được cụ thể, chỉ trả lời chung chung thôi. Không lẽ kỳ này mình lại nói nữa. Bạn còn nhớ không, kết thúc phiên chất vấn kỳ trước, Chủ tịch Quốc hội có lưu ý, vấn đề quản lý các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài tuy chỉ có mình đại biểu Trần Hoàng Thám nói nhưng Bộ phải tiếp thu nghiêm túc để giải quyết.
Nói như vậy sự chủ động chia sẻ của đại biểu cũng chưa phải lúc nào cũng được như mong muốn?
Tôi cũng chưa hiểu như thế nào, nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa cố gắng đúng mức để giải quyết vấn đề bức xúc đó. Còn mình là đại biểu thì qua chất vấn mình đưa bức xúc đến người quản lý thôi. Nhưng việc trả lời trên diễn đàn tôi không quan tâm bằng việc giải quyết thế nào, vì đấy là vấn đề lớn.
Vẫn còn “ấm ức”
Qua giám sát “hậu chất vấn”, ông đánh giá cao trách nhiệm và hiệu quả giải quyết công việc của bộ, ngành nào?
Nói thiệt là chưa có bộ nào làm vừa bụng mình hết, bộ nào cũng có làm, có cố gắng nhưng kết quả còn xa mong muốn của cử tri lắm.
Ví dụ kỳ họp trước, mình có chất vấn, có đề nghị cần đổi mới tư duy về thị trường lao động. Nhưng năm nay, báo cáo của Chính phủ nêu vấn đề về thị trường này như vậy vẫn không ổn. Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới hiên nay cứ loay hoay tính với Quốc hội là giải quyết bao nhiêu việc làm, xuất khẩu bao nhiêu lao động sang nước nào… Điều đó cần nhưng không đủ, phải đổi mới tư duy về thị trường này, đặt vấn đề thị trường lao động trong tầm quốc gia và điều kiện hội nhập.
Đọc lại cương lĩnh của Đảng gần 20 năm trước đã thấy nói phải tăng cường quản lý các loại thị trường, trong đó có thị trường lao động. Song đến bây giờ nội hàm khái niệm thị trường lao động gần như không có trong báo cáo của Chính phủ. Như vậy nhận thức về việc này chưa đúng tầm.
Tại sao mình không xã hội hóa việc đào tạo nhân lực, quản lý làm sao để doanh nghiệp tự đào tạo nghề cho họ chứ mắc mớ chi mình phải đi đào tạo nghề cho doanh nghiệp. Bây giờ đi xin mở một lớp học lái xe cũng rất trần ai, việc đó có chi mà ghê gớm ghê vậy?
Vậy kỳ này ông có “theo đuổi” tiếp vấn đề này?
Tôi đã nói ở diễn đàn khác và tôi chắc là Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nghe.
Còn kỳ này, tôi gửi chất vấn sớm lắm, ngay trong 10 ngày đầu tiên của kỳ họp.
Tôi chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải là tại sao tôi nêu vấn đề từ kỳ họp thứ hai mà đến bây giờ tình trạng ùn tắc giao thông ở hai thành phố lớn nhất nước không những chưa giải quyết được mà còn trầm trọng hơn. Ngay từ kỳ đó tôi đã đề nghị đưa chống ùn tắc giao thông vào công trình trọng điểm quốc gia. Việc này không phải của riêng Bộ và ủy ban nhân dân hai thành phố. Tôi đã chất vấn từ kỳ họp thứ hai nay đến kỳ thứ sáu rồi mà chả có chuyển biến gì, ấm ức lắm nên không thể bỏ qua được.
Tôi cũng đề nghị phải có chấm điểm các bộ trưởng rõ ràng hơn.
Cụ thể, việc chấm điểm nên thực hiện thế nào, thưa ông?
Đoàn chủ tịch có thể phát phiếu cho tất cả các đại biểu Quốc hội, trong đó có phân mục trả lời tốt, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu với mỗi vị trả lời chất vấn. Báo chí có công bố hay không thì tính sau, còn phải công bố cho Quốc hội biết chứ. Bộ trưởng cũng cần biết cái đó chứ, anh nói như thế người ta nhận xét anh như vầy nè. Nếu mình là bộ trưởng mình cũng cần sự nhận xét của Quốc hội
Thưa ông, bên cạnh “chấm điểm” các thành viên Chính phủ thì các đại biểu còn “chấm điểm” lẫn nhau. Và không ít ý kiến cho rằng nội dung chất vấn “nhạt’ còn do chính kỹ năng, kiến thức và phương pháp chất vấn của đại biểu?
Đại biểu mình mỗi người một điều kiện làm việc khác nhau, điều kiện tiếp cận thông tin khác nhau. Vì thế nên có đại biểu nêu vấn đề tạm gọi là hay, có đại biểu tạm gọi là chưa hay. Tôi không phiền trách mà thông cảm nhiều hơn vì gần 500 đại biểu ai mà chả muốn làm tốt nhiệm vụ của mình. Cử tri có thể phê bình nhưng riêng mình thì mình thông cảm.
Bộ trưởng trả lời hay thì mình mừng, còn chưa hay thì chỉ lo, không biết rồi công việc của anh ấy sắp tới thế nào. Tôi nhớ kỳ trước có một vị đại biểu chất vấn hơi gây cảm giác xúc phạm đến bộ trưởng, tôi cảm thấy buồn, thấy thương bộ trưởng. Nhưng tôi tin là người đó sẽ hiểu và sẽ không lặp lại chuyện đó.
Bữa đó khi giải lao mình có “nhắc” vị đại biểu đó là “bữa nay hăng hái trên mức cho phép nha”. Anh ấy cũng nói "mình cũng lỡ lời".
Ai mà chả có lúc nông nổi, trong nghị trường cũng vậy thôi.