Chỉ có thể ủy quyền cho cấp phó ra tòa
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi)
Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện.
Đây là quy định mới tại dự thảo Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sáng 14/10.
Quá trình thảo luận về dự án luật này, không ít ý kiến cho rằng người bị kiện phải có trách nhiệm trực tiếp tham gia vụ án, không được uỷ quyền cho người khác.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp – cơ quan thẩm tra dự án luật – Nguyễn Văn Hiện cho biết, Luật Tố tụng hành chính hiện hành cũng như dự thảo luật (sửa đổi) đều quy định người bị kiện phải có mặt theo giấy triệu tập của tòa án.
Pháp luật cũng cho phép đương sự có thể ủy quyền bằng văn bản cho luật sư hoặc người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng. Tuy nhiên, trong tố tụng hành chính thì người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện. Trong quá trình tố tụng, người bị kiện có quyền sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành chính, dừng hoặc khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện.
Quyền này chỉ có thể do chính người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền thực hiện mới có hiệu quả, bảo đảm khắc phục nhanh chóng những sai sót của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, ông Hiện nhấn mạnh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh, thực tiễn giải quyết vụ án hành chính cho thấy nhiều trường hợp người bị kiện chỉ ủy quyền cho cán bộ tham mưu, giúp việc đại diện tham gia tố tụng nên mang tính hình thức, gây nhiều trở ngại cho việc giải quyết vụ án, vì người được ủy quyền không có đủ thẩm quyền quyết định về những vấn đề mới phát sinh tại tòa án.
Để khắc phục những hạn chế đó, dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện. Người được ủy quyền phải tham gia vào quá trình giải quyết toàn bộ vụ án, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bị kiện theo quy định của luật này”.
Việc quy định như trên cũng phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ông Hiện giải thích.
Với các nội dung khác tại dự thảo luật, gây tranh cãi gay gắt nhất là vị trí, vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính, sự tham gia của đại diện viện kiểm sát nhân dân đối với phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án hành chính.
Vấn đề này còn nhiều loại ý kiến khác nhau, song dự thảo luật mới nhất tiếp thu theo hướng, trong tố tụng hành chính viện kiểm sát nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát hoạt động tư pháp, không trực tiếp tiến hành các hoạt động tố tụng do vậy viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tham gia tố tụng chứ không phải cơ quan tiến hành tố tụng.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Nguyễn Hòa Bình đề nghị giữ nguyên như luật hiện hành, viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng, vì tổng kết thực tiễn cho thấy quy định này không có vướng mắc gì.
Sau rất nhiều tranh luận vượt quá cả thời gian dự định dành cho nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết với đa số các vị có mặt tán thành giữ nguyên như luật hiện hành. Tức là viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng.
Đây là quy định mới tại dự thảo Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sáng 14/10.
Quá trình thảo luận về dự án luật này, không ít ý kiến cho rằng người bị kiện phải có trách nhiệm trực tiếp tham gia vụ án, không được uỷ quyền cho người khác.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp – cơ quan thẩm tra dự án luật – Nguyễn Văn Hiện cho biết, Luật Tố tụng hành chính hiện hành cũng như dự thảo luật (sửa đổi) đều quy định người bị kiện phải có mặt theo giấy triệu tập của tòa án.
Pháp luật cũng cho phép đương sự có thể ủy quyền bằng văn bản cho luật sư hoặc người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng. Tuy nhiên, trong tố tụng hành chính thì người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện. Trong quá trình tố tụng, người bị kiện có quyền sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành chính, dừng hoặc khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện.
Quyền này chỉ có thể do chính người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền thực hiện mới có hiệu quả, bảo đảm khắc phục nhanh chóng những sai sót của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, ông Hiện nhấn mạnh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh, thực tiễn giải quyết vụ án hành chính cho thấy nhiều trường hợp người bị kiện chỉ ủy quyền cho cán bộ tham mưu, giúp việc đại diện tham gia tố tụng nên mang tính hình thức, gây nhiều trở ngại cho việc giải quyết vụ án, vì người được ủy quyền không có đủ thẩm quyền quyết định về những vấn đề mới phát sinh tại tòa án.
Để khắc phục những hạn chế đó, dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện. Người được ủy quyền phải tham gia vào quá trình giải quyết toàn bộ vụ án, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bị kiện theo quy định của luật này”.
Việc quy định như trên cũng phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ông Hiện giải thích.
Với các nội dung khác tại dự thảo luật, gây tranh cãi gay gắt nhất là vị trí, vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính, sự tham gia của đại diện viện kiểm sát nhân dân đối với phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án hành chính.
Vấn đề này còn nhiều loại ý kiến khác nhau, song dự thảo luật mới nhất tiếp thu theo hướng, trong tố tụng hành chính viện kiểm sát nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát hoạt động tư pháp, không trực tiếp tiến hành các hoạt động tố tụng do vậy viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tham gia tố tụng chứ không phải cơ quan tiến hành tố tụng.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Nguyễn Hòa Bình đề nghị giữ nguyên như luật hiện hành, viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng, vì tổng kết thực tiễn cho thấy quy định này không có vướng mắc gì.
Sau rất nhiều tranh luận vượt quá cả thời gian dự định dành cho nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết với đa số các vị có mặt tán thành giữ nguyên như luật hiện hành. Tức là viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng.