15:14 09/05/2017

​Chỉ lưu giữ những gì tốt nhất!

PV

​Chỉ lưu giữ những gì tốt nhất! - Ảnh 1

10 thực phẩm không thể thiếu 1. Phô mai ít béo
Phô mai sẽ là cứu tinh bữa sáng nhanh – gọn – lẹ cho những ai mê ngủ nướng và có ít thời gian ăn sáng. Bạn có thể ăn bánh mì cùng một miếng phô mai, dùng chung phô mai với trứng ốp la, hoặc thưởng thức một thanh phô mai que là đã nạp đủ năng lượng cho vài tiếng học tập hoặc làm việc sắp tới.
2. Nước sốt salad
Hãy dự trữ cho mình một lọ trong tủ lạnh để thưởng thức với ớt chuông đỏ cắt lát, cà rốt, rau hoặc các loại rau củ sống khác. Bạn cũng có thể phết lên bánh mì cùng cà chua, dưa leo để cho ra một bữa trưa đầy dinh dưỡng.
3. Trái cây khô
Bạn nên trữ các loại trái cây đông lạnh, sấy khô, hay đóng hộp. Nhưng nên cẩn thận với những loại có thêm đường hoăc siro. Hãy cho thêm một muỗng canh nho khô, mơ khô vào ngũ cốc hoặc sữa chua vào bữa sáng cũng có thể tiếp thêm năng lượng tự nhiên.
4. Trứng
Người ta luôn dành hẳn một cái hộc riêng trong tủ lạnh để chứa trứng, vậy thì sao lại không dùng nó nhỉ. Bạn có thể làm món trứng tráng, trứng cuộn hay ốp la cho bất kì bữa ăn nào trong ngày. Bên cạnh đó, dùng chung trứng luộc với salad phô mai cũng là món ngon ăn chinh phục được cả những người ghét rau nhất.
5. Sữa và sữa chua
Hãy thêm sữa không béo (sữa đã tách bơ) hoặc ít béo vào cháo yến mạch hoặc ngũ cốc nguyên hạt cho bữa sáng thêm bổ dưỡng. Hãy để sữa chua vào những hộp nhỏ riêng biệt để dễ dàng mang đi bất cứ đâu. Trộn sữa chua với trái cây hoặc đậu cho một bữa sáng đầy năng lượng, bạn cũng có thể phủ thêm quế hoặc một vài viên sô cô la nhỏ để làm món tráng miệng tốt cho sức khoẻ.
6. Chanh
Không chỉ là một gia vị quan trọng trong các bữa ăn Việt, bạn luôn có thể dùng chanh để làm thức uống detox (thanh lọc cơ thể), giúp một ngày mới tràn đầy sinh lực. 7. Cá ngừ đóng hộp
Cá ngừ là món ăn tuyệt vời cho bữa trưa và bữa tối do giàu a xít béo omega 3 và protein nạc. Thêm chút cá ngừ đóng hộp vào món salad cũng khiến món ăn được “nâng tầm” nhà hàng. Tuy nhiên, phải theo dõi lượng cá tiêu thụ hằng tuần để tránh nguy cơ nhiễm thủy ngân.
8. Bơ đậu phộng
Bơ đậu phộng tốt hơn so với bơ thường. Nó không chỉ chứa ít chất béo như bơ thường, mà còn có protein và chất xơ. Bạn có thể dùng bơ này để ăn cùng bánh mì hoặc cho một bữa ăn nhẹ giữa giờ.
9. Các loại hạt
Lưu trữ các loại hạt trong tủ lạnh là một ý tưởng rất hay. Các loại hạt giúp giữ lạnh có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa của dầu của hạt. Quả hạch rất giàu axit béo omega-3 và omega-6, và do đó đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim khác nhau.
10. Sốt Mayonnaise: Dùng loại ít chất béo. Cho vào bánh sandwich, trộn vào món salad cá ngừ hoặc trứng và dùng làm nước chấm rau và là nước sốt của một vài loại salad. Dùng một hoặc hai muỗng canh sốt Mayonnaise để biến món mì sợi còn thừa thành món salad mì sợi… BỎ NGAY NHỮNG THỰC PHẨM NÀY RA NGOÀI TỦ LẠNH! 1.    Trái bơ
Khi mua bơ, bạn nên chọn những quả quả cứng và chắc, và cần một thời gian để bơ chín và đạt được hương vị thơm ngon. Sau đó nếu bạn trữ bơ trong tủ lạnh, nó sẽ lâu chín và giảm hương vị nguyên bản. Thực tế bơ sẽ rắn lại và không có hương vị ngon, bùi như những quả để bên ngoài. 
2.    Bánh mì
Bánh mì sẽ nhanh bị khô và cứng, và nếu môi trường tủ lạnh không sạch sẽ, thì trên bánh dễ xuất hiện nấm mốc… Bánh mì cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng và ăn trong khoảng bốn ngày. Duy nhất có một dạng bánh mì bạn nên lưu trữ trong tủ lạnh là bánh sandwich nhưng nhớ phải bọc cho kĩ kẻo nó hấp thụ tất cả các mùi trong tủ lạnh làm giảm đi độ thơm ngon.
3.    Cà chua
Rất dễ có lầm tưởng cất giữ cà chua trong tủ lạnh sẽ bảo quản chúng lâu hơn và giữ được độ tươi. Tuy nhiên có 3 lý do phản đối điều này: nhiệt độ thấp ngăn cản cà chua chín tự nhiên, điều thứ hai là độ lạnh làm phát triển các tinh thể băng phá hủy kết cấu cà chua làm nó bị bở, và điều thứ ba là việc giữ cà chua trong tủ lạnh cũng làm hương vị thay đổi theo chiều hướng xấu và mất đi độ thơm ngon của nó. Loại trái cây này thích ấm, vì vậy nên giữ chúng ở điều kiện nhiệt độ phòng, nhưng không để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp.
4.    Cà phê
Cà phê là một trong những thực phẩm không nên để trong tủ lạnh vì sự thay đổi nhiệt độ tức thời làm độ ẩm trong cà phê bị mất đi do đó làm mất hương vị, khi uống sẽ không còn thơm ngon. Ngoài ra, cà phê có một tính chất đặc biệt là hấp thụ tất cả các mùi xung quanh nó, điều đó sẽ làm mất đi mùi hương cà phê độc đáo và thay vào đó là tất cả mùi hương của các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh. 
5.    Chuối
Cũng giống như với bơ và cà chua, độ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối. Hơn nữa nếu bạn để chuối trong tủ lạnh, vỏ chuối sẽ chuyển sang màu đen hoặc nâu, không còn đẹp mắt nữa. Nếu nhiệt độ quá lạnh, có thể khiến chuối bị mềm nhũn và ăn có vị hơi cay.
6.    Dầu oliu, dầu dừa và tủ lạnh
Việc cất trữ dầu oliu và dầu dừa trong tủ lạnh sẽ làm chúng ngưng tụ và chuyển sang thể rắn như sáp khiến bạn khó khăn hơn trong việc bạn sử dụng hàng ngày vì phải chờ chúng rã đông mất thời gian. Hãy cất chúng ở nơi thoáng mát và cố gắng đừng để lâu hơn 6 tháng. 
7.    Hành tây
Hành tây có một mùi hăng rất mạnh, lây lan nhiều hơn trong một môi trường kín như tủ lạnh, làm cho toàn bộ tủ lạnh của bạn và tất cả các thực phẩm khác có mùi hăng như hành. Bản thân hành tây cũng bị mất đi mùi hương riêng của nó.
8.    Khoai tây
Đây cũng là thực phẩm không nên trữ trong tủ lạnh. Nhiệt độ từ 7 độ C trở xuống sẽ nhanh chóng phá vỡ các kết cấu tinh bột trong khoai tây làm cho tinh bột khoai tây được chuyển thành đường khiến nó cứng và không mềm ngon dù bạn có chế biến và nấu nướng thế nào đi nữa. Kết quả là trạng thái và hương vị của khoai tây sẽ thay đổi theo chiều hướng không tốt. Để bảo quản khoai tây, bạn có thể để chúng ở những nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh sáng mặt trời, tốt hơn nữa là bọc trong giấy để khoai tây không bị thối nhanh. 
9.    Mật ong
Bản thân mật ong chính là một chất bảo quản tự nhiên cực kỳ tốt. Vì vậy ngay cả khi bạn đặt nó trong một cái bình nhiều năm trong điều kiện môi trường bình thường thì nó vẫn giữ được phẩm chất và hương vị. Cất mật ong trong tủ lạnh làm tăng tốc độ kết tinh của đường trong mật ong, biến nó thành một thứ gần giống như bột chẳng ngon lành gì và khó để múc ra sử dụng.
10.    Tỏi
Khi để trong tủ lạnh, do ẩm ướt, nhánh và đầu tỏi sẽ dễ mọc mầm non, thậm chí phát triển nấm mốc gây hại cho sức khỏe khi ăn. Thêm nữa là tỏi không chịu được lạnh, nó sẽ bị mềm khá nhanh và biến dạng. Vì thế bạn hãy để tỏi ở nơi khô ráo, thoáng mát để có thể giữ tỏi trong hai hoặc ba tháng. 
Tủ lạnh & thực phẩm: những công dụng bất ngờ
1.    Giúp đậu mau nhừ
Với các loại đậu như đậu đen hay đậu đỏ, để ninh nhừ thật không dễ. Để đậu mau nhừ, bạn hãy đun đậu một lát rồi sau đó để nguội và cho vào ngăn đá tủ lạnh vài tiếng đồng hồ. Sau đó đem ra nấu, đậu sẽ mau nhừ hơn rất nhiều lần.
2.    Bảo quản ớt tươi hơn 3 tuần
Ớt tươi cho vào một túi giấy dày, trên túi chừa một lỗ nhỏ, đem để vào tủ lạnh. Cách làm này giúp ớt tươi lâu đến hơn 3 tuần.
3.    Tươi màu thịt gia cầm
Thịt gà, vịt nếu tẩm qua rượu đem cất giữ trong tủ lạnh, miếng thịt sẽ tươi màu, khi nấu lại có mùi rất thơm ngon.
4.    Giữ cá sống vài ngày
Trường hợp có nhiều cá sống, muốn giữ lại để chế biến dần dần, bạn hãy cho chúng vào khay đựng rau, đổ ít nước, đem đặt trong tủ lạnh. Làm theo cách này không cần phải thay nước nhưng cá vẫn sống được vài ngày.
5.    Giữ nước có ga
Những loại nước uống có ga khi dùng dang dở, muốn để dành mà không bị bay ga bạn hãy đóng nút chai thật chặt và dựng ngược lên, cho vào tủ lạnh bảo quản. Làm như vậy bạn có thể giữ được chai nước uống cả tuần mà vẫn còn ga.
6.    Bóc vỏ hạt dẻ
Hạt dẻ khi luộc chín rất khó bóc vỏ, bạn hãy cho hạt dẻ vào ngăn đá tủ lạnh trong vài tiếng, vỏ hạt dẻ sẽ bong ra khỏi thịt, giúp bạn bóc vỏ dễ dàng.
 

Nguyễn Linh